Viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về đoạn thơ trên
viết đoạn văn ngắn (5 đến 7) câu thể hiện cảm xúc của em về 2 dòng thơ sau: rễ siêng không sợ đất nghèo tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
tham khảo
Câu 1
a,
Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre biết yêu biết ghét.
Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt Nam.
b,
Hình ảnh cây tre đã trở thnahf nguồn cảm hứng cho không biết bao nhiêu nhà thơ nhà văn. Trong số đó, không thể không kể đến Nguyễn Duy với bài thơ "Tre Việt Nam", đặc biệt là đoạn trích:
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Đoạn thơ đã làm hiện lên sống động hình ảnh những cây tre xanh, mọc thành lũy, cao vút đến tận trời xanh. Hình ảnh ấy là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây tre tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm chất vô cùng cao quý. Đó là sự siêng năng, cần cù, chăm chỉ
"Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù".
Con ngườ Việt Nam còn nổi bật với tinh thần lạc quan, yêu đời"Vươn mình trong gió tre đu/ Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành". Trong gian khổ, khó khăn nhưng vẫn lạc quan, hi vọng về tương lai phía trước. Không những thế, đó còn là Khí phách kiên cường bất khuất, hiên ngang
"Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm"
Như vậy, cây tre không chỉ gắn bó với làng quê mà đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ về đất nước và con người Việt Nam. Đoạn thơ của nhà thơ Nguyễn Duy đã thật thành công trong việc làm nổi bật điều đó.
Câu 2
Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.
Hôm ấy, Dế Mèn ra thăm mộ Dế Choắt với tâm tư nặng trĩu nỗi ám ảnh. Thấy vậy, từ xa xuất hiện một vị thần thổ địa, sau khi nghe xong đầu đuôi câu chuyện và nhận thấy sự ăn năn của Mèn, đã cho một cơ hội để được gặp Dế Choắt. Vị thần rẽ đất, Dế Mèn theo sau. Khung cảng 2 bên thật khác lạ, với những cây cối um tùm. Đi một lúc đã đến nơi ở của Dế Choắt, vị thần bèn gọi Dế Choắt lên trò chuyện với Dế Mèn. Hết sức ngạc nhiên khi nhìn thấy Dế Mèn, Dế Choắt còn cảm thấy thật tức tưởi và oan ức. Dế Mèn vô cùng ăn năn:
- Cuộc sống của chú dưới này có ổn không? Tôi biết tội lỗi của tôi gây ra là vô cùng lớn. Đáng lẽ ra hôm ấy tôi không nên trêu chị Cốc để rồi người chịu hậu quả là chú. Tôi ân hận lắm Dế Choắt ạ. Đó là bài học vô cùng đắt giá với tôi, không thể nào so sánh được. Từng lời chú khuyên đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ như in.
Dế Choắt tâm sự:
- Lúc đầu tôi cũng tức anh lắm, tôi không làm nhưng tôi lại phải gánh lấy hậu quả. Nhưng chuyện đã xảy ra rồi, tôi cũng tha thứ cho anh, mong anh rút ra được abif học cho mình. Những ngày qua, anh Dế Mèn sống thế nào rồi
Dế Mèn nhẹ nhõm đôi phân khi nghe Choắt nói và bắt đầu kể về hành trình phiêu lưu của mình:
- Sau khi an táng cho chú xong, tôi đã đến xin lỗi chị Cốc, sau đó đi chu du khắp đó đây để mở rộng tầm mát, để thay đổi bản tính kiêu căng, hốc hách của mình. Đi đến đâu, gặp hoàn cảnh nào khó khăn tôi đều giúp đỡ họ. Trên dọc đường đi, tôi đã gặp được những người anh em kết nghĩa, cùng chung chí hướng, giúp đỡ người khó khăn. Nhờ vậy mà cuộc sống của tôi trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều.
Dế Mèn say sưa kể về cuộc sống với những chuyến phiêu lưu mạo hiểm đến những vùng đất mới, đến những nơi mói cho Dế Choắt nghe. Dế Choắt cũng thấy vui mừng vì Dế Mèn đã thay đổi. Say sưa kể chuyện, không để ý trời đã tối, vị thần Thổ địa ra nhắc Dế Mèn rằng cửa xuống nơi này sáp đóng. Dế Mèn vội vàng từ biệt Dế Choắt trở về dương gian và tiếp tục hành tình phiêu lưu của mình.
ĐỀ 2
Câu 1
a,
-biện pháp tu từ của đoạn thơ: So sánh
-> Tác dụng: Nhấn mạnh về những thứ bình dị, thân thương của quê hương, đồng thời khẳng định tầm quan trọng và duy nhất của quê hương như người mẹ vậy
b,
Quê hương luôn là đề tài muôn thuở, khoi nguồn cảm hứng sáng tạo cho mỗi nhà văn , nhà thơ. Đặc biệt, hình ảnh quê hương đã được thể hiện thật sinh động, tràn đầy cảm xúc qua bài "Quê hương" của nhà thơ Đỗ Trung Quân và sau này được nhạc sĩ Giasp Văn Thạch phổ nhạc thành bài hát. Gây ấn tượng với người đọc là khổ thơ:
"Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người."
Quê hương hiện lê trong 2 khổ thơ là những gì gần gũi, gắn bó nhất đối với mỗi con người. Đó là quê hương với nững đêm trăng sáng, với hình ảnh hoa cau. Đó là những kỉ niệm tuổi thơ, những gì mà con người thường nhớ về
Càng đẹp hơn khi nhà thơ so sánh quê hương với mẹ. BPTT so sánh "Như là chỉ một mẹ thôi" nhằm khẳng định sự duy nhất của quê hương, quê hương chỉ có một cũng như mẹ chỉ có một. Vì vậy quê hương đáng quý lắm, hãy biết yêu và trân trọng
Khổ thơ là lời nhắc nhở mỗi người phải biết nhớ về quê hương, về cội nguồn. Đây là yếu tố căn bản đầu tiên đẻ con người có thể trưởng thành nên người.
Câu 2
Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm nhú lên, tràn trề nhựa sống. Quy luật này được thể hiện thông qua 1 câu chuyện đầy thú vị giữa các thành viên trong khu vườn thiên nhiên bao gồm: Cây Bàng, Đất Mẹ, lão già Mùa Đông, nàng tiên Mùa Xuân
Mùa đông, cây cối trong vườn đều xơ xác, gồng mình lên chóng lại sự cáu kỉnh, già nua của lão già mang tên mùa đông. Lão dường như tống khứ mọi sự khó chịu vào việc làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt hơnNgay đến cả cây bàng ở góc vườn kia cũng phải trở nên khẳng khiu, trơ trụi, gầy guộc, run rẩy trước sự khắc nghiệt ấy. Cây bàng dường như phải rất chật vật để chống đỡ lại, bèn cầu cứu Đất Mẹ:
- Đất Mẹ ơi, xin hãy cứ lấy con, các cành lá của con đang dần khô kiệt, không còn đủ nhựa để nuôi chúng nữa rồi. Con phải làm sao đây hỡi Người?
Lão già mùa Đông nghe thấy sự cầu cứu của Cây Bàng chỉ dửng dưng:
- Có tí lạnh mà đã không chịu được rồi, chú mày thật là yếu ớt quá.
Đất Mẹ điềm đạm, dịu dàng động viên:
- Cây Bàng ơi, con hãy dũng cảm lên nhé. Mùa đông sắp qua đi rồi, cố gắng thêm chút nữa, chờ đợi Mùa Xuân. Trong thời gian ấy con hãy dồn chất cho cây để chống chọi lại nhé
Có sự động viên ấy, Cây Bàng mạnh mẽ hơn với hi vọng nàng tiên Mùa Xuân mau mau đến. Và quả thật, không phụ lòng chờ đợi của vạn vật, cuối cùng nagf cũng đến với sự trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng. Vạn vật reo vui, mừng rỡ trước sự xuất hiện của nàng. Lão già Mùa Đông biết rằng thời gian làm việc của mình trong năm đã hết, đành rời đi, trả lại khu vườn cho nàng Mùa Xuân. Với sự trẻ trung, với sự tươi đẹp của mình, nàng đã ban phát cho cỏ cây những tia nắng ấm áp, xua tan đi cái lạnh lẽo, những cơn mưa phùn ẩm ướt thay vì sự hanh khô của mùa đông. Chẳng mất bao lâu, khu vườn như khoác lên mình tấm áo mới. Những chồi non mơn mởn lại bát đầu nảy ra, cây cối thêm sức sống. Chim cũng bắt đầu bay về làm tổ Cây Bàng reo vui:
- Ôi vui quá, cuối cùng nàng tiên Mùa Xuân cũng đã đến rồi. Thật cảm ơn cô, không chúng tôi không biết làm sao chịu được nữa.
Như vậy thiên nhiên bao giờ cũng biến đổi, có ngày đông lạnh lẽo thì cũng có ngày nắng ấm áp.
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
Tham khảo:
Chuyện cổ tích về loài người không chỉ đơn giản là kể câu chuyện về lịch sử loài người qua các giai đoạn khác nhau. Qua đó người ta còn muốn nhắn nhủ một điều rằng hãy chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt.
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Đó là khi cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế.. Đó là những biể tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Từ đó ta có thể cảm nhận được một tấm lòng yêu trẻ được thể hiện trong bài thơ. Từ câu chuyện cổ tích về loài người ta thấy được trẻ em sinh ra trong tình yêu và lời ru ầu ơ. Được chăm sóc, được bế bồng, được học tập. Phải với một trái tim nhân hậu Xuân Quỳnh mới viết được những vần thơ như thế.
Trong bài thơ " Chuyện cổ tích về loài người" em thích nhất là đoạn cuối cùng của bài thơ.
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo...
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất
Câu thơ này vừa nói được những cách để làm cho trẻ con hiểu biết hơn. Làm cho trẻ con có kiến thức để sau này có thể trở thành một nhân tài cho tương lai đất nước. Để làm những việc đó thì tác giả đã nói rằng đầu tiên phải có chữ sau đó thì có bàn, có ghế rồi có cả một cái bảng lớn bằng cái chiếu. Những sự vật này cũng được so sánh với những thứ thời xa xưa. Câu thơ mà em thích nhất trong đoạn thơ này đó là " “Chuyện loài người” trước nhất" vì câu thơ này nói chung về loài người và cách loài người được sinh ra trên thế giới này. Em thấy bài thơ này rất hay, có sử dụng những biện pháp nghệ thuật làm cho các bạn nhỏ rất hứng thú.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
tham khảo
trong Chuyện cổ tích về loài người , em cảm thấy rất tâm đắc với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được tình yêu thương của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những lời ru tiếng hát đem đến cho con giấc ngủ yên bình, sự hiểu biết đầu tiên về thế giới. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con.Ý nghĩa của việc xuất hiện của mẹ đó là vì đứa trẻ cần tình yêu thương, sự chăm sóc. Với giọng thơ tự nhiên, ngọt ngào, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.
Tình cảm mẫu tử thiêng liêng đã được tác giả nhắc đến qua nguồn gốc về sự ra đời của mẹ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Tác giả Xuân Quỳnh đã có những lí giải thật thú vị, độc đáo. Trẻ con cần có sự chăm sóc, vậy là mẹ đã ra đời. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ cái ăn đến giấc ngủ với lời ru, tiếng hát. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Những câu thơ khiến mỗi người thấy thật cảm động, tự hào:
"Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Đoạn thơ trên đã lí giải về sự ra đời của người mẹ. Rõ ràng, đối với trẻ con, người mẹ thật quan trọng. Tình mẫu tử cũng là tình cảm vô cùng thiêng liêng. Người mẹ đã chăm sóc trẻ con từ khi mới sinh ra, trong vòng tay bế bồng và được lắng nghe lời ru. Điệp ngữ “từ” được tác giả sử dụng nhằm tạo ra nhịp điệu cho bài thơ, đồng thời nhấn mạnh sự vật xuất hiện trong lời ru của người. Mọi thứ đều vô cùng thân thương, gần gũi với trẻ con. Khổ thơ ngắn, nhưng chan chứa tình cảm yêu thương, sâu sắc.
Viết đoạn văn [ khoảng 5-7 câu]thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ. Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như một minh chứng cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế...Đó là những biểu tượng của sự thay đổi kì diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.
Làm giúp em câu 4 Việt một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu thể hiện cảm xúc của em về đoạn thơ trên
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. *K chép mạng*
Lí giải về nguồn gốc của loài người cho trẻ em thật khó. Nhưng nữ sĩ Xuân Quỳnh đã có cách giải thích thật khéo léo, tinh tế và dễ hiểu với bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”. Và đây là một đoạn thơ đặc sắc:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Thế nên mẹ sinh ra
Để bế bồng, chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Mở đầu đoạn thơ là sự có mặt của người mẹ trong thế giới. Khổ thơ như chia làm hai vế, vế đầu“Nhưng còn cần cho trẻ. Tình yêu và lời ru” là điều kiện cần, còn vế sau “Thế nên mẹ sinh ra. Đề bế bồng, chăm sóc” là kết quả thỏa mãn điều kiện đó. Lúc đầu trời sinh ra chỉ toàn là trẻ con, rồi mọi thứ dần dần ra đời để nuôi dưỡng bé. Và lí do mẹ có mặt trên đời cũng thật giản dị và ý nghĩa, vì có bé ở trên đời. Bé cần rất nhiều thứ để lớn khôn như mặt trời, cây cỏ, chim muông, sông suối, cá tôm... nhưng có lẽ hơn hết thảy bé cần tình yêu và lời ru. Từ “nhưng” đặt đầu câu nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của hai yếu tố đó và lí giải sự xuất hiện của mẹ là điều tất yếu. Bởi bé là niềm vui, là nguồn hạnh phúc của mẹ. Bé cần có bàn tay dịu dàng vuốt ve, cần lời hát ru để lớn, cần sự dạy bảo để thành người. Mẹ xuất hiện là vì thế bé yêu ạ !
THAM KHẢO:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đây là bài ca dao nổi tiếng mà nhiều thế hệ người Việt Nam đều đã từng được nghe đến, thể hiện tình cảm sâu sắc và tôn vinh công ơn cha mẹ. Câu ca dao đã so sánh tình cảm cha mẹ với những hình ảnh mênh mông, vĩnh cửu của thiên nhiên như "núi cao,thác chảy", để cho độc giả cảm nhận được sự to lớn, sâu sắc của tình cha mẹ. Hơn thế nữa, câu ca dao còn đề cập đến vai trò của cha mẹ trong cuộc đời con người, đó là công sinh thành, dưỡng dục. Hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ như tụ cột trong gia đình, còn hình ảnh mẹ thì sâu xa, rộng mở. Từ đó, bài ca dao này cũng đề cập đến cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ, và thiết tha nhắn nhủ đến người con những công ơn trời bể ấy. Có lẽ nhờ những giá trị nhân văn sâu sắc nên câu ca dao đã được nhân dân ta lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Câu 1: Qua bài ca dao trên em hãy viết đoạn văn ngắn (150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em.
Câu 2: Qua đoạn thơ trên hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) nêu suy nghĩ của em về đoạn thơ.
Câu 3: Hãy kể lại lần thử thách thứ hai dành cho nhân vật Em bé trong truyện Em bé thông minh bằng lời văn của em.
Câu 4: Hãy kể lại lần thử thách thứ tư dành cho nhân vật Em bé trong truyện Em bé thông minh bằng lời văn của em
VIẾT ĐOẠN VĂN [KHOẢNG 5-7 CÂU]THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT ĐOẠN THƠ MÀ EM YÊU THÍCH TRONG BÀI THƠ CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) ghi lại cảm xúc của em về một đoạn thơ"Chuyện cổ tích về loài người" của Xuân Quỳnh. Đoạn thơ đó phải có yếu tố tự sự miêu tả.
Tham khảo:
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.
Trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong đoạn thơ bằng một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng) theo kiểu diễn dịch. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn.