Phân biệt một số đặc điểm nhận biết các bộ thuộc lớp thú
Cần gấp
Đặc điểm cơ bản để nhận biết động vật không xương sống và một số đại diện của các lớp thuộc ngành động vật không xương sống.
Động vật không xương sống: (thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, thân mềm, giun đốt, chân khớp, da gai)
- Không có bộ xương trong
- Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin
- Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí
- Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở mặt bụng
Chúc học tốt!
Phân biệt được các loài động vật thuộc các lớp, ngành khác nhau dựa vào đặc điểm bên ngoài
Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống, ta dựa vào đặc điểm hình dạng cơ thể của chúng.
Ví dụ:
- Nhóm ruột khoang: cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn, sống ở môi trường nước.
- Nhóm giun: hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể có đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi - lưng bụng, thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc trong cơ thể sinh vật.
- Nhóm thân mềm: có cơ thể mềm, không phân đốt thường có vỏ đá vôi bao bọc, xuất hiện điểm mắt. Chúng có số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước và môi trường sống.
- Nhóm chân khớp: câu tạo cơ thể chia làm ba phần (đầu, ngực, bụng); cơ quan di chuyển (chân, cánh); cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân khớp động. Số lượng loài đa dạng và phân bố khắp các dạng môi trường.
phân biệt thực vật thuộc lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm? cho ví dụ. có thể nhận biết 1 số cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào ?
Cây Hai lá mầm: có rễ cọc, gân lá hình mạng, hoa thường 4 hoặc 5 cánh, phôi của hạt có 2 lá mầm, dạng thân gỗ, thân cỏ...
- Cây Một lá mầm: có rễ chùm, gân lá hình cung hoặc song song, hoa thường 3 hoặc 6 cánh, phần lớn là thân cỏ và thân cột.
-Cây hai lá mầm:có rễ cọc,gân lá hình mạng, hoa thường 4 hoặc 5 cánh, phôi của hạt có 2 lá mầm, dạng thân gỗ, thân cỏ
-Cây 1 lá mầm:có rễ chùm , gân lá hình cung hoặc song song, hoa thường 3 hoặc 6 cánh, phần lớn đều có thân cỏ và thân cột
Chúc các bạn học bài tốt
Nêu đặc điểm của các ngành động vật, thực vật, đặc điểm cơ bản của lớp động vật có xương sống. Nhận biết được 1 số thực vật, động vật thuộc ngành nào.
Câu 1. Nêu đặc điểm chính của các ngành thực vật đã học và lấy ví dụ đại diện ngành? Vì sao ngành Hạt kín được coi là ngành thực vật tiến bộ nhất?
Câu 2. Phân biệt lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm (kiểu rễ, kiểu gân lá, dạng thân, số cánh hoa, số lá mầm của phôi), mỗi lớp lấy 3 ví dụ đại diện.
Câu 3. Cây trồng bắt nguồn từ đâu? Nêu các biện pháp cải tạo cây trồng?
Câu 4. a, Nhờ đâu hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định?
b, Vì sao cần phải tích cực trồng cây gây rừng?
c, Tại sao người ta nói “Rừng cây như một lá phổi xanh” của con người?
1.
Ngành tảo: chưa có rễ, thân, lá, sống ở nước là chủ yếu.
Ngành rêu: có thân, lá, rễ giả, có bào tử sống ở nơi ẩm ướt.
Ngành dương xỉ: có rễ, thân, lá, sinh sản bằng bào tử.
Ngành hạt Trần: có rễ, thân, lá, sinh sản bằng hạt nhưng chưa có quả.
Ngành hạt Kín: có rễ, thân, lá, phát triển đa dạng, có hoa, quả, hạt.
- Nói thực vật hạt kín là đại diện tiến hoá nhất trong giới thực vật vì :
+ Về cấu tạo: Hệ mạch phát triển để dẫn truyền các chất .
+ Về phương thức dinh dưỡng: Cấu tạo các cơ quan hoàn thiện cho việc quang hợp .
+ Về phương thức sinh sản:
Thụ phấn bằng gió, côn trùng...
Thụ tinh kép, tạo quả để bảo vệ hạt
+ Hình thành nhiều đặc điểm thích nghi với môi trường sống.
2.Đặc điểm | Cây Hai lá mầm | Cây Một lá mầm |
Kiểu rễ | Rễ cọc | Rễ chùm |
Kiểu gân lá | Hình mạng | Song song |
Số cánh hoa | Lẻ | Chẵn |
3.
Cây trồng bắt nguồn từ cây dại. Tùy theo mục đích sử dụng mà từ một loài cây dại ban đầu con người đã tạo được ra nhiều thứ cây trồng khác xa và tốt hơn nhiều tổ tiên hoang dại của chúng.
- Dùng những biện pháp khác nhau để cải biến đặc tính di truyền của gióng cây.
- Chọn những biến đổi có lợi, phù hợp nhu cầu sử dụng, loại bỏ những cây xấu, chỉ giữ lại các cây tốt làm giống.
- Nhân giống những cây đáp ứng nhu cầu sử dụng.
- Chăm sóc cây, tạo những điều kiện thuận lợi để cây bộc lộ hết mức những đặc tính tốt.
4.
a,
Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy vào khí cacbônic và nhả ra khí ôxi nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược lại. Vì vậy, nhờ quá trình quang hợp và hô hấp của thực vật mà hàm lượng các khí này trong không khí được ổn định.
b,
Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì:
- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn
- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người.
c,
Tại sao nói rừng cây như một lá phổi xanh của con người chính là vì nó giúp giảm nhiệt độ môi trường xuống để con người có thể dễ dàng sinh sống hơn. ... Điều này cho thấy tác dụng của cây xanh, tác dụng của rừng là vô cùng quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái
Câu 1:
- Ngành tảo: cơ thể chưa có thân lá rể, sống chủ yếu ở nước là chính
.- Ngành rêu: đã có rễ giả, lá nhỏ, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử và sống ở những nơi ẩm ướt.
- Ngành quyết: có rễ thật, lá đa dạng, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử, sống ở nhiều môi trường khác nhau.
- Ngành hạt trần: có cơ quan sinh dưỡng đã hoàn chỉnh, tuy nhiên sinh sản bằng nón, đã có hạt nhưng hạt nằm ngoài, giửa trục nón và vẩy noãn.
- Ngành hạt kín: là ngành thực vật tiến hoá nhất, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản đều phát triển đa dạng, sinh sản bằng hoa-quả-hạt .
- Ngành dương xỉ: có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử, sống nhiều nơi.
Câu 2:
Cây 1 lá mầm Cây 2 lá mầm
1.Kiểu rễ | Rễ chùm | Rễ cọc |
2. Kiểu gân lá | Gân song song, gân hình cung | Gân hình mạng |
3.Kiểu thân | Thân cỏ, thân cột, thân bò, thân leo | Thân gỗ, thân bò, thân leo, thân cỏ |
4. Phôi | 1 lá mầm | 2 lá mầm |
5. Số cánh hoa | Chẵn | Lẻ |
6. Ví dụ | Lúa, ngô, tre, dừa, rẻ quạt,... | Dừa cạn, cải, cà, bầu, bí,... |
Trình bày đặc điểm chung của lớp Sâu bọ. Trong số các đặc điểm chung của Sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các Chân khớp khác?
Đáp án
- Đặc điểm chung của lớp Sâu bọ:
+ Cơ thể sâu bọ có 3 phần: đầu, ngực, bụng.
+ Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
+ Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
- Trong các đặc điểm trên, đặc điểm nổi bật giúp phân biệt Sâu bọ với các Chân khớp khác là: phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
Lớp bò sát chia làm mấy bộ, nêu đặc điểm cấu tạo phân biệt bộ đó( nhanh nhanh giúp em nha)🥲
Tham khảo:
Bò sát hiện nay, được chia thành 4 bộ: bộ Đầu mỏ, bộ Có vảy, bộ Cá sấu, bộ Rùa.
Bộ có vảy: không có mai và yếm, hàm ngắn, răng nhỏ ở trên hàm, trứng có màng vỏ dai bao bọc
Bộ cá sấu: có mai và yếm, hàm rất dài, có nhiều răng lớn, sắc nhọn mọc trong lỗ chân răng, trứng có vỏ đá vôi bao bọc
Bộ Rùa: có mai và yếm, có hàm, hàm không có răng, trứng có vỏ đá vôi
Em hãy xếp các đại diện sau : Tôm sông, nhện, châu chấu vào các lớp thuộc nghành Chân khớp. Dựa vào đặc điểm bên ngoài nào để em dễ phân biệt nhất giữa các lớp đó ?
Nêu đặc điểm chung của lớp sâu bọ và cho biết đặc điểm nào đặc trưng nhất để phân biệt sâu bọ với các chân khớp khác
đặc điểm phân biệt :
- Cơ thể chia 3 phần: đầu, ngực, bụng.
- Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
- Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Đặc điểm chung
- Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực và bụng.
- Phần đầu có một đôi râu, phần ngực cò ba đôi chân và hai đôi cánh.
- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí.
- Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển, biến thái khác nhau.