“NHANH NHƯ ĐIỆN” và “CHẬM NHƯ RÙA”
Chúng ta đã biết dòng điện chạy trong mạch điện là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. Vậy các em có biết các electron này dịch chuyển trong dây dẫn nhanh như thế nào nào không. Vận tốc của nó chỉ đạt xấp xỉ là 0,1 mm/s thôi, bằng tốc độ di chuyển của một chú rùa đấy. Tốc độ chuyển động của các electron này đúng là : “chậm như rùa” phải không nào. Nhưng khi ta nối hai đầu của bóng đèn với hai cực của nguồn điện bằng dây nối dài cỡ nào đi chăng nữa thì chỉ cần đóng công tắc thì bóng đèn ngay lập tức phát sáng. Đúng là : “nhanh như điện”. Em hãy giải thích sự vô lí này nhé.