Những câu hỏi liên quan
Phan Thị Minh Trí
Xem chi tiết
Bùi Thị Ánh Tuyết
28 tháng 1 2016 lúc 11:41

* Tự nhiên:
- Thuận lợi:
+ Nước ta nằm ở khu vực có vị trí địa lý rất thuận lợi và phát triển công nghiệp trước hết thể hiện là:
           . Nước ta nằm gần trung tâm Đông Nam á nên dễ dàng mở rộng hợp tác giao lưu tiếp thu công nghệ hiện đại của Thế giới.
           . Nước ta nằm ở vùng bản lề của 2 vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên thiên nhiên nước ta rất
giầu về tài nguyên khoáng sản tạo ra nguồn nguyên liệu rất phong phú và đa dạng như than đá, than mầu, dầu mỏ, khí đốt.
           . Nước ta lại nằm gần các nước NIC châu á và cũng nằm rất gần Trung Quốc, Nhật Bản. Vì thế nước ta hầu như được các
nước này quan tâm đầu tư, phát triển mà lại dễ dàng học tập kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ hiện đại của những nước này.

+ Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng đó là T/nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo nên 1 hệ thống các nguồn tài nguyên và
nguyên liệu đa dạng từ khoáng sản đến nông lâm thuỷ hải sản cung cấp nguyên liệu phát triển nhiều ngành công nghiệp từ nhóm A
- B mà điển hình là.
          . Về nguyên liệu khoáng chất đặc biệt có than đá Quảng Ninh 3,5 tỉ tấn, than nâu đồng bằng hàng trăm triệu tấn, dầu mỏ 10
tỉ tấn, khí đốt 3000 tỉ m3 . ĐB rất phong phú bởi vật liệu xây dựng như cát, thuỷ tinh, đá vôi, gần như vô tận.
          . Các nguyên liệu nông sản để phát triển công nghiệp chế biến thì ngày càng tăng dần cả về năng suất và sản lượng. Điển
hình là sản lượng lương thực nay đã đạt 30 triệu tấn/năm. Sản lượng các loại cây công nghiệp như chè búp, cà phê, cao su thì được
hàng trăm ngàn tấn.
          . Nguyên liệu lâm sản khá lớn đó là trữ lượng gỗ 586 tr m3 gỗ/năm với sản lượng gỗ khai thác hơn 3tr m3 gỗ/năm và hàng
trăm tr cây tre, nứa, luồng.
          . Nguyên liệu T/sản: nhờ có vùng biển rộng và trữ lượng hải sản lớn từ 3-3,5tr tấn/năm với SL đánh bắt được từ 1,2-1,5
tấn/năm cho phép đánh bắt SL cá biển 700000 tấn/năm với 50000®60000 tấn tôm /năm.
Chính đó là các nguồn nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp đa dạng lâu dài nếu biết khai thác hợp lý và bảo vệ.

- Khó khăn:
+ Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, khắc nghiệt nhiều thiên tai dẫn đến việc sản xuất các nguồn nguyên liệu đặc biệt là nông
lâm thuỷ hải sản rất bấp bênh vì năng suất và sản lượng phụ thuộc nhiều vào thiên tai.

+ Cũng vì thiên tai khắc nghiệt, hệ sinh thái cấu trúc mỏng manh dễ bị suy thoái nên việc khai thác các nguồn tài nguyên hải
sản sinh vật dễ gây ra đảo lộn sinh thái, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên khác.

+ Nước ta có nhiều tài nguyên hải sản có trữ lượng khá lớn chất lượng quí như dầu mỏ, khí đốt, bô xít rất cần với sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện nay là rất khó khai thác yêu cầu đầu tư lớn và phải có kinh tế hiện đại mới khai thác được mà ta lại chưa có
nên phải nhờ vào nước ngoài do đó rất tốn kém hiệu quả thấp đồng thời khi khai thác các nguồn tài nguyên đó dễ làm cạn kiệt các
nguồn tài nguyên khác.

* Kinh tế - xã hội:
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động nước ta dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn sản phẩm công nghiệp nên kích thích công nghiệp phát triển.
Đồng thời nguồn lao động nước ta có khả năng tiếp nhanh khoa học - kỹ thuật công nghệ mới nên trình độ chuyên môn khoa học
liên tục được nâng cao chính đó là động lực thực hiện công nghiệp hóa. Đặc biệt nguồn lao động phía Nam đã sẵn quen với tác
phong công nghiệp và cách làm ăn theo cơ chế thị trường.

+ Cơ sở hạ tầng: ta đã xây dựng được một hệ thống xí nghiệp công nghiệp với 2268 xí nghiệp Quốc doanh và 374837 xí
nghiệp ngoài Quốc doanh, trong đó có nhà máy hiện đại như xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Thuỷ điện Hòa Bình, Yaly... và nhiều
ngành công nghiệp mới hấp dẫn như điện tử, dầu khí đó là cơ sở để ta tiến hành đổi mới và thực hiện công nghiệp hóa cả nước.

+ Đường lối chính sách: nhờ công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra được nhiều chính sách rất phù hợp với
sự công nghiệp hóa điển hình là đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường, với mở rộng hợp tác, đầu tư
quốc tế cùng với luật đầu tư nước ngoài ra đời...

- Khó khăn:
+ Nguồn lao động nước ta tuy dồi dào nhưng thực chất trình độ chuyên môn tay nghề chưa cao thiếu đội ngũ thợ bậc giỏi,
bậc cao, vẫn chưa thật quen với tác phong công nghiệp và nhạy bén với cơ chế thị trường.

+ Cơ sở vật chất hạ tầng vẫn còn 1 khâu yếu trừ 1 vài ngành ngoài Xí nghiệp được xây dựng khá hiện đại còn lại hầu hết rất
lạc hậu, già cỗi cũ kỹ chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa.

+ Nhà nước đổi mới chậm và duy trì cơ chế bao cấp quá lâu đặc biệt là thực hiện chính sách mở cửa chậm nên đã làm giảm
tốc độ tăng trưởng của sự nghiệp công nghiệp hóa ở nước ta.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 18:18

(*) Tham khảo

- Dịch AIDS ở Cộng hòa Nam Phi:

+ Sự lan tràn của AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là một vấn đề đáng báo động tại Nam Phi với 31% số phụ nữ có thai bị phát hiện nhiễm HIV năm 2005 và tỷ lệ nhiễm trong người trưởng thành ước tính 20%.

+ AIDS ảnh hưởng chủ yếu tới những người thường xuyên có quan hệ tình dục, có nghĩa là nhân khẩu học quốc gia này đang thay đổi chậm. Đa số trường hợp tử vong là những người đang ở độ tuổi lao động, dẫn tới tình trạng nhiều gia đình mất đi nguồn thu nhập chính. Điều này đưa đến tình trạng các 'trẻ mồ côi AIDS' trong nhiều trường hợp phải sống dựa vào sự chăm sóc và tài chính từ chính phủ. Ước tính có 1.100.000 trẻ mồ côi tại Nam Phi. Nhiều người già cũng mất sự hỗ trợ từ các thành viên trẻ trong gia đình.

- Sự mất cân bằng về giáo dục:

+ Nam Phi bị liệt vào một trong những nước mất cân bằng về giáo dục giữa người da đen và da trắng. Ba phần tư số học sinh da trắng hoàn thành năm cuối cùng bậc trung học, trong khi con số này ở học sinh da đen chỉ là một phần ba. Là một nước có nền giáo dục khá phát triển, song nước này lại đứng thứ 132 trong 144 nước về giáo dục tiểu học, trong khi đó, chuẩn giáo viên thấp. Mỗi năm, Nam Phi cần 25 nghìn giáo viên mới, song chỉ có khoảng 10 nghìn giáo viên đạt chất lượng.

+ Giáo dục nghèo nàn đồng nghĩa với nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu, dẫn đến hàng nghìn vị trí công việc còn chưa lấp đủ. Khoảng một nửa trong số 95 nghìn việc làm trong các lĩnh vực công vẫn bị bỏ trống. Sự mất cân đối trong giáo dục dẫn tới một nghịch lý, tỷ lệ thất nghiệp cao (25%), trong khi vẫn thiếu nguồn nhân lực cho các vị trí công việc đòi hỏi trình độ cao. Sự mất cân bằng về giáo dục tạo ra sự mất cân bằng về việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở người da đen là 29% so với 6% ở người da trắng. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên lên tới 50%. Những người trẻ không thể tìm được việc làm ở tuổi 24 thì sẽ khó có cơ hội tìm một công việc ổn định. Theo Ngân hàng Dự trữ nước này, tỷ lệ tăng trưởng của Nam Phi năm 2012 sẽ chỉ là 2,6%. Trong khi những nước như Ni-giê-ri-a và Ăng-gô-la những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng tới 10%.

Bình luận (0)
Bình Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Người Già
1 tháng 11 2023 lúc 18:22

Tham khảo
1.

- Việt Nam có mật độ dân số thuộc loại cao trên thế giới: 277 người/ km2 (2015) và ngày càng tăng.

- Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn

+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.

+ Miền núi và cao nguyên có dân cư thưa thớt.

+Phần lớn dân cư sống ở nông thôn 

+Tỷ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp nhưng đang gia tăng khá nhanh

- Dân cư phân bố không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế , xã hội và quốc phòng:

+ Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở các vùng đồng bằng ngày càng giảm gây khó khăn cho việc nâng cao sản lượng lương thực thực phẩm .

+ Ở miền núi và cao nguyên thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên .

+ Ảnh hưởng đến các vùng an ninh biên giới vì phần lớn đường biên giới đất liền ở nước ta thuộc các tỉnh miền núi và cao nguyên.
Câu 2: Đặc điểm

 - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhưng còn kém so với các nước trên thế giới: hạn chế về thể lực, trình độ tay nghề  . . .

- Có sự phân bố chênh lệch.

Giải pháp
+ Nâng cao trình độ kiến thức phổ thông

+ Đào tạo đa chuyên môn ngành nghề.

+ Rèn luyện thể lực, cung cấp dinh dưỡng . . .
Câu 3: Các Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội Ảnh Hưởng đến Sự Phát Triển và Phân Bố Nông Nghiệp:

- Khả năng sử dụng đất đai, nguồn nước, và điều kiện thời tiết có ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp.
- Sự phân bố dân cư và cơ sở hạ tầng giao thông ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường và nguồn cung ứng.
- Các chính sách chính trị và kinh tế của chính phủ cũng có vai trò trong sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

Câu 4: Thế Mạnh Về Điều Kiện Tự Nhiên để Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam:

- Việt Nam có một bờ biển dài và nhiều cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và công nghiệp biển.
- Nước ta có nhiều nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, cung cấp cơ hội cho phát triển năng lượng sạch và bền vững.
- Có các khu vực đất đai phù hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.

Bình luận (0)
Mê học
Xem chi tiết
Nghía Đinh Trong
1 tháng 12 2021 lúc 20:20

Ai mà bt đc

 

Bình luận (0)
Uyên Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 11 2018 lúc 6:23

a) Thế mạnh

* Vị trí địa lí: có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Về mặt tự nhiên, nó nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn. Về mặt kinh tế, Đồng bằng sông Hồng liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thủy điện lớn nhất nước ta. Nằm trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng này giống chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và Biển Đông. Vì thế, việc giao lưu giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong cả nước và với các nước trong khu vực và trên thế giới trở nên dễ dàng.

* Tài nguyên thiên nhiên:

- Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú nh hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Ngoài nước trên mặt, vùng còn có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào với chất lượng tốt. Một số nơi còn có nước khoáng, nước nóng.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ và đưa vụ đông lên thành vụ chính.

- Đồng bằng sông Hồng có đường bờ biển dài hơn 400 km. Hầu hết vùng bờ biển có điều kiện để làm muối và nuôi trồng thủy sản; bên cạnh đó là khả năng phát triển giao thông vận tải biển và du lịch.

- V khoáng sản, có giá trị đáng k là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình).

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân cư và nguồn lao động: Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Cht lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn các đô thị.

- Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không phát triển mạnh. Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống được đảm bảo.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế dã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể...

- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viện nghiên cứu...

- Mạng lưới đô thị tương đối phát triển với hai trung tâm kinh tế - xã hội vào loại lớn nhất cả nước là Hà Nội, Hải Phòng.

b) Hạn chế

- Là vùng có số dân đônh nhất nước. Mật độ dân số lên đến 1225 ngươi/km2 (năm 2006), gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước. Vì thế, đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường và nâng cao chất lưng cuộc sống.

- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...

- Tài nguyên thiên nhiên không thật phong phú và việc sử dụng lại chưa hợp lí. Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên (đất, nước mặt trên...) bị suy thoái.

- Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, phần lớn phải đưa từ các vùng khác đến.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 1 2018 lúc 3:55

1. Khái quát chung

- Bao gồm các tỉnh: Kon Turn, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.

-Diện tích: 54475 k m 2 .

2. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

a) Thuận lợi

*Vị trí địa lí

-Phía đông giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, giao lưu khá dễ dàng bằng đường bộ (đường 24, 19, 25, 26, 27, 28). Duyên hải Nam Trung Bộ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.

-Phía nam giáp Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển nhât nước la, giao lưu khá dễ dàng bằng các tuyến đương 14, 20. Đông Nam Bộ là cửa ngõ ra biển của các lính phía nam Tây Nguyên.

-Phía tây giáp với miền Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia

-Vì thế, Tây nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế

*Điều kiện tự nhiên vù tài nguyên thiên nhiên

-Địa hình: gồm các cao nguyên xếp tầng (Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh) có bề mặt tương đối bằng phẳng và rộng lớn

-Đất đai

+Phần lớn là đất feralit hình thành trên đá badan (đất badan: 1,36 triệu ha, chiếm 66% diện tích đất badan cả nước), có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố chủ yếu trên các cao nguyên với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn (trồng cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, dâu tằm, cây thực phẩm,...).

+Ngoài ra còn có đất feralit trên các loại đá khác, đất xám trên phù sa cổ (Gia Lai, Đắk Lắk), đất phù sa ven các sông, các loại đất khác và núi đá, thích lợi cho việc trồng rừng, cây công nghiệp,...

-Khí hậu: cận xích đạo, lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...) khá thuận lợi.

-Tài nguyên nước khá phong phú, nhất là tài nguyên nước ngầm, rất quan trọng cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp vào mùa khô. Trữ năng thủy điện và thủy lợi trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai tương đối lớn (chiếm khoảng 21% trữ năng thuỷ điện cả nước).

-Rừng: Tây Nguyên được mệnh danh là “kho vàng xanh” của nước ta. Diện tích: gần 3 triệu ha (chiếm 29,2% diện tích rừng tự nhiên cả nước). Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sen), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).

-Khoáng sản: bôxit có trữ lượng vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn. Ngoài ra, còn có đá axít, asen.

-Tài nguyên du lịch sinh thái rất phong phú

+Có các vườn quốc gia: Chư Mom Ray (Kon Turn), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn, Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Biđoup - Núi Bà (Lâm Đồng)

+Có các thắng cảnh đẹp: Hồ Xuân Hương, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang huyền thọai, Pleiku,..

+Đà Lạt là thành phố nghỉ mát trên núi nổi tiếng

*Điều kiện kinh tế- xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Dân số năm 2002: hơn 4,4 triệu người

+Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân lộc ít người (Xêđăng, Bana, Giarai, Êđê, Cơho, Mạ, Mơnông...) với truyền thống văn hoá độc đáo.

+Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo (lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, lễ hội đâm trâu,...) thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật:

+Có một số cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ, chủ yếu là chế biến sản phẩm cây công nghiệp

+Bước đầu đã thu hút được vốn đầu tư nươc ngoài

-Đường lối chính sách phù hợp vơi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng: chính sách giao đất, giao rừng cho nhân dân, cho vay vốn phát triển sản xuất; phát triển cây công nghiệp chủ lực (cà phê, cao su, chò,...); đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến.

b) Khó khăn

-Mùa khô thường kéo dài, dẫn tới nguy cơ thiếu nước, cháy rừng nghiêm trọng; sự đắp đổi giữa mùa khô kéo dài và mùa mưa trên vùng đất badan vụn bở còn đe dọa xơi mòn đất nếu lơp thực vật bị phá họai.

-Việc chặt phá rừng quá mức để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang dã đang ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.

-Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học - kĩ thuật

-Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ ngươi chưa biết đọc, biết viết còn cao

-Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật

-Công nghiệp trong vùng mới trong giai đoạn hình thành, với các điểm công nghiệp

Bình luận (0)
nguyễn hồng bảo trân
Xem chi tiết

Nếu là thủ tướng em sẽ dự định phát triển kinh tế xã hội ở vùng dân tộc thiểu số nước ta:

-Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

-Đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế

-Đảm bảo an sinh xã hội,giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho nhân dân 

-Sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ

-Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, cơ sở hạ tầng cải thiện đời sống của nhân dân

- Nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số

-Khuyến khích đổi mới trong kinh doanh, trồng trọt...

...............

Phân tích một giải pháp : Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, cơ sở hạ tầng cải thiện  đời sống của nhân dân.

-Phát triển giáo dục giúp trẻ em dân tộc thiểu số được tiếp cận với con chữ, nâng cao được nhận thức, đào tạo các em trở thành người có ích cho xã hội. Y tế được phát triển đồng nghĩa với việc tỉ lệ tử vong sẽ giảm, người dân an tâm sinh sống. Cơ sở hạ tầng được cải thiện nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, người dân sinh sống trong môi trường tốt hơn.

 

Bình luận (0)
nguyễn hồng bảo trân
Xem chi tiết

Nếu là thủ tướng em sẽ dự định phát triển kinh tế xã hội ở vùng dân tộc thiểu số nước ta:

-Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

-Đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế

-Đảm bảo an sinh xã hội,giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho nhân dân 

-Sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ

-Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, cơ sở hạ tầng cải thiện đời sống của nhân dân

- Nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số

-Khuyến khích đổi mới trong kinh doanh, trồng trọt...

...............

Phân tích một giải pháp : Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, cơ sở hạ tầng cải thiện  đời sống của nhân dân.

-Phát triển giáo dục giúp trẻ em dân tộc thiểu số được tiếp cận với con chữ, nâng cao được nhận thức, đào tạo các em trở thành người có ích cho xã hội. Y tế được phát triển đồng nghĩa với việc tỉ lệ tử vong sẽ giảm, người dân an tâm sinh sống. Cơ sở hạ tầng được cải thiện nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, người dân sinh sống trong môi trường tốt hơn.

 

Bình luận (0)