nêu tính tan của muối, bazo, oxit
kẻ bảng tính tan của muối, bazo, oxit
( cách dễ hiểu nhất, đừng giống sách)
TÍNH TAN CỦA MỘT SỐ OXIT ,AXIT , BAZO ,MUỐ
IA/ Oxit :
1) Oxit axit - Tan : CO2 ,SO2,SO3, N2O5 ,P2O5 , Mn2O7
- Không tan : SiO2
2) Oxit bazo
- Tan : Na2O ,K2O,CaO, BaO ,Li2O
- Không tan : Fe2O3 , CuO , MgO,...
B/ Axit:-Tan : HCl, H2SO4, HNO3,…
-Không tan : H2SiO3(axit silixic)
C/ Bazo :- Tan : KOH,NaOH, Ba(OH)2,,Ca(OH)2, LiOH,…
- Không tan : Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3,….
D/ Muối :Muối
Tính tanMuối clorua ( –Cl) Hầu hết tan(Trừ PbCl2(i), AgCl(k)
Muối nitrat (–NO3) Tất cả đều tan
Muối sunfat ( =SO4) Hầu hết tan(Trừ CaSO4(i),Ag2SO4(i)BaSO4(k), PbSO4(k)
Muối sunfua ( =S) Hầu hết không tan (Trừ Na2S, CaS, BaS,K2S)
Muối axetat (-CH3COO) Hầu hết tan (Trừ (CH3COO)3Al(i) )
Muối sunfit ( =SO3) Hầu hết không tan ( Trừ muối có chứa Na, K)
Muối cacbonat ( =CO3)Muối silicat (=SiO3)Muối photphat (≡PO4
Câu6:Tính chất hóa học chung của các kim loại là tác dụng là tác dụng với :
A.Phi kim ,dd axit ,dd muối B. dd Bazo, dd axit, oxit axit
C.Oxit bazo, dd axit D.dd axit ,dd muối ,kim loại
Câu7:Dãy oxit nào tan đc trong nước để tạo thành dd bazo:
A.K2O, BaO, CaO, Na2O B. K2O, BaO, CO, NO
C.K2O, BaO, CuO, Na2O D.K2O, PbO, CaO, Na2O
Câu8: Để phân biệt 3 kim loại Fe, Cu, Al người ta dùng :
A.H2O và dd HCl B.Quỳ tím và dd NaOH
C. dd H2SO4 và NaOH
Câu9: Có các kim loại sau :Fe, Zn, Ag, Al, Mg,Hg . Dãy kim loại tác dụng với dd Cu(NO3)2 là:
A.Fe, Zn, Ag, Al B. Zn, Al, Mg, Hg
C.Fe, Zn, Mg, Hg D.Tất cả đều sai
giải chi tiết giúp mk vớiiiiiii ạ
6: A
7: A
K2O + H2O --> 2KOH
BaO + H2O --> Ba(OH)2
CaO + H2O --> Ca(OH)2
Na2O + H2O --> 2NaOH
8: C
- Cho 3 chất rắn tác dụng với dd NaOH
+ Chất rắn tan, sủi bọt khí: Al
2Al + 2H2O + 2NaOH --> NaAlO2 + 3H2
+ Chất rắn không tan: Fe, Cu
- Cho 2 chất rắn còn lại tác dụng với dd H2SO4
+ Chất rắn tan, sủi bọt khí: Fe
Fe + H2SO4 --> FeSO4 + H2
+ Chất rắn không tan: Cu
9: D
Câu 1: Phân loại( oxit axit; oxit bazo; bazo tan,bazo không tan, axit có oxi, axit không có oxi, muối trung hòa, muối a xit) các chất sau đây và đọc tên các chất đó?
CO2;P2O5; SO3; SO2; FeO; Na2O; MgCO3;KHSO4;Na3PO4 ; Cu(OH)2; NaOH; HCl; H2SO3; H2SO4
oxit axit:
CO2: cacbon đi oxit
P2O5: đi photpho penta oxit
SO3: lưu huỳnh tri oxit
SO2: lưu huỳnh đi oxit
oxit bazo:
FeO: sắt(ll) oxit
Na2O: natri oxit
bazo tan:
NaOH: natri hidroxit
bazo không tan:
Cu(OH)2:đồng(ll) hidroxit
axit có oxi:
H2SO3: axit sufurơ
H2SO4: axit sufuric
axit không có oxi:
HCl: axit clohidric
muối trung hòa:
MgCO3:magie cacbonat
Na3PO4:natri photphat
muối a xit:
KHSO4: kali hidro sunfat
dãy chuyển hóa oxitaxit-muối cacbonat tan--muối cacbonat ko tan - oxit bazo
CO2 → Na2CO3 → CaCO3 → CaO
* PTHH:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl
CaCO3 \(\underrightarrow{^{t^o}}\) CaO + CO2
tính chất của mọi oxit axit
a. tác dụng với dd bazo cho ra muối và nước
b. tác dụng với oxit bazo cho ra muối và nước
c. tác dụng với muối cho ra muối mới và oxit mới
d. tác dụng với nước cho ra dd axit
10 ví dụ axit và đọc tên
ví dụ bazo tan và đọc tên
muối trung hòa và muối ãit 7 ví dụ
ví dụ oxit lưỡng tính
* vd 10 axit và đọc tên:
H2SO4 : axit sunfuric
H2SO3: axit sunfurơ
HCl: axit clohidric
H3PO4: axit photphoric
H2CO3: axit cacbonic
CH3COOH: Axit axetic
HCOOH: axit fomic
HNO3: Axit nitric
HBr: Axit bromhidric
C2H5COOH: axit propionic
VD bazo tan, đọc tên
KOH: kali hidroxit
Ba(OH)2: bari hidroxit
NaOH: natri hidroxit
VD muối trung hòa và muối axit 7 vd
KHSO4: kali hidrosunfat
KHCO3: kali bicacbonat
KH2PO4: Kali đihidrophotphat
MgCO3: magie cacbonat
KCl: kali clorua
Fe(NO3)3 : sắt (III) nitrat
CuSO4: Đồng(II) sunfat
* VD oxit lưỡng tính:
Al2O3: nhôm oxit
ZnO: Kẽm oxit
Tất cả các chất thuộc loại nào sau đây KHÔNG thể tác dụng được với dung dịch muối?
A. Muối tan
B. Kim loại không tan trong nước
C. Bazo tan
D. Oxit bazo không tan
nêu định nghĩa công thức hóa học, phân loại, gọi tên axit, bazo, muối, oxit
Axit: Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
CTHH của axit gồm 1 hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.
Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia làm 2 loại:
Axit có oxi: H2CO3, HNO3, H2SO4, H3PO4 …
Axit không có oxi: HCl, H2S, HCN, HBr…
Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic
Tên axit = tên phi kim + hidric
Bazo: Phân tử bazo gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
CTHH của bazo gồm 1 nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
Dựa vào tính tan, bazo được chia làm 2 loại:
Bazo tan trong nước: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2…
Bazo không tan trong nước: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Zn(OH)2, Mg(OH)2…
Tên bazo được gọi như sau:
Tên bazơ = tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + hidroxit
Muối: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
CTHH của muối gồm 2 phần: kim loại và gốc axit
Dựa vào thành phần, muối được chia làm 2 loại:
Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thể bằng một nguyên tử kim loại. Ví dụ: NaNO3, Na2SO4, CaCO3…
Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit = số nguyên tử H đã được thay thế. Ví dụ: NaHCO3, NaHSO4, Na2HPO4…
Tên muối được gọi như sau:
Tên muối =tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + gốc axit
Oxit:
Oxit là tên gọi của hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: CO2, SO2, P2O5, SO3, Fe2O3, CuO, Cao, N2O5,….
Công thức chung của oxit là MxOy.
Công thức tổng quát của oxit là MxOy. Trong đó: gồm có kí hiệu hóa học của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu hóa học của nguyên tố M và M có hoá trị n.
Oxit được chia thành 2 loại chính là oxit axit và oxit bazo.
Chúc em học tốt
I) AXIT:
- Công thức hóa học: gồm 1 hay nhiều nguyên tử H + gốc axit (hoặc có H đứng đầu, trừ \(H_2O\))
- Phân loại và đọc tên:
+ Axit không có oxi: Axit + tên phi kim + hiđric
+ Axit có oxi:
Axit có nhiều oxi | Axit có ít oxi |
Axit + tên của phi kim + ic | Axit + tên phi kim + ơ |
VD: \(H_2SO_4\): Axit sunfuric | VD: \(H_2SO_3\): Axit sunfurơ |
II) BAZO:
- CTHH: Kim loại + nhóm OH
- Phân loại và đọc tên:
+ Gồm hai loại Bazo: Bazo tan (kiềm) và Bazo không tan
+ Tên Bazo: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại đó có nhiều hóa trị) + hiđroxit
II) MUỐI:
- CTHH: gồm 1 hay nhiều nguyên tử kim loại hoặc 1 hay nhiều gốc Axit
- Phân loại và đọc tên:
+ Gồm hai loại muối: muối trung hòa và muối axit (có H trong gốc axit)
+ Tên của muối: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu là Cu, Hg, Cr, Fe, Pb, Mn) + tên gốc axit
Câu 1: Nêu các tính chất hóa học của oxit, axit, bazo, muối. Cho ví dụ.
Câu 2: Trình bày tính chất vật lý, tính chất hóa học chung của kim loại và phi kim. Cho ví dụ.
Câu 3: viết dãy hoạt động hóa học của kim loại và nêu ý nghĩa của dãy hoạt động đó.
Câu 4: Thế nào là hợp kim gang, thép? Cho biết nguyên liệu và nguyên tắc sản xuất gang, thép.
Câu 5: Thế nào là sự ăn mòn kim loại? Nêu những yếu tố ảnh hưởng và các biện pháp chống sự ăn mòn kim loại.
Câu 6: Nêu các tính chất vật lý - tính chất hóa học của Clo, Silic và cách điều chế Clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Viết PTHH.
Câu 7: Công nghiệp Silicat bao gồm những ngành sản xuất nào? Nêu nguyên liệu và các công đoạn chính của các ngành sản xuất đó.
Câu 8: Các dạng thù hình của một nguyên tố là gì? Nêu cái dạng thù hình, tính chất vật lý của các dạng thù hình Cabon và tính chất hóa học của Cabon. Viết PTHH.
Câu 9: Trình bày tính chất hóa học của Axit Cacbonic, các Oxit của Cacbon và muối Cacbonat. Viết phương trình phản ứng minh họa.
Câu 10: Nêu nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo, sự biến đổi tính chất của các nguyên tố và ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.