7. Vị trí các thành của não bộ và chức năng của chúng.
Là bài mấy thế mn giúp mik đi :(((
. Cho biết các thành phần của não bộ? Nêu chức năng của trụ não, tiểu não?
Tham khảo
- Não bộ gồm: trụ não, tiểu não, não trung gian và đại não.
- Chức năng của trụ não.
+ Chất xám điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan (hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa).
+ Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên (cảm giác) và đường dẫn truyền xuống (vận động).
- Chức năng não trung gian
+ Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên.
+ Nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
- Chức năng tiểu não : điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
Não gồm đại não,trụ não và tiểu não
Chức năng:
+Trụ não:
Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa,do các nhân xám đảm nhiệm.Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền
+Tiểu não:
Giúp kiểm soát sự cân bằng và điều khiển các hoạt động
Các thành phần của não bộ. Nêu vị trí, chức năng của các thành phần đó.
Tham khảo:
*Vị trí :
- Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới.
- Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian.
- Trụ não gồm: não giữa, cầu não và hành não.
+ Não giữa gồm cuống não ở mặt trước và củ não sinh tư ở mặt sau.
+ Phía sau trụ não là tiểu não.
*Chức năng :
- Trụ não : Điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa (các cơ quan sinh dưỡng)
-Não trung gian : Điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt
- Tiểu não : Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể.
nêu chức năng của chất xám trong các thành phần của não bộ
Chất xám chính là noron có chức năng truyền các xung thần kinh
Chức năng:
+Phản xạ của tủy sống.
+Vận động.
+Tiếp nhận,xử lý,truyền thông tin.
+.................
Chất xám là trung tâm của các phản xạ có điều kiện
Nêu cấu tạo và chức năng các thành phần của bộ não
Câu 8:Cấu tạo và chức năng của da.
Câu 9: Nêu các biện pháp bảo vệ da.
Câu 10: Các bộ phận của hệ thần kinh;Chức năng của các thành phần não bộ.
Câu 11: Cấu tạo ngoài và trong của đại não.
Câu 12: Hãy nêu các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não ở người, chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác thuộc lớp Thú?
Câu 13: chức năng của các rễ tủy.
Câu 14: Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi?
Ví trí, cấu tạo, chức năng của các phần trong não bộ, tủy sống?
1 phân tích cấu tạo của da phù hợp chức năng do chúng đảm nhận
2 Hãy đề ra biện phán giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
3 Bộ não người gồm những phần nào? Nêu chức năng của mỗi phần ?
4 Nêu những đặc điểm tiến hóa của bộ não người so với bộ não động vật thuộc lớp thú ?
5 Thành phần của một cơ quan phân tích và chức năng của chúng
6 Thành phần của cơ quan phân tích thị giác ?
7 Phân tích phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
8 Biện pháp vệ sinh hệ thần kinh?
10 Phân tích tuyến nội tiết và ngoại tiết
4.
Đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người tiến hóa hơn động vật thuộc lớp Thú được thể hiện:
Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp Thú.
Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn).
Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết).
6. Gồm: các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm.
7.
- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
10.
* Giống nhau : đều có các tế bào tuyến tiết ra chất tiết
* Khác nhau :
- Tuyến nội tiết :
Cấu tạo :
+ Kích thước rất nhỏ
+ Không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu đến cơ quan đích.
+ Lượng hoocmôn tiết ít nhưng có hoạt tính mạnh
Chức năng
+ Có tác dụng điều khiển, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan
- Tuyến ngọai tiết :
Cấu tạo :
+ Kích thước lớn hơn
+ Có ống dẫn chất tiết đến cơ quan tác động
+ Lượng chất tiết nhiều nhưng hoạt tính không mạnh
Chức năng :
+ Có tác dụng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, thải bã, điều hòa thân nhiệt…
Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể là :
- Tuyến ngoại tiết: tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến lệ…
- Tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận
- Tuyến pha( vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết): tuyến tụy, tuyến sinh dục
chức năng của tủy sống và dây thân kinh não?
M.n giúp với
Em tham khảo nhé !
Chức năng của tủy sống :
- Dẫn truyền hưng phấn từ các đường thần kinh cảm giác đến các cơ quan vận động.
- Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể
- Tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.
Chức năng của dây thần kinh tủy : - Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương
→ dây thần kinh tủy là dây pha
Các dây thần kinh tủy sống là dây thần kinh hỗn hợp, rễ trước truyền xung vận động, rễ sau truyền các xung cảm giác. Các dây thần kinh tủy sống giúp liên kết thần kinh trung ương với các chi và cơ quan, giúp dẫn các tín hiệu thần kinh đi vào và đi ra khỏi não bộ thông qua tủy sống, đến vị trí chính xác trong cơ thể.