Mn ơi! từ Inhumainement và ingénument có nghĩa gì thế?
( Gợi ý: đây là từ Pháp ).
Tìm hiểu đoạn 3 (Từ “ta đây” đến“cũng là chưa thấy xưa nay”)
a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tác giả tái hiện như thế nào? (Có những khó khăn gian khổ gì? Người anh hùng Lê Lợi tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa có ý chí, quyết tâm như thế nào? Sức mạnh nào giúp quân ta chiến thắng?)
b) Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Cho biết có những trận đánh nào, mỗi trận có đặc điểm gì nổi bật?
- Phân tích những biện pháp nghệ thuật miêu tả thế chiến thắng của ta và sự thất bại của giặc.
- Phân tích tính chất hùng tráng của đoạn văn được gợi lên từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu câu văn.
a, Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa
- Tác giả tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí
- Một loại những từ ngữ khắc họa phẩm chất, ý chí của lãnh tụ: căm thù giặc, có hoài bão, có ý chí tiêu diệt kẻ thù cứu nước
- Khó khăn buổi đầu:
+ Thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài
+ Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ
- Sử dụng chiến thuật quân sự:
+ Nhân dân bốn cõi một nhà
+ Tướng và quân sĩ đồng lòng
+ Đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn
→ Hình tượng Lê Lợi, tác giả Nguyễn Trãi khắc họa được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc
b, Giai đoạn phản công- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
- Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động
- Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang
* Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao
- Hình ảnh quân thù:
- Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run...
→ Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập
Qua đó nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Mn ơi cho mình hỏi
- Học bộ môn cơ thể người và vệ sinh có ý nghĩ như thế nào ?
- Việt xác định vị trí của con người trong tự nhiên có ý nghĩa gì ?
- Nhiệm vụ của bộ môn cơ thể người và vệ sinh là gì ?
ý nghĩa của cuộc chiến tranh thế giới là gì?
giúp mik vs mn ơi
Tại sao tác giả không dùng từ “Ôi con chim chiền chiện” mà lại dùng từ “Ơi”?
Cách đặt câu “Ơi... Hót chi mà...” có vai trò gì? (Gợi ý: nếu dùng từ “Ôi” thì cảm xúc của
tác giả sẽ là cảm xúc gì? Còn dùng từ “Ơi” thể hiện thái độ gì? Dựa vào vở ghi để trả lời
đầy đủ)
Hãy viết đoạn văn dài khoảng 1 trang vở, suy nghĩ về ý nghĩa của sự cống hiến
thầm lặng.
Em tham khảo:
Trong lời bài hát "Khát vọng tuổi trẻ" của nhạc sĩ Vũ Hoàng có câu: "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy thử hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc". Câu hát đã trở thành kim chỉ nam của nhiều người: Sống cống hiến, đóng góp sức lực, trí tuệ của bản thân vào lợi ích chung của tập thể, cộng đồng, rộng ra là của quê hương, đất nước. Đẹp hơn cả là lẽ sống cống hiến âm thầm, lặng lẽ không ồn ào khoa trương: “Lặng lẽ dâng cho đời” (Thanh Hải) của những chiến sĩ công an ngày đêm truy bắt tội phạm bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, của những bác sĩ tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 hi sinh hạnh phúc cá nhân để đẩy lùi dịch bệnh, cứu sống người dân; những cô giáo vùng cao trèo đèo lội suối mang con chữ đến với bản làng… Chính những sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ ấy đã tạo nên sức mạnh toàn dân, lan tỏa những thông điệp tích cực đến với mọi người; để rồi mỗi người “làm theo sức của mình” góp phần xây dựng một Việt Nam giàu đẹp, vững mạnh, là một trong những đất nước đáng sống trên thế giới. Bên cạnh đó, chính sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ làm cho cuộc đời của mỗi người thêm ý nghĩa nhờ sự gắn kết với cộng đồng, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, sự âm thầm, lặng lẽ mang đến cho con người một cuộc sống bình yên, thanh thản trong tâm hồn; con người tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc trong tâm hồn mình. Đó là bí quyết để mỗi người có một cuộc sống hạnh phúc. Hãy biết cống hiến để mang đến những điều tốt đẹp cho bản thân và những người yêu thương.
Câu 1: Bài thơ "Đi đường" có mấy lớp nghĩa? Đó là những lớp nghĩa nào?
Câu 2: Việc sử dụng biện pháp điệp từ trong bài thơ có tác dụng gì?
Câu 3: Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ gợi em nhớ tới bài thơ nào đã học trong chương trình ngữ văn lớp 8. Chỉ ra đặc điểm giống nhau giữa 2 bài thơ này?
Câu 4: Viết đoạn văn t-p-h khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Đi Đường của Hồ Chí Minh là 1 bài thơ triết lí
có cô giáo kia bị gọi là Tam Giác.Hỏi cô ấy tên gì?
Gợi ý: có sử dụng câu nói lái và từ đồng nghĩa
tam giác là tác giam
tác là đánh , tam là nhốt
đánh nhốt là nhốt đánh
nhánh là cành , đốt là thiêu
thiêu cành là thanh kiều
Tam giác
>Tác giam
>Tác là đánh
>Giam là nhốt
>Đánh nhốt
>Đốt nhánh
>Nhánh là cành
>Đốt là thiêu
>Cành thiêu>Thanh kiều.
Cô giáo ấy tên Thanh Kiều.
TAM GIÁC LÀ TÁC GIAM TÁC LÀ ĐÁNH GIAM LÀ NHỐT ĐÁNH NHỐT LÀ ĐỐT NHÁNH ĐỐT LÀ THIÊU NHÁNH LÀ CÀNH THIÊU CÀNH LÀ THANH KIỀU
VẬY TÊN CÔ LÀ THANH KIỀU
Luyện tập chỉ từ:
a) Viết từ 3 - 4 câu về chủ đề bất kì ( trong mỗi câu có sử dụng một chỉ từ )
b) Những chỉ từ đã sử dung ( Đó là những từ nào ? Những từ đó giữ chức năng ngữ pháp gì trong câu ? Tác dụng của các chỉ từ đó là gì ? Nếu lược bỏ chỉ từ sẽ ảnh hưởng thế nào đến ý nghĩa của câu ? )
Các bạn ơi giúp mình với. Ai trả lời nhanh nhất mình tick cho !
Từ "gọi" trong câu thơ "Ta hát bài ca gọi cá vào" có ý nghĩa như thế nào? "Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao" gợi cho em những cảm giác gì?
Ý nghĩa: Là cách nói ẩn dụ, cho thấy niềm hi vọng vào 1 mẻ lưới nhiều cá của người dân chài hay ý muốn nói đến tiếng hát lạc quan của người lao động
Cảm giác: Ánh trăng rất gần với mặt thuyền, chỉ cần chạm nhẹ cũng có thể với tới
Câu thơ "Lượm ơi còn không?"được tách thành một khổ thơ riêng và có cấu tạo là một câu hỏi tu từ có ý nghĩa gì ?
Câu thơ Lượm ơi, còn không? là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng ở cuối bài bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, tiếc nhớ khôn nguôi của tác giả.
Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với dụng ý khắc sâu hình ảnh hồn nhiên, trong sáng của Lượm trong tâm hồn mọi người. Lượm không những sống mãi trong lòng nhà thơ mà còn sống mãi với quê hương, đất nước.
Câu thơ Lượm ơi, còn không? là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng ở cuối bài bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, tiếc nhớ khôn nguôi của tác giả.
nhớ tick cho tui đó
Câu thơ Lượm ơi, còn không? là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng ở cuối bài bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, tiếc nhớ khôn nguôi của tác giả.
Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với dụng ý khắc sâu hình ảnh hồn nhiên, trong sáng của Lượm trong tâm hồn mọi người. Lượm không những sống mãi trong lòng nhà thơ mà còn sống mãi với quê hương, đất nước.