Những câu hỏi liên quan
tran hoang anh
Xem chi tiết
Long Sơn
8 tháng 3 2022 lúc 10:01

Câu 28. Tài nguyên khoáng sản của nước ta phân bố không đều, tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Vùng núi Trung Bộ    B. Vùng thềm lục địa Nam Bộ

C.  Vùng núi Bắc Bộ       D. Vùng núi Nam Trung Bộ

Câu 29. Việt Nam có đường bờ biển uốn cong hình chữ S và có chiều dài là:

A.  3000km                     B. 3260 km             C. 3200 km             D.  3620 km

 Câu 30. Dãy Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta chạy theo hướng:

A.  Bắc – Nam   B. Tây Bắc- Đông Nam       C.  Vòng cung    D. Tây Nam- Đông Bắc

Bình luận (0)
qlamm
8 tháng 3 2022 lúc 10:01

29B

30B

Bình luận (0)
Tryechun🥶
8 tháng 3 2022 lúc 10:03

28.A

29.B

30.B

 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 3 2018 lúc 14:54

HƯỚNG DẪN

a) Vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

b) Tài nguyên khoáng sản

− Dầu khí: Trữ lượng lớn và giá trị nhất. Hai bể dầu lớn nhất đang được khai thác là Cửu Long và Nam Côn Sơn; ngoài ra còn có nhiều bể nhỏ nhưng trữ lượng cũng đáng kể.

− Titan: Trữ lượng lớn.

− Làm muối: Nhiều thuận lợi, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.

c) Tài nguyên hải sản

− Sinh vật biển giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao.

− Có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm…

− Rạn san hô và nhiều sinh vật ven các đảo, quần đảo.

d) Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ của nước ta?

− Là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc…

− Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

− Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, căn cứ để tiến ra biển và đại dương, nơi khai thác các nguồn lợi kinh tế…

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 8 2018 lúc 7:27

Đáp án B

Dầu khí là tài nguyên khoáng sản có giá trị kinh tế lớn nhất ở vùng biển nước ta. Các bể dầu tập trung chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam (các bể dầu lớn đang được khai thác là Cửu Long, Nam Côn Sơn; các bề dầu Thổ Chu – Mã Lai, sông Hồng..)

Bình luận (0)
Phương Pham
4 tháng 5 2021 lúc 20:47

D hoặc B 

`=>` chọn B

Bình luận (0)
Ngọc Huyền
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 5 2021 lúc 16:10

Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất và giá trị nhất vùng Đông Nam Bộ là *

A. Dầu mỏ, khí đốt

B. Sắt, apatit

C.Sét, cao lanh

D.Than đá, thiếc

Bình luận (0)
Quỳnh An - Moon
18 tháng 5 2021 lúc 16:12

A.Dầu mỏ khí đốt^^

Bình luận (0)
corona
19 tháng 5 2021 lúc 9:06

A

Bình luận (0)
Yến Trang 93
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 10 2023 lúc 17:43

1. Khoáng sản có giá trị nhất ở vùng biển nước ta là khoáng sản nào?

   Khoáng sản có giá trị nhất ở vùng biển nước ta là dầu khí. Việt Nam có nhiều khu vực biển chứa dầu và khí tự nhiên, và việc khai thác và sử dụng các tài nguyên này đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc gia.

2. Đảo nào có diện tích lớn nhất nước ta?

   Đảo lớn nhất của Việt Nam là đảo Phú Quốc, nằm ở tỉnh Kiên Giang. Đảo Phú Quốc có diện tích khoảng 589.23 km².

3. Vùng biển chủ quyền của nước ta bao gồm những bộ phận nào?

   Vùng biển chủ quyền của nước ta bao gồm các biển và hải phận thuộc chủ quyền của Việt Nam, bao gồm Biển Đông và Biển Đông Tây Nguyên, cũng như các hải đảo và quần đảo trên Biển Đông như Hoàng Sa và Trường Sa

4. Vì sao cần ưu tiên hoạt động đánh bắt xa bờ ở nước ta?

   Việt Nam cần ưu tiên hoạt động đánh bắt xa bờ vì nó đóng góp quan trọng vào nguồn thủy sản của quốc gia. Vùng biển nước ta rất phong phú về tài nguyên thủy sản, và hoạt động đánh bắt xa bờ giúp tận dụng nguồn tài nguyên này. Đánh bắt xa bờ cũng tạo thu nhập và việc làm cho nhiều người dân ven biển, góp phần vào phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của cộng đồng.

5. Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo ở nước ta gì?

   Các đảo và quần đảo ở nước ta có ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng bởi vị trí chiến lược. Chúng có thể được sử dụng như các căn cứ quân sự và địa điểm kiểm soát biên giới biển. Ngoài ra, bảo vệ chủ quyền trên biển và quần đảo là một phần quan trọng của nhiệm vụ an ninh quốc gia.

Bình luận (0)
Người Già
26 tháng 10 2023 lúc 17:43

6. Hoạt động khai thác thủy sản của nước ta hiện nay có đặc điểm gì?

   Hoạt động khai thác thủy sản của nước ta hiện nay có các đặc điểm như sử dụng công nghệ hiện đại hơn, ứng dụng nguồn lực bền vững hơn, và tăng cường quản lý nguồn lực biển để đảm bảo sự bền vững của ngành thủy sản.

7. Điều kiện thuận lợi của vùng biển nước ta để phát triển du lịch biển-đảo là gì?

   Vùng biển nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển-đảo, bao gồm cảnh quan thiên nhiên đẹp, vùng biển trong xanh, các đảo và bãi biển tuyệt đẹp, và văn hóa dân tộc đa dạng. Khí hậu ấm áp và nhiều hoạt động vui chơi thú vị cũng làm cho du lịch biển-đảo trở thành một nguồn thu hút lớn đối với

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Hoàng
Xem chi tiết
Chanh Xanh
19 tháng 1 2022 lúc 8:28

Than đá

Bình luận (0)
Nguyễn Gia Thượng Hân
19 tháng 1 2022 lúc 8:29

Trùng tên với nyc =)))

Bình luận (1)
Hân Nguyễn
19 tháng 1 2022 lúc 8:31

Than Đá 😅

Bình luận (1)
Thu Hiền
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
1 tháng 3 2016 lúc 9:53

a) Các trung tâm công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ

- Đà Nẵng : Quy mô trung bình từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng : Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng

- Quảng Ngãi : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulo

- Quy Nhơn : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, khai thác, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng

- Nha Trang :Quy mô trung bình từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng : Cơ cấu ngành :  Cơ khí, chế biến nông sản, điện tử, hóa chất, phân bón, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, sản xuất vật liệu xây dựng

- Phan Thiết : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản

b) Các mỏ khoáng sản

- Khoáng sản năng lượng ( nhiên liệu ) : than ở Nông Sơn (Quảng Nam)

- Kim loại : Sắt ( Quảng Ngãi), Vàng ( mỏ Bồng Miêu ở Quảng Nam, Vĩnh Thạnh ở Bình Định), Titan (Bình Định, Khánh Hòa)

- Phi Kim loại : Mica ( Đà Nẵng ), đá axit (Phan Rang, Quy Nhơn)

c) Các tài nguyên du lịch

* Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Bãi biển : Non Nước (Đà Nẵng), Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Đại lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)

- Nước khoáng : Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo ( Bình Thuận)

- Thắng cảnh : Núi  Bà Nà , Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết

- Vườn Quốc gia : Bình Phước, Núi Chúa ( Ninh Thuận)

- Khu sự trữ sinh quyển thế giới : Cù Lao Chàm (Quảng Nam)

* Tài nguyên du lịch nhân văn

- Di sản văn hóa thế giới : Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn

- Di tích lịch sử cách mạng : Ba Tơ (Quảng Ngãi)

-  Lễ hội truyền thống : Tây Sơn ( Bình Định), Tháp Bà ( Khánh Hòa), Katê ( Ninh Thuận)

- Làng nghề truyền thống : gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận)

d) Năm bãi biển ở Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam : Non Nước (Đà Nẵng), Quy Nhơn ( Bình Định), Nha Trang ( Khánh Hòa), Cà Ná ( Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)

e) Các cảng biển của vùng : Đà Nẵng (tp Đà Nẵng), Kì Hà ( Quảng Nam), Dung Quất ( Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Ba Ngòi, Cam Ranh ( Khánh Hòa)

g) Các nhà máy thủy điện có ở Duyên hải Nam Trung Bộ : A Vương ( Quản Nam), Vĩnh Sơn ( Bình Định), Sông Hinh ( Phú Yên), Hàm Thuận - Đa Mi ( Bình Thuận)

 

 

 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 5 2019 lúc 11:26

HƯỚNG DẪN

a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.

- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.

- Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.

b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:

- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.

- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.

- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.

d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:

- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.

- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.

Bình luận (0)
Name No
Xem chi tiết