Trong đoạn văn sau đây, có mấy câu trần thuật đơn? “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người."
“Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người."
Các câu trong đây đều là câu trần thuật đơn
=> Có ba câu
Những hình ảnh nào miêu tả cây tre gợi cho người đọc nghĩ đến những đức tính cao quý của dân tộc Việt Nam? Tìm các ý đúng:
a) Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn.
b) Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
c) Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
d) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
Chọn đáp án:
B. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
C. Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Tìm những từ ghép, từ láy trong đoạn văn trên.
Tham khảo
- Các từ láy: Mộc mạc, nhũn nhặn, lớn lên, cứng cáp, dẻo dai
- Các từ ghép là : vững chắc , thanh cao, giản dị , chí khí
Từ ghép: lớn lên, vững chắc, thanh cao, giản dị
Từ láy: mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, chí khí
mik cụn định hỏi mình đag ôn nên câu đó tui và cô, các bạn cịn ko bt
tìm từ láy trong câu sau và cho biết tác dụng của nó .
-Dáng tre vươn mộc mạc,màu tre tươi nhũn nhặn.Rồi tre lớn lên,cứng cáp, dẻo dai,vững chắc
- Các từ láy: Mộc mạc, nhũn nhặn, lớn lên, cứng cáp, dẻo dai
- Tác dụng:
+ Nói lên được cây tre có những đức tính quý báu như con người Việt Nam nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
- Các từ láy trong đoạn văn trên là: mộc mạc,nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai
Tác dụng của nó là nói lên được cây tre có những đức tính của con người Việt Nam. Can đảm, ko chịu khuất phục trước khó khăn. Tính tình ngay thẳng , thủy chung.
Những câu văn:"Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạ, màu tre tươi nhũn nhặn" khiến em liên tưởng tới những câu thơ nào viết về cây tre?Hãy viết những câu thơ ấy và cho biết đó là văn bản nào?Của ai?
Giúp mik nha các bn.Mai mik nộp rồi,mik cần gấp lắm.Tks
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
1. Từ láy: "mộc mạc", "nhũn nhặn"
Tác dụng: Tăng tính biểu đạt cho câu văn và đặc tả chi tiết vẻ đẹp của dòng và màu tre.
2. Từ láy: "cười cười", "run run".
Tác dụng: Tăng tính biểu đạt cho câu văn và miêu tả chi tiết hành động của người bà.
3. Từ láy: "buồn bã"
Tác dụng: Tăng tính biểu đạt cho câu văn và diễn tả tâm trạng cảm xúc của cô bé đang gặp khó khăn không có tiền mua thuốc cho mẹ.
1. Trạng ngữ: "Từ đó"
Tác dụng: chỉ thời gian bắt đầu có tên "hoa cúc trắng" đồng thời là từ thay thế cho một thông tin đã được nhắc tới trước đó.
2. Trạng ngữ "ngày xưa"
Tác dụng: chỉ thời gian bổ sung thêm thông tin để người đọc hiểu rõ thời điểm diễn ra sự việc.
3. Trạng ngữ "Đã hai năm nay"
Tác dụng: chỉ thời gian bổ sung thêm thông tin để người đọc hiểu rõ thời gian cơn đau chân đã hành hạ người bà.
“Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm non mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.” Câu 1:Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu cảm nhận của em về cây tre trong đoạn trích trên. Sắp phải nộp rồi, giúp mình nha!
Tham khảo !
Từ bao đời nay, cây tre Việt Nam chính là biểu tượng của làng quê, ngươi dân Việt Nam và còn là người bạn đồng hành cùng nhân dân VN qua biết bao thăng trầm lịch sử. Đầu tiên, cây tre Việt Nam chính là người bạn gắn bó cùng nhân dân VN trong kháng chiến. Câu chuyện cổ tích về Thánh gióng cầm gậy tre đánh giặc đã đi sâu vào tiềm thức của biết bao người dân VN. Trong những cuộc kháng chiến, tre bao bọc lấy làng quê của VN, là nơi trú ẩn của người dân. Những con người anh hùng đã dùng những thân tre để làm thành vũ khí đánh giặc, chẳng tiếc sự hy sinh để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Thứ hai, tre chính là phần không thể thiếu trong đời sống thường ngày của nhân dân VN. Tre cống hiến tất cả thân thể của mình để làm thành các dụng cụ phục vụ đời sống. Dưới những bóng tre xanh là những mái đình làng bình yên, là chỗ vui chơi của những đứa trẻ. Tre chứng kiến biết bao niềm vui, nỗi buồn, những cuộc chia ly và đoàn tụ đẫm nước mắt của người dân. Cuối cùng, cây tre VN chính là nguồn cảm hứng của văn học. Tre bước vào những tác phẩm văn học như một hình tượng của người dân VN trung hậu, đảm đang, dũng cảm vượt qua mọi thử thách, khó khăn, gian khổ của chiến đấu, lẫn đời thường. Có thể nói, tre cùng con người VN ăn đời ở kiếp, gắn bó trong cuộc sống thường ngày và kháng chiến.
Tre xanh Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. “Tre Đồng Nai nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Biện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi…. đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, không cong, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường, nhưng chí khí của tre thì bất khuất, kiên dũng như con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy, dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”… Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thề thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre… tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng… Rồi đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng lên thành đồng Tổ Quốc…
Tham khảo
Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Tìm các từ láy trong đoạn trích trên và nêu ý nghĩa của các từ láy đó.Nhanh nah
mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, chí khí. Tác dụng của những từ láy là miêu tả về tre nhé
Mộc mạc là cũ, cổ
Nhũn nhặn là mềm
Cứng cáp là cứng, khỏe, không thể bẻ gãy
Dẻo dai là mềm dẻo
Chí khí là ý chí nhé
mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, chí khí. Tác dụng của những từ láy là miêu tả về tre
Tham khảo !
Từ bao đời nay, cây tre Việt Nam chính là biểu tượng của làng quê, ngươi dân Việt Nam và còn là người bạn đồng hành cùng nhân dân VN qua biết bao thăng trầm lịch sử. Đầu tiên, cây tre Việt Nam chính là người bạn gắn bó cùng nhân dân VN trong kháng chiến. Câu chuyện cổ tích về Thánh gióng cầm gậy tre đánh giặc đã đi sâu vào tiềm thức của biết bao người dân VN. Trong những cuộc kháng chiến, tre bao bọc lấy làng quê của VN, là nơi trú ẩn của người dân. Những con người anh hùng đã dùng những thân tre để làm thành vũ khí đánh giặc, chẳng tiếc sự hy sinh để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Thứ hai, tre chính là phần không thể thiếu trong đời sống thường ngày của nhân dân VN. Tre cống hiến tất cả thân thể của mình để làm thành các dụng cụ phục vụ đời sống. Dưới những bóng tre xanh là những mái đình làng bình yên, là chỗ vui chơi của những đứa trẻ. Tre chứng kiến biết bao niềm vui, nỗi buồn, những cuộc chia ly và đoàn tụ đẫm nước mắt của người dân. Cuối cùng, cây tre VN chính là nguồn cảm hứng của văn học. Tre bước vào những tác phẩm văn học như một hình tượng của người dân VN trung hậu, đảm đang, dũng cảm vượt qua mọi thử thách, khó khăn, gian khổ của chiến đấu, lẫn đời thường. Có thể nói, tre cùng con người VN ăn đời ở kiếp, gắn bó trong cuộc sống thường ngày và kháng chiến.
Help me
Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Từ đoạn văn trên và theo hiểu biết của em về tác phẩm đã giúp em cảm nhận đc gì về tình cảm của tác giả với cây tre Việt Nam?
Tham khảo:
Một trong những biểu tượng của làng quê Việt Nam chính là cây tre. Hình ảnh lũy tre xanh đã đi vào biết bao lời thơ, câu hát với những tình cảm thật tuyệt vời.
Từ bao đời nay, tre đã trở thành người bạn của nông dân Việt Nam. Tre sống ở đây cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Khi lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí giống như con người Việt Nam,
Không chỉ vậy, tre còn xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc lao động. Tre giống như cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, tre cũng đã trở thành đồng chí, đồng đội. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Sự gắn bó đó đã trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết khi phải trải qua hi sinh, mất mát.
Ngay cả trong cuộc sống hiện đại, chúng ta cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của tre. Khi mà sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre nứa. Nhưng nứa tre vẫn làm bóng mát, in dấu trong những câu ca dao, những lời hát… Tre sẽ trở thành một dấu ấn tinh thần không thể thiếu.
Có thể thấy rằng, cây tre có một tầm quan trọng với con người Việt Nam. Mỗi người hãy trân trọng những giá trị mà cây tre đem lại.