Những câu hỏi liên quan
Vương Nhất Bác
Xem chi tiết
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Trà
5 tháng 5 2016 lúc 21:28

a/   Bpnt :  Từ trái nghĩa : đêm><ngày

                                     Sáng>< tối

b/ bạn tự làm nhé , tớ có ý nghĩa đơn giản thế này thôi : tháng năm là mùa hè nên đêm ngắn ngày dài , thàng 10 mùa đông nên ngày ngắn đêm dài

c/     Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng nam vừa làm vừa chơi

       Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

        Thàng 7 kiến bò chỉ lo lại lụt

Bình luận (0)
Ngọc Nguyễn Minh
21 tháng 12 2016 lúc 21:33

a)

Sử dụng từ trái nghĩaNói quá

b) tháng năm ở nước ta xảy ra đúng vào khi nửa cầu Đông nghiêng về phía mặt trời được chiếu sáng nhiều nên xảy ra hiện tượng ngày dài đêm ngắn,do đó mới có câu:"đêm tháng năm chưa nằm đã sáng"
Còn tháng mười ở nước ta xảy ra đúng vào khi nửa cầu tây nghiêng về phía mặt trời nhiều hơn,nửa cầu đông ít được chiếu sáng hơn nên xảy ra hiện tượng ngày ngắn đêm dài,do đó mới co câu:"ngày tháng mười chưa cười đã tối".

c)

Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.

 

Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
21 tháng 12 2016 lúc 22:49

a) Biện pháp nghệ thuật trong câu :

- Sử dụng từ trái nghĩa :

+ Sáng >< Tối

+ Đêm >< Ngày

- Nghệ thuật phóng đại thậm xưng ( nói quá ): vì trên thực tế ngày tháng mười( mùa đông) ngắn nhưng không phải là" chưa cười đã tối"

b) Nội dung của câu văn :

Nghĩa đen của câu tục ngữ này là: tháng năm (Âm lịch), thì đêm ngắn, ngày dài, tháng mười thì đêm dài, ngày ngắn. Cách nói cường điệu có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm ấy: chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. Phép đối xứng giữa hai vế câu làm nổi bật sự trái ngược trong tính chất của đêm mùa hạ và ngày mùa đông.

c) Các câu tục ngữ tương tự :

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.Tấc đất, tấc vàng.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điềnNhất thì, nhì thục. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Bình luận (0)
Võ Mỹ Lâm
Xem chi tiết
Anh Thư Đinh
5 tháng 1 2017 lúc 8:45

câu 2:Mau sao thì nắng,vắng sao thì mưa

Nghệ thuật:

kết cấu:ngắn gọn

vần :lưng (vắng,nắng)

phép đối:

đối ngữ:mau sao thì nắng-vắng sao thì mưa

đối từ: mau-vắng;nắng-mưa

đối vế: mau.....thì nắng,vắng....thì mưa

nhịp:4/4

hình ảnh: giàu hình ảnh (mau sao,vắng sao,mưa,nắng)

lập luận:chặt chẽ

Câu 3:Ráng mỡ gà,có nhà thì giữ

Nghệ thuật:

kết cấu: ngắn gọn

vần:lưng(gà,nhà)

phép đối:không có

nhịp:3/4

hình ảnh:đa dạng,phong phú(ráng mỡ gà,nhà)

lập luận:tương đối chặt chẽ

Câu 4: tháng bảy kiến bò,chỉ lo lại lụt

kết cấu:ngắn gọn

vần:lưng(bò,lo) đọc theo nhịp vần tương đối

phép đối:kiến bò-lo lại lụt

nhịp:4/4

hình ảnh:giản dị,cảnh báo(kiến bò,lụt)

lập luận:chặt chẽ

Câu 5:Tấc đất,tấc vàng

kết cấu:ngắn gọn

vần:không có (sử dụng lặp từ 'tấc')

phép đối:đất-vàng

nhịp:2/2

hình ảnh:đối lập,thể hiện(tấc đất,tấc vàng)

lập luận:chặt chẽ

Câu 6: Nhất canh trì,nhị canh viên,tam canh điền

Kết cấu:ngắn gọn

vần:lưng(viên,điền)

phép đối:không có(sử dụng lặp từ'canh')

nhịp:3/3/3

hình ảnh:giàu hình ảnh giản dị,kinh nghiệm(canh trì,canh viên,canh điền)

Câu 7: Nhất nước,nhì phân,tam cần,tứ giống

Kết cấu:ngắn gọn

vần :lưng(ân)

phép đối:không có(theo trình tự lần lượt nhất nhị tam tứ)

nhịp:3/3/3

hình ảnh:giàu hình ảnh kinh nghiệp,khuyên nhủ(nước,nhì phân,cần,tứ giống)

lập luận:chặt chẽ

Câu:8 Nhất thì,nhì thục

Nghệ thuật:

kết cấu:ngắn gọn

vần:(thì,nhì)(lặp âm đầu:NH,TH,NH,TH)

phép đối:không có

nhịp:2/2

hình ảnh:kinh nghiệp nông nghiệp(thì,thục)

lập luận:chặt chẽ

Bình luận (5)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
11 tháng 3 2023 lúc 19:45

Các câu tục ngữ sử dụng biện pháp tu từ nói quá.

Tác dụng của biện pháp tu từ ấy:

Nói quá là phép tu từ phóng đại quá mức cần thiết, quy mô, tính chất của sự việc vật, hiện tượng lạ được miêu tả để nhấn mạnh vấn đề, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm....

– Nói quá còn tồn tại tác dụng tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh vấn đề, gây ấn tượng mạnh.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
3 tháng 1 lúc 20:51

- Biện pháp tu từ: Nói quá

- Tác dụng: cảm nhận rõ sự thay đổi của các tháng trong các mùa, đặc biệt là tháng năm và tháng mười, thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau theo từng thời điểm.

Bình luận (0)
Nguyên tiến bảo châu
Xem chi tiết

Bốn câu đầu:
– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
– Mau sao thì nang, vắng sao thì mưa
– Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
-Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
đều là những kinh nghiệm về các hiện tượng thời tiết, khí hậu, quy luật tự nhiên của người xưa.
Câu đầu tiên có nghĩa là: Xét theo lịch âm thì ngày tháng năm dài, đêm ngắn và ngược lại ngày tháng mười ngắn, đêm dài. Sự khác nhau trong quy luật luân phiên ngày – đêm tại các thòi điểm trong năm bây giờ có thể dễ dàng được giải thích một cách khoa học trên cơ sở quy luật vận động xoay quanh mặt trời và tự quay quanh trục của trái đất kết hợp với kiến thức địa lí vể vị trí của nước ta (nằm gần xích đạo). Nhưng, do được ra đời từ rất lâư, câu tục ngữ này có lẽ chỉ đơn thuần là những quan sát thực tế của ngưòi nông dân xưa về một hiện tượng có tính quy luật lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác.
Câu Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa cho biết, nếu quan sát bầu tròi đêm hôm trước thấy nhiều sao thì hôm sau sẽ nắng còn nếu ít sao thì hôm sau sẽ có mưa. Phải chăng điều này liên quan đến mật độ mây: trời ít mây sẽ thấy nhiều sao đồng nghĩa với việc trời sẽ nắng còn trời nhiều mây, che lấp, khó nhìn thấy sao nghĩa là lượng hơi nước tích tụ nhiều, tất yếu dẫn đến mưa?
Câu Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ dự đoán hiện tượng bão sắp xảy ra: khi trên trời xuất hiện những đám mây vàng rực (như mỡ gà) nghĩa là tròi sắp dông bão, cần phòng chống, bảo vệ nhà cửa, của cải.
Khi nói Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt, ai cũng hiểu điều đó có nghĩa: hiện tượng kiến bò nhiều vào tháng bảy là điểm báo sắp có lụt. Cơ sở khoa học của kinh nghiệm này là: kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm vối những thay đổi của thời tiết, khí hậu. Khi trời sắp có mưa to, kéo dài gây lũ lụt, kiến sẽ bò từ trong tổ ra, di chuyển hàng đàn lên những khu vực cao để tránh lụt. Thêm nữa, tháng 6, tháng 7 vốn là mùa mưa ở miền Bắc nước ta, do vậy hiện tượng kiến bò nhiều vào thời điểm này càng khẳng định chắc chắn lũ lụt sẽ xảy ra.
Nói tóm lại, cả bốn câu tục ngữ trên đều là những kinh nghiệm được ông cha ta đúc kết dựa trên những quan sát thực tế cũng như những suy luận vê thời tiết khí hậu. Những kinh nghiệm quý báu ấy thậm chí cho đến nay vẫn có thể áp dụng và còn nguyên giá trị thực tế. Sự hiểu biết về quy luật ngày ngắn, đêm dài hay ngày dài – đêm ngắn ở các thời điểm khác nhau sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc sắp xếp công việc hợp lí và hiệu quả, dự đoán trước những hiện tượng, nắng, mưa, bão gió, lũ lụt… không chỉ giúp con người có kế hoạch phòng tránh, bảo vệ nhà cửa, vật nuôi, ruộng vườn… mà còn có thể dựa vào đó mà thực hiện những hoạt động sản xuất nông nghiệp, mùa vụ sao cho có lợi nhất… Tuy không phải những kinh nghiệm này lúc nào cũng tuyệt đối đúng nhưng nó đã thực sự có giá trị thực tiễn rất lổn trong cuộc sông và lao động, nhất là đối vói những người nông dân Việt Nam luôn luôn “trông trời, trông đất, trông mây” để chăm lo cho mùa vụ của mình

Bình luận (0)
Nguyên tiến bảo châu
27 tháng 2 2019 lúc 17:52

Bạn chỉ cần nêu ra nghệ thuật,nội dung của câu đã cho còn những câu kia thì ko cần

Bình luận (0)

Câu có nghĩa là: Xét theo lịch âm thì ngày tháng năm dài, đêm ngắn và ngược lại ngày tháng mười ngắn, đêm dài. Sự khác nhau trong quy luật luân phiên ngày – đêm tại các thòi điểm trong năm bây giờ có thể dễ dàng được giải thích một cách khoa học trên cơ sở quy luật vận động xoay quanh mặt trời và tự quay quanh trục của trái đất kết hợp với kiến thức địa lí vể vị trí của nước ta (nằm gần xích đạo). Nhưng, do được ra đời từ rất lâư, câu tục ngữ này có lẽ chỉ đơn thuần là những quan sát thực tế của ngưòi nông dân xưa về một hiện tượng có tính quy luật lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác.

Bình luận (0)
Nguyễn Trường Giang
Xem chi tiết
Thiện
22 tháng 3 2018 lúc 21:36

nói quá

Bình luận (0)
MC Nhật Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
10 tháng 2 2020 lúc 9:22

Trong kho tàng văn học nghệ thuật Việt Nam. Tục ngữ ca dao được coi là thể loại văn học mang tính nhân văn giàu đẹp ý nghĩa và có tính triết lí nghệ thuật cao. Nó cho ta thấy những kinh nghiệm quý báu sâu xa của ông cha ta về con người, thiên nhiên. Đó hai câu thơ mang hàm chứa những kinh nghiệm sâu sắc. Thể hiện rõ nét tô đậm qua hai tục ngữ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Hai câu thơ này đã thể hiện rõ những chuyển biến thời gian của thiên nhiên . Nếu hiểu theo lẽ vật lý tự nhiên đó là sự chuyển động quay quanh trục Trái Đất và xoay quanh mặt trời nên sinh ra hiện tượng tự nhiên dẫn đến sự trái lệch giữa hai nửa cầu và các mùa .

Bởi vậy vào tháng năm theo lịch âm theo cách tính của vòng quay lịch mặt trăng, do hướng nghiêng không đổi của Trái Đất, vậy nên ánh sáng của mặt trời chỉ có thể chiếu được một nửa của Trái Đất, vậy nên nửa cầu Bắc được nhận nhiều ánh sáng của mặt trời nhiều hơn so với nửa cầu Nam. Nên mới sinh ra hiện tượng tháng năm "Ngày ngắn đêm dài" khép lại mùa xuân se lạnh và bắt đầu và những tháng khởi đầu của mùa hè với cái nắng gay gắt.

Còn đến tháng mười âm lịch, do thời tiết chuyển sang cái se lạnh của khí trời mùa đông. Do nửa cầu Bắc bị chếch xa phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng nên nhận nguồn gió của khí lạnh từ áp cao thổi vào nước ta nên mang thời tiết lạnh khô vào mùa đông. Vậy nên mới thấy nước ta nằm ở nửa cầu Bắc nên " Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Vậy nên để đi sâu rõ hơn về quy luật chuyển biến thiên nhiên đối.

Câu thứ nhất “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Được hiểu rằng tháng năm là tháng bắt đầu của mùa hè nóng bức mang lại cái nắng, khiến cho bầu không khí trở nên oi ả. Thời gian sẽ chuyển biến một cách khác thường đêm ngắn ngày dài vì thế ông cha ta sau bao nhiêu năm sinh sống đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu và bài học ví von được thể hiện qua sự chảy trôi của thời gian đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

Sự chuyển biến khoảng thời gian ban đêm trôi đi rất nhanh khiến cho con ta cảm nhận vừa mới chợp mắt nghỉ ngơi thì trời đã chuyển sang sáng mất rồi lại bắt đầu một ngày với những lo toan công việc. Cũng giống như theo cách nghĩ xưa thường hay có những câu nói liên tưởng sau một ngày dài vất vả muốn được nghỉ ngơi vắt tay lên trán suy nghĩ xem mai phải làm những việc gì thì trời đã sáng rồi.

Do đó câu tục ngữ vừa mang đến ý nghĩa chỉ quy luật tự nhiên lại vừa mang âm hưởng vui tươi của người dân lao động sản xuất mang màu sắc dân gian. Vậy đưa ra cho ta cơ sở thực tiễn về hai câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng thực tế về cơ sở khoa học đã nghiên cứu và khẳng định hai vị trí của Trái Đất quỹ đạo quay quanh Mặt Trời.

Trong câu tục đúc kết cho ta bài học kinh nghiệm quý báu nhằm răn đe giáo dục trong cuộc sống. Qua hai câu tục ngữ cho ta thấy mọi người nên bố trí lịch trình công việc sao cho hợp lý, sắp xếp thời gian một cách phù hợp với những tháng ngày dài đêm ngắn, ngày ngắn đêm dài nhất là ở nông thôn. Nó sẽ giúp người dân có một mùa màng bội thu.

Như vậy ta thấy rõ sự hiểu biết sâu rộng khi nhìn nhận thời gian qua cái kinh nghiệm vốn có trước sự thay đổi về thờ tiết, về các tháng, mùa trong năm và chuyển biến của thời gian không gian nhìn nhận sự việc bằng cái nhìn chân thực. Được ông cha ta chiêm nghiệm tìm tòi những lẽ sống đúng đắn.

Hai câu tục ngữ dân gian đã cho ta hiểu hết được những ta nghĩa sâu xa cao đẹp về tự nhiên hiểu và cảm nhận rõ bằng những vốn từ ngữ dân gian mộc mạc mà ông cha ta đúc kết được những ý nghĩa tốt đẹp bài học về thời tiết, thiên nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho con người, người dân trong trồng trọt, chăn nuôi, canh tác.

#Châu's ngốc

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yêu nè
10 tháng 2 2020 lúc 15:17

Ca dao tục ngữ là kho tàng trí tuệ của con người được tích lũy qua nhiều thế hệ. Người xưa thường tổng kết kinh nghiệm của mình bằng những câu nói ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Một trong những câu tục ngữ như thế đó là:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Trước hết, hãy hiểu hơn về thể loại văn học dân gian này. Ca dao, tục ngữ là những câu nói nhân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Kết tinh từ cuộc sống, tục ngữ trở lại bồi đắp thêm cho tâm hồn con người nhiều kinh nghiệm quý báu, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú.

Câu tục ngữ trên nghe có vẻ nghịch lý. Bởi vì thời gian của ngày và đêm làm sao có thể dài và ngắn khác nhau được. Nhưng nó lại hết sức đúng đắn theo sự quan sát của con người. Vào tháng năm, mùa hạ, ngày dài hơn đêm. Vào tháng mười, mùa đông, đêm dài hơn ngày.

Thứ nhất về kiến thức địa lí: Trái đất thì chuyển động quanh Mặt trời. Trục Trái đất luôn nghiêng về một phía không đổi nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía mặt trời còn nửa kia thì chếch xa. Bởi thế, khí hậu trên trái đất chia làm 4 mùa khác nhau. Hiện tượng tháng năm ngày dài đêm ngắn hay tháng mười ngày ngắn đêm dài cũng được lí giải dựa trên quy luật đó.

Sự kì diệu của tự nhiên vẫn còn là điều bí ẩn đối với con người. Càng đi xa vào vũ trụ, con người càng lí giải được nhiều điều mà trước đây vốn là bí mật.

Nước ta nằm ở Bắc bán cầu. Từ tháng 3 đến tháng 9, Bắc bán cầu ngả về phía mặt trời. Nghĩa là, Bắc bán cầu nhận nhiều ánh sáng hơn Nam bán cầu. Do vật mùa xuân và mùa hạ ở Bắc bán cầu ngày dài hơn đêm, Nam bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.

Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, Nam bán cầu ngả về phía mặt trời. Nghĩa là Nam bán cầu nhận được nhiều ánh sáng hơn Bắc bán cầu.Do vậy, mùa xuân hạ ở nam bán cầu ngày dài hơn đêm, bắc bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.

Ở xích đạo quanh năm ngày đêm dài bằng nhau, càng xa xích đạo độ dài ngày đêm càng lệch.

Đó là những kiến thức khoa học về những quy luật chuyển biến của thiên nhiên. Còn đối với những người làm nông dân chất phác thì họ chỉ dựa vào những kinh nghiệm đúc kết từ bao nhiêu năm để họ hình dung về những ảnh hưởng của thiên nhiên khí hậu đến với họ như thế nào .

Vào khoảng tháng 5 âm lịch, đó là những ngày hè oi bức thì đây cũng là mùa vụ của người nông dân. Người nông dân thường làm việc rất vất vả vào thời điểm này. Sau một ngày dài làm việc vất vả họ chỉ mong mau đến tối để được nghỉ ngơi, thư giãn nhưng chưa nghỉ được bao lâu thì trời lại sáng (chưa nằm đã sáng). Vậy là họ phải tiếp tục thức dậy để bắt đầu một ngày làm việc vất vả mới .

Tiếp tục vào khoảng tháng 10, 11 âm lịch, là mùa đông lạnh giá, thời tiết khắc nghiệt nên không thích hợp cho mùa vụ , trồng trọt. Đây là khoảng thời gian thảnh thơi nhất của người nông dân trong năm. Ai cũng muốn đi chơi , đi chào hỏi mỗi người nhưng thời tiết khắc nghiệt nên mọi người có xu hướng ở nhà. Nhưng chưa được bao lâu thì trời lại tối (chưa cười đã tối) lại tới thời gian nghỉ ngơi .

Sự chuyển động của thiên nhiên luôn thay đổi thất thường nhưng bên cạnh đó cũng có những quy luật nhất định. Và người nông dân chất phác của chúng ta không cần những kiến thức khoa học cao xa mà chỉ cần nhờ sự nhanh nhẹn, tinh tế, chăm chỉ và giàu kinh nghiệm đã tìm ra những quy luật đó. Nhờ đó mà mùa vụ được diễn ra thuận lợi bên cạnh đó câu tục ngữ còn có ý nghĩa giúp chúng ta quý trọng thời gian.

Nguồn vndoc

@@ Học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
animepham
26 tháng 2 2023 lúc 21:39

Biện pháp nói quá được sử dụng trong câu tục ngữ nào? 

A. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối. 

B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 

C. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

D. Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

Bình luận (0)