nhận xét về sự ra đời của Sọ Dừa
Sọ Dừa ra đời có gì khác thường? Kể về sự ra đời của của Sọ Dừa, nhân dân ta muốn gửi gắm sự quan tâm đến những số phận như thế nào trong xã hội xưa
Sự ra đời của Sọ Dừa khác thường ở:
- Sự mang thai kì lạ của người mẹ: uống nước trong chiếc sọ dừa và mang thai
- Hình dạng khi ra đời khác thường, dị dạng: không chân, không tay, tròn như quả dừa
- Hoạt động: biết nói, biết cười, suốt ngày chỉ lăn lông lốc, chẳng làm được việc gì
⇒ Kể về sự ra đời Sọ Dừa, dân gian muốn thể hiện sự cảm thông với nhân vật trong xã hội có thân phận thấp kém, mang hình dạng xấu xí
1. sự ra đời của sọ dừa có gì khác thường ? Kể về sự ra đời của sọ dừa vậy , nhân dân muốn thể hiện điều gì và muốn chú ý đến những con người như thế nào ?
Sự tài giỏi của Sọ Dừa được miêu tả qua những chi tiết nào? Nhận xét của em về sự đối lập giữa bề ngoài xấu xí với các phẩm chất cao quý bên trong của Sọ Dừa?
Những chi tiết thể hiện sự tài giỏi của Sọ Dừa:
+ Chăn bò rất giỏi
+ Thổi sáo rất hay
+ Yêu thương chân thành ( giục mẹ hỏi cưới con gái phú ông làm vợ)
+ Có tài dự đoán tương lai chính xác (dặn dò vợ trước khi đi thi)
- Hình dạng bên ngoài của Sọ Dừa xấu xí, dị dạng đối lập với phẩm chất bên trong.
⇒ Sự đối lập này khẳng định giá trị bản chất, chân chính của con người nằm ở nhân cách bên trong. Đó cũng là ước mơ về hạnh phúc, công bằng của người xưa.
các chi tiết về sự ra đời của sọ dừa
Sự ra đời của Sọ Dừa:
- Sự mang thai kì lạ của người mẹ: uống nước trong chiếc sọ dừa và mang thai
- Hình dạng khi ra đời khác thường, dị dạng: không chân, không tay, tròn như quả dừa
- Hoạt động: biết nói, biết cười, suốt ngày chỉ lăn lông lốc, chẳng làm được việc gì
Em tham khảo:
Sự ra đời của Sọ Dừa có những điểm rất khác thường. Khác thường ấy được thể hiện ngay từ lúc bà mẹ mang thai cho đến khi sinh ra chàng.
Bà mẹ uống nước trong cái sọ dừa và mang thai.
Đến lúc sinh ra thì đứa bé không chân, không tay tròn như một cái sọ dừa
( Bài SỌ DỪA )
1 Sự ra đời của Sọ Dừa có j khác thường. Kể về sự ra đời của Sọ Dừa như vậy và nhân dân muốn thể hiện điều gì muốn chú ý đến những con người như thế nào trong xã hội ?
THANK YOU !
Truyện kể về sự ra đời của Sọ Dừa, loại nhân vật ngay từ khi ra đời đã mang lốt xấu xí. Truyện muốn đề cập đến những người đau khổ và thấp hèn trong xã hội xưa, đến vẻ ngoài cũng không phải là người. Nhân dân đã nhận thức sâu sắc số phận và địa vị xã hội của mình trong hình thức của nhân vật Sọ Dừa.
Đúng. Vì tác giả muốn thể hiện rằng nhân vật Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xuất thân trong một gia đình đi ở, dị hình xấu xí... trở thành người đẹp đẽ, có tình thương và thông minh tài giỏi, được hưởng hạnh phúc. Đồng thời, đó cũng là mơ ước về sự công bằng: người thông minh, tài giỏi thì được hưởng hạnh phúc, kẻ tham lam, độc ác thì bị trừng trị đích đáng.
Sự ra đời của Sọ Dừa có những điểm rất khác thường. Khác thường ấy được thể hiện ngay từ lúc bà mẹ mang thai cho đến khi sinh ra chàng.
Bà mẹ uống nước trong cái sọ dừa và mang thai. Đến lúc sinh ra thì đứa bé không chân, không tay tròn như một cái sọ dừaTruyện đã đề cập đến những người đau khổ và thấp hèn nhất trong xã hội xưa, khi phải mang một cơ thể dị dạng, xấu xí và mọi người hắt hủi. Nhân dân đã nhận thức rất sâu sắc số phận và địa vị xã hội của mình trong hình thức của nhân vật Sọ Dừa.
Gợi ý: Sự ra đời của Sọ Dừa có những điểm rất khác thường. Khác thường ấy được thể hiện ngay từ lúc bà mẹ mang thai cho đến khi sinh ra chàng. Do khát nước, thây cái sọ dừa bên gốc cây đựng đầy nước mưa, bưng lên uống mà thụ thai. Đến lúc sinh ra thì đứa bé không chân, không tay tròn như một cái sọ dừa. Kể về sự ra đời của Sọ Dừa như vậy, nhân dân muốn thể hiện và muốn chú ý đến những con người đau khổ nhất, thấp hèn nhất; thể hiện sự nhận thức muốn bù đắp cho những thiệt thòi đó.
Trong văn bản “Sọ Dừa”, sự ra đời của Sọ Dừa có gì khác thường?
Sự ra đời của Sọ Dừa có những điểm rất khác thường. Khác thường ấy được thể hiện ngay từ lúc bà mẹ mang thai cho đến khi sinh ra chàng.
- Bà mẹ uống nước trong cái sọ dừa và mang thai.
- Đến lúc sinh ra thì đứa bé không chân, không tay tròn như một cái sọ dừa
kể về sự ra đời của Sọ Dừa như vậy,nhân dân muốn thể hiện điều gì và muốn chú ý đến những con người như thế nào trong xã hội xưa
Sự ra đời của Sọ Dừa có những điểm rất khác thường. Khác thường ấy được thể hiện ngay từ lúc bà mẹ mang thai cho đến khi sinh ra chàng. Do khát nước, thây cái sọ dừa bên gốc cây đựng đầy nước mưa, bưng lên uống mà thụ thai. Đến lúc sinh ra thì đứa bé không chân, không tay tròn như một cái sọ dừa. Kể về sự ra đời của Sọ Dừa như vậy, nhân dân muốn thể hiện và muốn chú ý đến những con người đau khổ nhất, thấp hèn nhất; thể hiện sự nhận thức muốn bù đắp cho những thiệt thòi đó.
- Sọ Dừa được thụ thai và ra đời sau khi người mẹ uống cạn nước mưa trong một chiếc sọ dừa. Hình dạng khác thường, dị dạng gắn liền với tên nhân vật, hàng ngày chỉ "lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì”.
- Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật mang lốt xấu xí giống một số nhân vật cũng có hình dáng xấu như vậy như: Lấy vợ cóc, chàng Bầu, nàng út ông Tre... Qua đó nhân dân ta muốn thể hiện sự quan tâm, thương cảm đến những số phận thấp hèn, đau khổ, chịu nhiều thua thiệt
1000000% đúng
Viết vài câu văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Sọ Dừa, bản thân em rút ra bài học gì về cách nhìn nhận đánh giá con ( Viết khoảng 3 câu văn: Trong đó 2 câu cảm nhận về nhân vật Sọ Dừa, 1câu nói về bài học của mình về cách nhìn nhận và đánh giá con người)
Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Tuy các nhân vật trong chuyện cổ tích có sự đa dạng về hình hài, số phận nhưng đều có đặc điểm chung là chúng được xây dựng nhằm thể hiện những ước mơ niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Truyện cổ tích “Sọ Dừa” là một câu chuyện về đề tài “người đội lốt vật”, qua đó các tác giả dân gian đã khẳng định vẻ đẹp chân chính của con người, cũng như sự đồng cảm đối với những con người có số phận bất hạnh trong xã hội.
Trước hết, Sọ Dừa có một sự ra đời vô cùng kì lạ, một lần vào rừng hái củi, mẹ của Sọ Dừa đã uống nước ở trong một cái sọ dừa bên gốc cây, từ hôm đó về nhà bà hoài thai và sinh ra Sọ Dừa. Và khi sinh ra Sọ Dừa cũng có một hình dáng vô cùng kì lạ “…một đứa bé không chân, không tay, tròn như một quả dừa”, và khi người mẹ có ý định vứt bỏ thì đứa bé kì lạ này còn biết cất tiếng gọi đầy tha thiết, tội nghiệp “Mẹ ơi, con là người đây. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp”. Đây là một tình tiết đầy kì lạ, bởi Sọ Dừa không chỉ có hình dáng khác người mà dường như cũng trưởng thành hơn, không giống như những đứa trẻ mới sinh. Có lẽ đây cũng chính là đặc điểm của những câu chuyện cổ tích, các tác giả dân gian xây dựng những yếu tố kì lạ để thể hiện những quan niệm thực, cách nhìn nhận, đánh giá rất thực về con người, về nhân sinh.
Sọ Dừa dù lớn cũng không khác gì lúc nhỏ, lúc nào cũng lăn lông lốc trong nhà, không làm được việc gì, khiến cho bà mẹ phải lên tiếng than phiền “Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày chẳng được tích sự gì”. Tuy nhiên, Sọ Dừa không phải là người “không được tích sự” gì như bà mẹ cũng như mọi người suy nghĩ. Ở Sọ Dừa luôn có sự trưởng thành hơn những đứa trẻ cùng trang lứa, thể hiện ngay trong lời nói và hành động của chàng “Gì chứ chăn bò thì con cũng chăn được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con đến ở chăn bò”. Ý kiến này của chàng không chỉ khiến cho người mẹ bất ngờ mà còn khiến cho phú ông hoài nghi, thậm chí coi thường “..cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?”.
Nhưng trái lại với sự coi thường, dè bỉu của phú ông, Sọ Dừa chăn bò rất giỏi, hàng ngày Sọ Dừa thả bò ra đồng, tối lại dắt về, không thiếu một con “…bò con nào con nấy bụng no căng”. Theo thời gian, Sọ Dừa cũng trưởng thành, chàng cũng có những mong muốn như bao chàng trai bình thường nào khác, đó chính là khát khao về tình yêu, về hạnh phúc. Cô con gái út của phú ông là người hiền lành, tốt bụng nhất trong ba chị em con phú ông, cô không dè bỉu, coi thường, cũng là người duy nhất tình nguyện mang cơm cho Sọ Dừa, trong một lần mang cơm, cô đã nghe thấy tiếng sáo véo von, khi đến gần thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.
Đây cũng là lần đầu tiên, con người thật của Sọ Dừa được khám phá, không phải với lốt vật như mọi người vẫn thấy. Từ đó mà cô út đem lòng yêu mến Sọ Dừa. Biết được tấm chân tình của cô gái mà Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Ý muốn này thật khó thực hiện, làm cho bà mẹ không khỏi sửng sốt. Vì nếu Sọ Dừa có hình hài như một người bình thường, nhưng với một gia cảnh nghèo khó đã không thể lấy vợ, bởi quan niệm “môn đăng hậu đối” trong xã hội xưa rất khắt khe, hơn nữa đây còn là con gái của phú ông, mà Sọ Dừa cũng đâu phải người bình thường, hình hài của chàng luôn nhận sự coi thường, dè bỉu, đặc biệt là từ phú ông.
Sọ Dừa vốn không phải người bình thường, vốn ẩn giấu những điều kỳ lạ, sức mạnh kì lạ, vì vậy mà những sính lễ mà phú ông đưa ra, gồm “ …một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm” thì cũng không làm khó được Sọ Dừa. Khi chàng mang sính lễ sang bên nhà phú ông, lão đã rất bất ngờ, bị cho những sính lễ ấy làm cho hoa mắt. Lão hỏi con gái xem ai chịu lấy Sọ Dừa, như tính cách kiêu kì vốn có, ác nghiệt vốn có thì cô cả và cô hai không ai chịu lấy Sọ Dừa, chỉ có cô út đồng ý. Đám cưới của Sọ Dừa và cô út cũng vô cùng linh đình, gia nhân chạy ra vào tấp nập, vì vậy mà những người chị độc ác vô cùng ghen tức, có phần tiếc nuối vì khi ấy không chịu lấy Sọ Dừa.
Cuộc sống của vợ chồng Sọ Dừa vô cùng hạnh phúc, hơn nữa chàng còn ngày đêm đèn sách, chờ khoa thi. Và đúng như dự đoán, Sọ Dừa đã đỗ trạng nguyên, vua sai chàng đi sứ. Vốn là người thông minh, lại có cảm giác bất an nên Sọ Dừa đã đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải luôn mang trong người, phòng khi phải dùng đến. Quả nhiên như vậy, khi Sọ Dừa đi thì hai bà chị đã nhẫn tâm hại cô em gái, ý định muốn thay em làm bà trạng. Nhưng vì đã có những vật dụng mà Sọ Dừa đã đưa mà cô vợ có thể thoát khỏi kiếp nạn này. Không những thế, đó còn là những vật dụng giúp Sọ Dừa tìm được vợ.
Như vậy, nhân vật Sọ Dừa là kiểu nhân vật người mang lốt vật trong truyện cổ tích, đây là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích của Việt Nam. Thông qua nhân vật này, các tác giả dân gian muốn đề cao giá trị của con người, đồng thời thể hiện sự đồng cảm với những con người bất hạnh trong cuộc sống. Các tác giả cũng thể hiện niềm tin cũng như khát vọng về lẽ công bằng ở đời, theo đó những con người thiện lương, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc, người có dã tâm độc ác sẽ phải nhận lấy những quả báo.
Tham khảo
2. Sắp xếp lại các sự việc theo đúng trình từ xảy ra trong truyện:
a. Bà mẹ đi hái cửi, uống nước trong sọ dừa rồi có mang, sinh ra Sọ Dừa dị hình dị dạng.
b. Sọ Dừa chăm lo học hành, đỗ trạng và đi sứ.
c. Sọ Dừa đi sứ về, hết sức vui mừng khi gặp lại vợ trên đảo.
d. Ở nhà phú ông, Sọ Dừa gặp được cô út và kết hôn với cô, trút bỏ lốt xấu xí.
đ. Hai người chị hại em, đẩy vợ Sọ Dừa xuống biển.
e. Nhờ làm theo lời dặn của chồng, người vợ thoát nạn và sống trên đảo hoang.
g. Hai người chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ.
h. Sọ Dừa xin đi chăn bò ở nhà phú ông để phụ giúp mẹ già.
Em có nhận xét gì về cách sắp xếp thứ tự các sự việc trong truyện cổ tích
Trình tự sắp xếp đúng là: a – h – d – b – đ – e – c – g
Sắp xếp lại các sự việc theo đúng trình từ xảy ra trong truyện:
a. Bà mẹ đi hái củi, uống nước trong sọ dừa rồi có mang, sinh ra Sọ Dừa dị hình dị dạng.
b. Sọ Dừa chăm lo học hành, đỗ trạng và đi sứ.
c. Sọ Dừa đi sứ về, hết sức vui mừng khi gặp lại vợ trên đảo.
d. Ở nhà phú ông, Sọ Dừa gặp được cô út và kết hôn với cô, trút bỏ lốt xấu xí.
đ. Hai người chị hại em, đẩy vợ Sọ Dừa xuống biển.
e. Nhờ làm theo lời dặn của chồng, người vợ thoát nạn và sống trên đảo hoang.
g. Hai người chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ.
h. Sọ Dừa xin đi chăn bò ở nhà phú ông để phụ giúp mẹ già.
Em có nhận xét gì về cách sắp xếp thứ tự các sự việc trong truyện cổ tích?
Sắp xếp các sự việc theo trình tự đúng: a - h - d - b - đ - e - c – g :