Trình bày thí nghiệm chứng minh axit nucleic quy định mọi tính trạng của virut.
Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtein của hai chủng virut A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nucleic của chủng A trộn với vỏ prôtein của chủng B.
(1) Chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai.
(2) Cho virus lai nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây bị bệnh.
(3) Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virut thuộc chủng B.
(4) Kết quả của thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là axit nuclêic.
Có mấy nhận định đúng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Đáp án: B
Các nhận định đúng là (1) (2) (4)
3 sai vì:
Trong quá trình nhân lên của virut thì chỉ có ADN trong gen được đưa vào trong tế bào và được nhân lên còn protein thì bên ngoài tế bào.
Trong tế bào của sinh vật ADN của virut được nhân lên và sau đó ADN được sử dụng làm khuôn để tổng hợp nên protein vỏ bên ngoài tế bào
=> Chủng virut thu được là chủng A
=> Vật chất di truyền là axit nuclêic
=> 3 sai và 4 đúng .
Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtein của hai chủng virut A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nucleic của chủng A trộn với vỏ prôtein của chủng B.
I. Chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai.
II. Cho virus lai nhiễm vào cây thuốc lá lành thì thấy cây bị bệnh.
III. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virut thuộc chủng B.
IV. Kết quả của thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là axit nuclêic.
Có mấy nhận định không đúng?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Đáp án A
Thí nghiệm của Franken và Conrat
Phát biểu sai là III, chủng virus thu được là chủng A do vật chất di truyền của virus lai là của chủng A.
Trình bày thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng và 2 cặp tính trạng của Menđen
Tham khảo
Menđen lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản : hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh, vỏ nhăn được F1 đều có hạt màu vàng, và trơn.
Từ tỉ lệ của từng cặp tính trạng nêu trên và theo quy luật phân li của Menđen thì hạt vàng, trơn là các tính trạng trội và đều chiếm ti lệ 3/4 của từng loại tính trạng, còn hạt xanh, nhăn là các tính trạng lặn và đều chiếm ti lệ 1/4.
Ti lệ của các tinh trạng nói trên có mối tương quan với tỉ lệ các kiểu hình ờ F2, điều đó được thê hiện ở chỗ tỉ lệ của mỗi loại kiểu hình ở F2 chính bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó, cụ thể là:
- Hạt vàng, trơn = 3/4 vàng X 3/4 trơn = 9/16
- Hạt vàng, nhăn = 3/4 vàng X 1/4 nhăn = 3/16
- Hạt xanh, trơn = 1/4 xanh X 3/4 trơn =3/16
- Hạt xanh, nhăn = 1/4 xanh X 1/4 nhăn = 1/16
Từ mối tương quan trên, Menđen thấy rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau (không phụ thuộc vào nhau). Điều này cũng được hiểu nghĩa là nếu khi F2 có tỉ lên phân li kiểu hình bằng tích tỉ lệ phân li của các cặp tính trạng thì các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.
* Thí nghiệm lai 1 cặp tt:
P: hoa đỏ x hoa trắng
F1: hoa đỏ
F1 x F1: hoa đỏ x hoa đỏ
F2: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
- Thí nghiệm lai 2 cặp tt:
P: hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn
F1: 100% vàng, trơn
15 cây F1 tự thụ
F2: 315 vàng trơn : 108 xanh, trơn : 101 vàng, nhăn : 32 xanh, trơn
tk
lai một cặp tính trạng bước 1 ở cây chọn là mẹ (cây hoa đỏ) cách bỏ nhị từ khi chưa chín bước 2 ở cây chọn làm bố (cây hoa trắng) khi nhịn chín lấy hạt phấn rắc lên đầu miệng của cây làm mẹ (cây hoa đỏ) thu được f1 bước 3 cho f1 tự thụ phấn thu được f2 cây Lai hai cặp tính trạng menđen Lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản: hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh, vỏ nhăn được f1 đều có hạt màu vàng và trơn từ tỉ lệ của từng cặp tính trạng nêu trên và theo quy luật phân li của menđen thì hạt vàng, trơn là tính trạng trội và đều chiếm tỉ lệ 3/4 của từng loại tình trạng, còn hạt xanh,nhăn là tình trạng lặn và đều chiếm tỉ lệ 1/4 tỷ lệ của tính trạng nói trên có mối tương quan với tỉ lệ các kiểu hình ở f2 điều đó thể hiện ở chỗ tỉ lệ của mỗi loại kiểu hình ở f2 tính bằng tích của tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó cụ thể là: hạt vàng, trơn = 3/4 vàng × 1/4 trơn = 9/16 hạt vàng,nhăn = 3/4 vàng × 1/4 nhăn = 3/16 hạt xanh,trơn = 1/4 xanh × 3/4 trơn = 3/16 Hạt xanh,nhăn = 1/4 xanh × 1/4 nhăn = 1/16 từ mối tương quan trên menđen thấy rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau điều này cũng được hiểu nghĩa là nếu khi f2 có có tỉ lệ phân li kiểu hình hình bằng tích tỉ lệ phân li của các cặp tính trạng thì các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau
Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein của hai chủng virut A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với vỏ protein của chủng B.
I. Chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai.
II. Cho nhiễm virus lai nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây không bị bệnh.
III. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virut thuộc chủng B.
IV. Kết quả của thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là axit nuclêic.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Đáp án A
I đúng
II sai, cây vẫn bị bênh
III sai, sẽ phân lập được chủng A
IV đúng
Cho các chất:Cu,KOH ,Fe,quỳ tím,phenolpthalein,Na2CO3,đường ăn (C12H22O11),dd axit sunfuric đặc,CuO,dụng cụ thí nghiệm đầy đủ.Hãy trình bày thì nghiệm để chứng minh:
a)axit sunfuric loãng có tính chất hóa học của axit
b)axit sufuric đặc có tính chất hóa học riêng
Trình bày và giải thích các bước của hai thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng và tính hướng nước.
- Trình bày và giải thích các bước của thí ngiệm chứng minh tính hướng sáng:
Bước tiến hành | Giải thích |
Bước 1: Chuẩn bị hai hộp A, B bằng bìa các tông đủ lớn để có thể đặt vào đó cốc trồng cây đậu. Ở hộp A, một bên thành hộp có một cửa sổ ngang tầm với ngọn cây đậu; ở hộp B, có một cửa sổ ở thành hộp phía trên. | Ở bước này tạo ra điều kiện chiếu sáng khác nhau ở 2 hộp: - Hộp A, ánh sáng chỉ được chiếu từ một bên. - Hộp B, ánh sáng được chiếu đều từ trên xuống dưới. |
Bước 2: Dùng hai cốc đựng đất, trồng một hạt đậu nảy mầm vào mỗi cốc và tưới đủ ẩm hằng ngày. | Bước này giúp trồng cây để tạo ra đối tượng thí nghiệm. |
Bước 3: Sau một tuần, khi các cây đậu đã đủ lớn, đặt một cốc vào hộp A và một cốc vào hộp B. Sau đó, đóng nắp hộp và đặt cả hai hộp ngoài sánh sáng. | Bước này là đưa đối tượng thí nghiệm – cây đậu vào các điều kiện chiếu sáng khác nhau ở hộp A và hộp B. |
Bước 4: Sau hai ngày, quan sát hướng vươn lên của cây đậu ở hộp A và hộp B. | Bước này nhằm thử xem phản ứng hướng sáng của cây đậu trong điều kiện chiếu sáng khác nhau. |
- Trình bày và giải thích các bước của thí ngiệm chứng minh tính hướng nước:
Bước tiến hành | Giải thích |
Bước 1: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B). | Ở bước này nhằm tạo ra đối tượng thí nghiệm – cây con và điều kiện độ ẩm ban đầu như nau ở cả 2 hộp A và B. |
Bước 2: Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày bổ sung nước vào cốc để nước từ từ thấm dần ra mùn cưa. | Ở bước này nhằm tạo ra sự khác nhau về điều kiện nước ở hai hộp: - Hộp A, nước được tưới đều khắp từ mọi phía. - Hộp B, nước chỉ được tưới từ một phía (phía có cốc giấy). |
Bước 3: Sau 3 – 5 ngày, gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp. | Ở bước này nhằm thử xem phản ứng hướng nước của rễ. |
Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng
Thí nghiệm
\(P:\) Hoa đỏ \(\times\) Hoa trắng
\(F_1:\) Hoa đỏ
\(F_1\) \(\times\) \(F_1:\) Hoa đỏ \(\times\) Hoa đỏ
\(F_2:\) 3 Hoa đỏ; 1 hoa trắng.
Di truyền là gì? Trình bày thí nghiệm về lai 1 cặp tính trạng và 2 cặp tính trạng của Menđen? Mục đích của phép lai phân tích là gì?
ở một loài thực vật tính trạng chiều cao thân do một gen có 2alen quy định, tính trạng màu sắc do 1 gen khác nhau có 2alen quy định.l biết rằng tính trạng trội là trội hoàn toàn các cặp gen phân li độc lập, trong quá trình thí nghiệm không phải ra hiện tượng đột biến.
a, trong một thí nghiệm khi cho hai cây thân cao quả đỏ (P) giao phấn thu được F1 có tổng số 4000 cây với 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó kiểu hình thân thấp quả trắng có 250 cây. hãy biện luận tìm kiểu gen của P và viết sơ đồ lai minh họa.
b, trong một thí nghiệm khác người ta đem lai hai cây ở F1 nói trên có kiểu gen khác nhau tự thụ phấn thu được F2 gồm 27 Thân cao, quả đỏ; 9 Thân cao, quả trắng; 9 thân thấp, quả đỏ ;435 thân thấp, quả trắng. em hãy biện luận để xác định kiểu gen kiểu hình của hai cây F1 đem lại và tỉ lệ mỗi loại kiểu gen là bao nhiêu