các mối quan hệ giữa sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài
Câu 3: Giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào? Mỗi mối quan hệ cho 1 ví dụ
Gồm có mối quan hệ: Hỗ trợ và đối địch
Hỗ trợ \(\left\{{}\begin{matrix}\text{Cộng sinh}:\text{Cộng sinh giữa địa y và tảo.}\\\text{Hội sinh}:\text{Địa y sống bám trên cành cây.}\end{matrix}\right.\)
Đối địch \(\left\{{}\begin{matrix}\text{Cạnh tranh}:\text{cỏ dại phát triển làm giảm năng suất lúa.}\\\text{Kí sinh, nửa kí sinh}:\text{Giun đũa sống trong ruột người.}\\\text{Sinh vật này ăn sinh vật khác}:\text{vịt ăn cá}\end{matrix}\right.\)
Giữa các sinh vật cùng loài:
+ Hỗ trợ VD : Các con kiến hỗ trợ nhau trong tìm kiếm thức ăn
+ Cạnh tranh VD: Hiện tượng tự tỉa ở thực vật
Giữa các sinh vật khác loài:
+ Hỗ trợ
❏Cộng sinh: tảo và nấm sống trong địa y
❏ Hội sinh: Cá ép bám vào rùa biển
+ Đối địch
❏Cạnh tranh VD: lúa và cỏ dại trên cùng 1 cánh đồng
❏ Kí sinh VD: giun đũa sống trong ruột người
❏Sinh vật ăn sinh vật khác VD: dê và cỏ trên một cánh đồng
nêu các mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài
Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã được hình thành trên mối quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ hỗ trợ giữa các sinh vật khác nhau.
B. Quan hệ sinh sản.
C. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật.
D. Quan hệ cùng loài.
Câu 1: Nêu cách xử lí khi gặp người bị bỏng do nước sôi.
Câu 2: Cho ví dụ và nêu biểu hiện mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài sống gần nhau? Ý nghĩa của mối quan hệ đó
Câu 3: Cho ví dụ và nêu đặc điểm mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài sống gần nhau?
Trả lời hộ mình đi ạ, mai mình nộp rồi
Câu 1:
Nhanh chóng để vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút, việc làm này sẽ giúp vết bỏng được dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch vùng bị bỏng tránh các viêm nhiễm.
Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng. Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian chăm sóc tại nhà da vùng bỏng có thể tự liền lại nhưng nếu vết bỏng ở diện tích rộng, nặng hơn thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Mình chỉ trả lời được câu 1 thôi, bạn thông cảm nhé
Ai trả lời hộ đi mà, mai mình thi rồi!!
Các loài sinh vật cùng loài và khác loài có các mối quan hệ với nhau ntn?
Refer
Điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài là:
- Cơ sở của mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài là dựa trên mối quan hệ về mặt dinh dưỡng và sinh sản
- Cơ sở của mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài là dựa trên mối quan hệ về mặt dinh dưỡng
Quan hệ khác loài có nhiều hình thái quan hệ hơn quan hệ cùng loài
Mối quan hệ | Quan hệ cùng loài | Quan hệ khác loài |
Quan hệ hỗ trợ | Quan hệ hỗ trợ | Quan hệ cộng sinh Quan hệ hội sinh |
Quan hệ đối kháng | Quan hệ cạnh tranh | Quan hệ cạnh tranh Quan hệ kí sinh, nửa kí sinh Sinh vật này ăn sinh vật khác |
- Quan hệ hỗ trợ \(\left\{{}\begin{matrix}\text{Cộng sinh}\\\text{Hội sinh}\end{matrix}\right.\)
- Quan hệ đối địch \(\left\{{}\begin{matrix}\text{Cạnh tranh}\\\text{Kí sinh, nửa kí sinh}\\\text{Sinh vật này ăn sinh vật khác}\end{matrix}\right.\)
* Quan hệ hỗ trợ:
- Quan hệ khác loài là: quan hệ cộng sinh, hội sinh.
- Quan hệ cùng loài: quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh.
* Quan hệ đối kháng:
- Quan hệ khác loài là: quan hệ cạnh tranh, kí sinh, nửa kí sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác.
- Quan hệ cùng loài: quan hệ cạnh tranh.
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?
(1) Mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt.
(2) Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài.
(3) Ở mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ.
(4) Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Đáp án A
Các phát biểu đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã là: (2), (3), (4).
(1) sai vì mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi thúc đẩy sự tiến hóa của cả vật ăn thịt và con mồi.
Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, xét các phát biểu sau đây:
I. Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt
II. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và sống trong cùng một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài
III. Ở mối quan hệ kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ
IV. Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa
Có bao nhiêu kết luận đúng
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Chọn đáp án A.
Có ba phát biểu đúng là II, III, IV.
- Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài. Quan hệ giữa một sinh vật ăn một sinh vật khác là mối quan hệ hết sức khắc nghiệt, trong thiên nhiên đây chính là động lực tiến hóa của các loài sinh vật. Trong quá trình tiến hóa, thông qua chọn lọc cả vật dữ và con mồi đều hình thành những khả năng thích nghi để săn mồi có hiệu quả và lẩn tránh kẻ thù. Quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi luôn được giữ ở mức cân bằng động, nghĩa là số lượng cá thể của hai quần thể này dao động gần như đồng bộ với nhau.
- Trong quần xã, giữa các loài có chung nguồn sống, các loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở… và các điều kiện sống khác trong môi trường. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên sẽ có một loài thắng thế còn loài khác bị bại. Tuy nhiên, những loài có cùng một nguồn thức ăn vẫn có thể sống chung hòa bình trong một sinh cảnh, nếu ổ sinh thái của chúng không quá giống nhau. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân hóa ổ sinh thái của mình (bao gồm cả không gian sống, nguồn thức ăn và cách khai thác nguồn thức ăn đó).
- Quan hệ vật chủ - kí sinh là quan hệ của một loài sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ sinh vật đó. Mối quan hệ vật chủ - kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt, chỉ khác là vật kí sinh nhỏ, có số lượng đông, không gây chết ngay vật chủ mà chỉ làm yếu dần, gây bệnh cho sinh vật chủ. Sinh vật kí sinh không có đời sống tự do mà thường phụ thuộc vào một số loài sinh vật chủ nhất định.
Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, xét các phát biểu sau đây:
I. Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt
II. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và sống trong cùng một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài
III. Ở mối quan hệ kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ
IV. Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa
Có bao nhiêu kết luận đúng
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Chọn đáp án A.
Có ba phát biểu đúng là II, III, IV.
- Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài. Quan hệ giữa một sinh vật ăn một sinh vật khác là mối quan hệ hết sức khắc nghiệt, trong thiên nhiên đây chính là động lực tiến hóa của các loài sinh vật. Trong quá trình tiến hóa, thông qua chọn lọc cả vật dữ và con mồi đều hình thành những khả năng thích nghi để săn mồi có hiệu quả và lẩn tránh kẻ thù. Quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi luôn được giữ ở mức cân bằng động, nghĩa là số lượng cá thể của hai quần thể này dao động gần như đồng bộ với nhau.
- Trong quần xã, giữa các loài có chung nguồn sống, các loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở… và các điều kiện sống khác trong môi trường. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên sẽ có một loài thắng thế còn loài khác bị bại. Tuy nhiên, những loài có cùng một nguồn thức ăn vẫn có thể sống chung hòa bình trong một sinh cảnh, nếu ổ sinh thái của chúng không quá giống nhau. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân hóa ổ sinh thái của mình (bao gồm cả không gian sống, nguồn thức ăn và cách khai thác nguồn thức ăn đó).
- Quan hệ vật chủ - kí sinh là quan hệ của một loài sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ sinh vật đó. Mối quan hệ vật chủ - kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt, chỉ khác là vật kí sinh nhỏ, có số lượng đông, không gây chết ngay vật chủ mà chỉ làm yếu dần, gây bệnh cho sinh vật chủ. Sinh vật kí sinh không có đời sống tự do mà thường phụ thuộc vào một số loài sinh vật chủ nhất định.
Một loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, sinh sản của loài cá lớn. Loài cá ép sau khi bám lên cá lớn thì tạo nên các khe hở để 5 loài vi sinh vật khác bám lên và sinh sống nhưng không gây bệnh cho các loài tham gia. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ giữa các cá ép với các loài vi sinh vật là quan hệ kí sinh.
II. Mối quan hệ giữa tất cả các loài nói trên đều là quan hệ hỗ trợ khác loài.
III. Quan hệ giữa vi sinh vật với cá lớn là quan hệ hội sinh.
IV. Nếu loài cá ép tách khỏi cá lớn thì các loài vi sinh vật sẽ tách ra khỏi cá lớn.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Chọn đáp án A.
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.
Vì các mối quan hệ ở đây là một loài có lợi, loài còn lại trung tính.
ý I sai vì chúng không gây hại cho nhau.