Những câu hỏi liên quan
Ngọc Rubi
Xem chi tiết
nguyễn hữu minh ngọc
7 tháng 1 2022 lúc 19:49

Giữa trưa mùa hè oi bức quá ! Mẹ tre bị nắng chiếu rực cũng nhặn nhọc lắm .  Lá mẹ tre thì đỏ hoe lên từng mắt vì nắng , huống hồ chị ấy còn là thuộc giống loài măng . Bác gió thì đi chơi từ sáng. Chỉ mong lấy đi hương núi rừng bởi vì trời nó nóng và oi bức quá nên gió cũng phải trọ tiền nương . Trời nóng không có làn gió mát nên chị măng không thể nào ngủ được . Dù mẹ tre tha thiết cầu gió bèn dỗ dành bài ca dao . Măng non bèn cởi bỏ áo cho đỡ nắng . Phơi cái lừng giữa trưa hè , nép thân mình bên lưng mệ . Mơ ước một ngày được thành tre !

Bình luận (0)
Ngọc Anhh
Xem chi tiết
Hàng Tô Kiều Trang
4 tháng 2 2023 lúc 11:54

bạn đưa bài thơ lên luôn nhé.

Bình luận (1)
Ngọc Anhh
4 tháng 2 2023 lúc 12:00

Trưa hè oi bức quá
Mẹ tre cũng nhọc nhằn
Đỏ hoe từng mắt lá
Huống hồ chi là măng

Bác gió đi từ sáng
Mong lấy hương núi rừng
Bởi vì trời quá nắng
Nên gió trọ triền nương

Không có làn gió mát
Măng không ngủ được nào
Dù mẹ tre tha thiết
Dỗ dành bài ca dao

Măng non bèn cởi áo
Phơi lưng giữa trưa hè
Nép mình bên chân mẹ
Mơ một ngày thành tre…

Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng 

bài thơ đây nhé

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
4 tháng 2 2023 lúc 12:12

Dàn bài cho bạn làm nha.

Mở bài:

- Hóa thân vào một nhân vật trong chuyện:

+ Vd như hóa thân thành búp măng. (mình làm hóa thân thành búp măng luôn cho cụ thể he)

Thân bài:

- Miêu tả khí trời, cảnh vật:

+ Oi nóng, khó chịu vô cùng.

+ Bản thân thấy vô cùng mỏi mệt.

+ Suy nghĩ: đến mẹ cũng nhọc nhằn, mắt lá của mẹ đỏ hoe ôi sao mà tội mẹ quá!.

- Dựa theo câu chuyện, kể theo lời "tôi":

+ Bác gió thì đi từ sáng, bận đi lấy hương núi rừng chẳng lướt qua đây để ai được mát cả. Tôi mệt lắm.

+ Trời nắng quá, tôi chẳng ngủ được gì cả. Mùa hè này sao mà oi mà bức quá.

+ Tả hành động của mẹ mình:

-> Tha thiết dỗ bài ca dao cho mình ngủ => Nhưng mình không ngủ được, than thở,..

-> Dịu dàng khuyên tôi ngủ.

-> ...

+ Nói về hành động của mình:

-> Đành phải cởi áo ra cho thoải mái dễ ngủ.

-> Cố gắng nép mình bên chân mẹ để đỡ nắng nực.

-> Cảm thấy hạnh phúc vì có mẹ kề bên.

-> ...

Kết đoạn:

- Kể về ước mơ của mình:

+ Mong mau chóng được lớn như mẹ, trở thành cây tre cứng cáp khỏe mạnh.

Bình luận (1)
an trần
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Huyền
7 tháng 4 2022 lúc 22:32

Tk:

Nắng sớm mai dịu dàng chiếu sáng cả khu vườn. Gió nhè nhẹ thổi. Tiếng chim ca líu lo cất lên chào buổi sáng. Tia nắng nhàn nhạt nghịch ngợm, vui đùa trên chiếc lá non làm nổi bật hình ảnh giọt nước mưa nhỏ nhoi còn đọng trên lá. Giọt nước thấy mình thật đẹp. Trong suốt như pha lê, sáng long lanh như ngọc. Từ trên lá non, giọt nước thấy dưới đất có một vũng nước đục ngầu. Giọt nước cất tiếng: - Trời ơi! Sao có người đục ngầu và xấu xí đến thế nhỉ? Hãy nhìn tôi này, trong trẻo và trắng ngần thế này kia mà. Vũng nước cất giọng Ồm Ồm trả lời: - Tôi không xinh đẹp bằng bạn nhưng tôi có con mắt nhìn xa xăm. Dưới đất này tôi có thể nhìn thấy bầu trời trong xanh, thấy tán lá cây xanh mướt và thấy được cả khu vườn. Còn bạn, bạn chỉ nằm trên lá non có chạy nhảy được đâu. Giọt nước rất tò mò: - Vậy bạn kể cho tôi nghe đi. Làm sao bạn có thể nhìn được cả khu vườn trong khi bạn cũng chì đứng yên một chỗ. Vũng nước lăn tăn theo làn gió chạy qua. Nó vừa rung rinh vừa thủng thẳng đáp: - Tôi thấm dần vào trong đất hoặc bay hơi lên. Và khi ấy, tôi sẽ nhìn được cả khu vườn. Bạn có biết khu vườn đẹp thế nào không? Giọt nước hớn hở: - Tôi cũng có thể nhìn thấy khu vườn và bầu trời mà. Vũng nước ôn tồn: - Bạn trong trẻo nhưng nhỏ bé và mong manh thế kia. Qua đôi mắt bạn, người ta chĩ nhìn thấy một nhành cây hoặc một nhánh cỏ. Còn tôi, sau cơn mưa rào chỗ nào cũng có vũng nước đọng. Khi bổc lên theo hơi nước, chúng tôi kể cho nhau nghe về những bông hoa rực rỡ, tràn đầy sức sống. Chúng tôi thấy những viên sỏi lấp lánh trên đường. Chúng tôi thấy biết bao cảnh, bao người. Còn bạn, giọt nước ạ. Bạn đậu trên lá thì bạn chỉ thấy màu xanh của lá non. Bạn đỗ trên cánh hoa thì bạn chỉ thấy cánh hoa mà không thấy thân cây. Giọt nước thấy mình bé nhỏ thật. Nó thầm hối hận vì đã kiêu hãnh và nhìn mọi vật qua vẻ bề ngoài. Vũng nước đục mới thông thái làm sao! Rồi gió thổi mạnh, gió đưa bàn tay nâng cành cây lên cao. Giọt nước chao đảo rồi lại gieo mình vào vũng nước đục...

Bình luận (0)
Đỗ Thị Minh Ngọc
7 tháng 4 2022 lúc 22:33

Tham khảo:

Nắng sớm mai dịu dàng chiếu sáng cả khu vườn. Gió nhè nhẹ thổi. Tiếng chim ca líu lo cất lên chào buổi sáng. Tia nắng nhàn nhạt nghịch ngợm, vui đùa trên chiếc lá non làm nổi bật hình ảnh giọt nước mưa nhỏ nhoi còn đọng trên lá. Giọt nước thấy mình thật đẹp. Trong suốt như pha lê, sáng long lanh như ngọc. Từ trên lá non, giọt nước thấy dưới đất có một vũng nước đục ngầu. Giọt nước cất tiếng: - Trời ơi! Sao có người đục ngầu và xấu xí đến thế nhỉ? Hãy nhìn tôi này, trong trẻo và trắng ngần thế này kia mà. Vũng nước cất giọng Ồm Ồm trả lời: - Tôi không xinh đẹp bằng bạn nhưng tôi có con mắt nhìn xa xăm. Dưới đất này tôi có thể nhìn thấy bầu trời trong xanh, thấy tán lá cây xanh mướt và thấy được cả khu vườn. Còn bạn, bạn chỉ nằm trên lá non có chạy nhảy được đâu. Giọt nước rất tò mò: - Vậy bạn kể cho tôi nghe đi. Làm sao bạn có thể nhìn được cả khu vườn trong khi bạn cũng chì đứng yên một chỗ. Vũng nước lăn tăn theo làn gió chạy qua. Nó vừa rung rinh vừa thủng thẳng đáp: - Tôi thấm dần vào trong đất hoặc bay hơi lên. Và khi ấy, tôi sẽ nhìn được cả khu vườn. Bạn có biết khu vườn đẹp thế nào không? Giọt nước hớn hở: - Tôi cũng có thể nhìn thấy khu vườn và bầu trời mà. Vũng nước ôn tồn: - Bạn trong trẻo nhưng nhỏ bé và mong manh thế kia. Qua đôi mắt bạn, người ta chĩ nhìn thấy một nhành cây hoặc một nhánh cỏ. Còn tôi, sau cơn mưa rào chỗ nào cũng có vũng nước đọng. Khi bổc lên theo hơi nước, chúng tôi kể cho nhau nghe về những bông hoa rực rỡ, tràn đầy sức sống. Chúng tôi thấy những viên sỏi lấp lánh trên đường. Chúng tôi thấy biết bao cảnh, bao người. Còn bạn, giọt nước ạ. Bạn đậu trên lá thì bạn chỉ thấy màu xanh của lá non. Bạn đỗ trên cánh hoa thì bạn chỉ thấy cánh hoa mà không thấy thân cây. Giọt nước thấy mình bé nhỏ thật. Nó thầm hối hận vì đã kiêu hãnh và nhìn mọi vật qua vẻ bề ngoài. Vũng nước đục mới thông thái làm sao! Rồi gió thổi mạnh, gió đưa bàn tay nâng cành cây lên cao. Giọt nước chao đảo rồi lại gieo mình vào vũng nước đục...

Bình luận (0)
kimcherry
7 tháng 4 2022 lúc 22:36

Tk

Nắng sớm mai dịu dàng chiếu sáng cả khu vườn. Gió nhè nhẹ thổi. Tiếng chim ca líu lo cất lên chào buổi sáng. Tia nắng nhàn nhạt nghịch ngợm, vui đùa trên chiếc lá non làm nổi bật hình ảnh giọt nước mưa nhỏ nhoi còn đọng trên lá. Giọt nước thấy mình thật đẹp. Trong suốt như pha lê, sáng long lanh như ngọc. Từ trên lá non, giọt nước thấy dưới đất có một vũng nước đục ngầu. Giọt nước cất tiếng: - Trời ơi! Sao có người đục ngầu và xấu xí đến thế nhỉ? Hãy nhìn tôi này, trong trẻo và trắng ngần thế này kia mà. Vũng nước cất giọng Ồm Ồm trả lời: - Tôi không xinh đẹp bằng bạn nhưng tôi có con mắt nhìn xa xăm. Dưới đất này tôi có thể nhìn thấy bầu trời trong xanh, thấy tán lá cây xanh mướt và thấy được cả khu vườn. Còn bạn, bạn chỉ nằm trên lá non có chạy nhảy được đâu. Giọt nước rất tò mò: - Vậy bạn kể cho tôi nghe đi. Làm sao bạn có thể nhìn được cả khu vườn trong khi bạn cũng chì đứng yên một chỗ. Vũng nước lăn tăn theo làn gió chạy qua. Nó vừa rung rinh vừa thủng thẳng đáp: - Tôi thấm dần vào trong đất hoặc bay hơi lên. Và khi ấy, tôi sẽ nhìn được cả khu vườn. Bạn có biết khu vườn đẹp thế nào không? Giọt nước hớn hở: - Tôi cũng có thể nhìn thấy khu vườn và bầu trời mà. Vũng nước ôn tồn: - Bạn trong trẻo nhưng nhỏ bé và mong manh thế kia. Qua đôi mắt bạn, người ta chĩ nhìn thấy một nhành cây hoặc một nhánh cỏ. Còn tôi, sau cơn mưa rào chỗ nào cũng có vũng nước đọng. Khi bổc lên theo hơi nước, chúng tôi kể cho nhau nghe về những bông hoa rực rỡ, tràn đầy sức sống. Chúng tôi thấy những viên sỏi lấp lánh trên đường. Chúng tôi thấy biết bao cảnh, bao người. Còn bạn, giọt nước ạ. Bạn đậu trên lá thì bạn chỉ thấy màu xanh của lá non. Bạn đỗ trên cánh hoa thì bạn chỉ thấy cánh hoa mà không thấy thân cây. Giọt nước thấy mình bé nhỏ thật. Nó thầm hối hận vì đã kiêu hãnh và nhìn mọi vật qua vẻ bề ngoài. Vũng nước đục mới thông thái làm sao! Rồi gió thổi mạnh, gió đưa bàn tay nâng cành cây lên cao. Giọt nước chao đảo rồi lại gieo mình vào vũng nước đục...

Bình luận (0)
Quỳnh Chi Nguyễn
Xem chi tiết

Tham khảo :

Ngày xưa, xưa lắm rồi, trong khu rừng nọ, có đôi bạn sống bên nhau. Khu rừng ấy rất đẹp. Những hàng cây cổ thụ cao to, tán chạm trời xanh là nơi trú ngụ của những chú chim xinh xắn, nghịch ngợm, ngày đêm líu lo ca hát. Những dòng suối trắng bạc trong veo, len lỏi khắp nơi. Tiếng róc rách như cung đàn thần tiên, đánh thức mọi chú cá đang nằm trong khe suối thức dậy để tung tăng bơi lội. Và dọc theo con suối ấy là bờ cỏ thơm, nơi đôi bạn Bê vàng và Dê tráng vẫn đi tìm thức ăn.

Bê vàng đi tìm cỏ, lạc lối về

Bê vàng và Dê trắng là đôi bạn rất thân trong khu rừng này. Có lẽ hai bạn sẽ vui đùa, sẽ sống cùng nhau mãi mãi nếu không có câu chuyện này xảy ra.

Hôm ấy, cô Mây lang thang sang khu rừng nào chẳng biết. Chị Mưa lại ngủ suốt ngày, chỉ một mình bác Mặt Trời to đi làm. Bác Mặt Trời miệt mài với công việc. Bao nhiêu nắng bác đổ, bác dội xuống trần gian.
Thế là hạn hán. Mọi người đều khổ sở. Cả đôi bạn Bê vàng và Dê trắng của chúng ta cũng không thoát khỏi. 
Bê vàng thức dậy vào buổi sớm mai. Nóng nực quá! À... mà sao... Bê vàng nhìn nhìn chung quanh. Sao dòng suối hôm nay buồn bã thế? Sao không rung lên chuỗi nhạc réo rắt, thần tiên? Hàng cây cổ thụ lại rũ lá héo khô? Tiêng hót véo von của bầy chim xinh xắn, tinh nghịch đâu rồi? Bao câu hỏi cứ vọng lên mãi, nhung Bê vàng không tài nào trả lời được.

- Dê trắng ơi! Dê trắng ơi - Bê vàng khẽ lay Dê trắng - Bạn dậy đi.

Dê trắng bừng tỉnh giấc và cũng thấy ngay khung cảnh buồn bã đang hiện rõ trước mắt mình. Đôi bạn nhìn nhau... Hạn hán rồi đấy! Bây giờ biết làm sao?

- Bê vàng à. Mình đi khắp khu rừng xem như thế nào. Chẳng lẽ...

Bê vàng gật đầu. Cả hai bạn cùng đi khắp khu rừng. Những bãi cỏ héo khô. Bờ suối cạn, trơ lớp cát bỏng dưới sâu. Nước chỉ còn đọng lại trong các khe đá vài giọt long lanh. Dê trắng nhường cho Bê vàng uống. Bê vàng lại nhường cho Dê trắng. Bạn nào cũng không chịu uống. Dê trắng thủ thỉ:

- Thôi, Bê vàng ạ! Còn nước thì bạn cứ uống đi, mình chẳng sao đâu.

Nhưng thương bạn ai lại làm thế bao giờ.

Dê trắng đi tìm bạn

Ngày tháng nối tiếp nhau trôi mãi. Lá vàng đã rơi đầy mặt đất. Hàng cây trơ trụi, khắp rừng không tìm được đâu một ngọn cỏ, một chiếc lá non. Nhìn những chiếc lá úa, Bê vàng và Dê trắng nhớ lại các ngày trước.

Vào những buổi sáng, khi cây rừng còn đẫm sương đêm, hai bạn đã thức dậy, vui vẻ đuổi theo đàn bướm bay lượn rập rờn.

Bê vàng thấy thương bạn quá và cũng đói khắt lắm rồi. Cổ Bê vàng khô, đắng, người mỏi. Hôm ấy Bê vàng thức dậy trước bạn, lang thang khắp nơi mong tìm đứợc thức ăn. Nhưng rừng sâu quá đội, Bê vàng đi, đi mãi đến quên đường về. Bê vàng bật khóc, sợ hãi. Giọt nước mắt lăn dài rơi xuống. Bê vàng càng thổn thức. Bê vàng khóc vì bị lạc, vì sợ Dê trắng buồn. Thật vậy, khi thức dậy, không thấy bạn, Dê trắng hối hả đi tìm.

- Bê... Bê... ê...ê...

Dê trắng cố gọi thật to và... khóc. Dê trắng thương bạn quá. Ngày nào hai bạn còn vui đùa, tìm thức ăn cùng nhau. Thế mà bây giờ... Chỉ vì ông trời ác quá. Sao ông nỡ làm như vậy?

Dê trắng đi khắp rừng, không tài nào tìm được bạn Bê vàng. Cho đến tận bây giờ, Dê trắng cứ đi tìm, vẫn gọi mãi “Bê...ê ... Bê... ê...”

Tiếng kêu nghe buồn, đầy tình yêu thương bạn bè. Tiếng gọi ấy tuy Bê vàng không nghe được để trở về, nhưng là một lời nhắn nhủ chúng ta: Hãy biết thương yêu bạn bè.

Bình luận (0)
Dang Khoa ~xh
10 tháng 6 2021 lúc 15:29

THAM KHẢO!

Chiều về, ông mặt trời nấp sau bụi tre, những vạt nắng nhẹ nhàng còn vương lại trên cây cỏ. Những đám mây đi đâu giờ về đây tụ họp hát ca. Gió thổi về nghe mát làm cho hàng tre xanh rì rào như đang nói chuyện. Bờ sông giống như một thảm cỏ màu xanh với những bông cải vàng đưa mình vào trong gió... Buổi chiều, sau khi hoàn thành công việc, bò ta được thảnh thơi ra bến sông uống nước. Đó là khoảng thời gian sảng khoái nhất trong ngày của chú. Bò ta nhởn nhơ gặm những cây cỏ non xanh, ngon ngọt... Bụng đã no nê, bò ra bờ sông uống nước. Làn nước mới trong xanh làm sao dường như nhìn được xuống tận đáy. Mấy chú cá bơi lội tung tăng bên những đám rong mềm mại, những nàng tôm nhảy nhót tưng bừng... Mặt nước tựa như một cái gương khổng lồ, soi chiếu được mọi vật. Những đám mây trên trời cũng nghiêng mình xuống soi bóng, nước lặng lẽ nằm nhìn những đám mây xanh.

...Bò ta chậm rãi uống từng ngụm nước mát lành như thể đang thưởng thức một món ăn ngon. Cúi đầu xuống, bò ta giật mình khi gặp lại anh bạn cũ mà hôm nào ra sông uống nước bò cũng thấy. Bò vui mừng khôn xiết, cất tiếng chào: “Kìa anh bạn. Lại gặp anh ở đây”. Nhưng người bạn này rất đặc biệt, chẳng bao giờ nói cả. Lần nào bò ta hỏi thăm cũng im lặng. Người bạn ấy còn hay bắt chước bò, giống đến từng động tác. Bò gật đầu, anh bạn kia cũng gật, bò mỉm cười anh ta cũng cười theo... Trông anh ta giống hệt chú Anh ấy giống từ cái tai đến cái mũi, đôi mắt rồi cả cái sẹo nhỏ trên đầu do một lần không may va vào cánh cửa chuồng. Nếu ai trông thấy hẳn sẽ nói hai chú là anh em sinh đôi, giống nhau như hai giọt nước. Bò ta đã hỏi mà anh bạn kia vẫn không một lời đáp lại. Vì thế bò ta càng thắc mắc. Hôm nay cũng thế, người bạn kia vẫn lặng yên nhìn chú bò khiến chú không biết phải làm sao. Nhìn khuôn mặt ngơ ngác của chú mà tội nghiệp. Mặt nước thấy vậy toét miệng ra cười. Bỗng người bạn biến mất. Bò ta càng ngơ ngác không hiểu gì hơn. Bò ngó quanh vẫn không thấy bạn. Lần nào cũng thế, cậu ta biến mất thật nhanh và bí hiểm. Hôm trước, có một chú cá quẫy đuôi nhảy lên cao người bạn cũng biến mất. Bò ta buồn lắm, đi khắp nơi tìm kiếm, vừa đi vừa ngó trước nhìn sau vừa ậm ò kêu bạn...

Bóng tối đã dần bao trùm lên ngõ xóm. Mọi vật đã trở về nhà. Chỉ còn mình chú bò lang thang tìm bạn. Chú vẫn không hay biết rằng, người bạn kia chỉ là cái bóng của chú in hình xuống mặt nước lặng yên và sẽ mất đi khi mặt nước lay động. Chú bò ngây thơ vẫn đi tìm, tìm một người bạn không có thật trên đời này.
Bình luận (1)
Ħäńᾑïě🧡♏
10 tháng 6 2021 lúc 15:31

#Tham_khảo!

 

Từ xa xưa thuở nào Trong rừng xanh sâu thẳm Đôi bạn sống bên nhau Bê vàng và Dê trắng Một năm trời hạn hán Suối cạn cỏ héo khô Lấy gì nuôi đôi bạn Chờ mưa đến bao giờ Bê vàng đi tìm cỏ Lang thang quên đường về Dê trắng thương bạn quá Chạy khắp nẻo tìm Bê Đến bây giờ Dê trắng Vẩn gọi hoài Bê! Bê!

Từ lâu lắm rồi, trong khu rừng nọ có đôi bạn Bê váng và Dê trắng sống bên nhau. Đôi bạn thân thiết tưởng như không thể nào xa cách.

Thế nhưng, năm ấy trời hạn hán, ruộng đồng nứt nẻ, cánh rừng trơ trọi. Mọi người khốn khổ vô cùng, cả Bê vàng và Dê trắng cũng không thoát khỏi. Ngày tháng đối đầu với khô hạn cứ nối tiếp nhau. Hai bạn trông chờ mưa nhưng chẳng thấy mưa đâu, họ thất vọng vô cùng. Cánh rừng bây giờ chỉ còn trơ lại những cây khô trụi lá. Dòng nước trong dưới suối cũng không còn nữa. Đôi bạn thấy thương nhau quá!

Rồi buổi mai hôm ấy, một buổi mai với khí trời oi ả, nóng nực. Bê vàng thức dậy, quyết định đi xa để tìm cỏ. Bê vàng ra đi, vừa đi vừa thầm mong tìm được cỏ để nuôi mình và nuôi bạn nhưng nào có thấy cỏ đâu. Bê vàng đi mãi, đi mãi trong rừng sâu hoang vắng, lang thang vào chốn rừng già. Thế rồi Bê vàng đã quên con đường về, Bê lên tiếng cầu cứu mình thoát khỏi nơi hoang dã ấy. Tiếng kêu vang vọng nhưng đâu có ai đáp lại. Hoảng sợ trước cảnh rừng hoang xa lạ, sợ không gặp được bạn Dê trắng, những giọt nước mắt lăn dài trên má Bê vàng. Bê cứ khóc, tiếng khóc nức nở như làm vơi đi nỗi buồn từ sâu thẳm lòng mình. Bê vẫn không sao tìm được đường về.

Ngày lại, ngày qua... Dê trắng không thấy bạn trở về nên bôn ba đi tìm bạn. Tìm kiếm khắp rừng, mặc cho đói khát, mặc cho đôi chân rã rời, mặc cho thú dữ đe dọa... Dê trắng vẫn đi tìm bạn, mãi gọi Bê! Bê! Tiếng gọi của Dê trắng vọng vào vách núi, vang lánhlót trong khắp khu rừng ấy nhưng Bê vàng nào nghe thấy.

Tình cảm của Bê vàng và Dê trắng thật cảm động. Tiếng kêu của Dê trắng nghe buồn thảm, đáng thương. Tiếng gọi ấy tuy Bê vàng không nghe được để trở về nhưng ẩn chứa một tình bạn sâu sắc, thủy chung. Nó là lời nhắn gởi chúng ta hãy mở rộng vòng taynhân ái, san sẻ cùng mọi người, hãy có tình bạn cao đẹp...

Bình luận (0)
nguyễn thị thanh hiền
Xem chi tiết
Long Nguyễn
2 tháng 4 2018 lúc 18:48

ột buổi chiều hè, Cánh Cam cùng mẹ đi dạo mát. Bất thình lình, từng tảng mây đen kéo đến che kín mặt trời, không gian một màu xám xịt.

Gió thổi dữ dội cuốn tung mọi thứ. Cánh Cam bay chới với cùng cát bụi. Con gió lốc đi qua, Cánh Cam thấy mình đang ở giữa đám cỏ dại đầy gai góc. Nó ngơ ngác nhìn quanh không thấy mẹ đâu cả. Cánh Cam đã hiểu rằng mình đã lạc mẹ, vì bị gió cuốn đến khu vườn hoang vắng, xung quanh chỉ có lũ ve sầu đang kêu rỉ rả. Cánh Cam sợ hãi vô cùng, nó lang thang đi tìm mẹ, chiều tối đã buông xuống, sương trắng đã treo trên đầu ngọn cỏ nhưng Cánh Cam vẫn chưa tìm thấy mẹ. Thật tội nghiệp! Nó gọi mẹ đến khản đặc cả giọng. Vừa gọi vừa khóc thảm thiết, hai hàng nước mắt tuôn rơi. Hay tin Cánh Cam bị lạc, Cào Cào, Bọ Dừa, Xén Tóc đều ngưng làm việc. Họ không thể tiếp tục công việc giã gạo, nấu cơm, cắt áo của mình mà vội vã đi tìm đứa bé bị lạc. Khu vườn hoang vắng lúc này như bị lay động. Tiếng gọi vang vọng trong bụi cây, khe đá. Ai cũng kêu to:

- Cánh Cam ơi! Về nhà thôi! Trời tối rồi đấy. Đừng đi quá xa nữa nhé!

Cuối cùng mọi người cũng tìm thấy Cánh Cam đang lả đi vì đói và mệt dưới gốc cây. Ai cũng muốn đón đứa bé về nhà mình nhưng Cánh Cam không chịu, nó quyết đi tìm mẹ. Cũng lúc đó, Cánh Cam mẹ đang hớt hải đi tìm con thì nghe tiếng gọi liền chạy đến. Gặp được con, Cánh Cam mẹ mừng lắm. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau và không nói nên lời. Mọi người đều vui mừng vì cánh Cam đã tìm thấy mẹ.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Bảo An
2 tháng 4 2018 lúc 19:24

Một buổi chiều hè, Cánh Cam cùng mẹ đi dạo mát. Bất thình lình, từng tảng mây đen kéo đến che kín mặt trời, không gian một màu xám xịt.

Gió thổi dữ dội cuốn tung mọi thứ. Cánh Cam bay chới với cùng cát bụi. Con gió lốc đi qua, Cánh Cam thấy mình đang ở giữa đám cỏ dại đầy gai góc. Nó ngơ ngác nhìn quanh không thấy mẹ đâu cả. Cánh Cam đã hiểu rằng mình đã lạc mẹ, vì bị gió cuốn đến khu vườn hoang vắng, xung quanh chỉ có lũ ve sầu đang kêu rỉ rả. Cánh Cam sợ hãi vô cùng, nó lang thang đi tìm mẹ, chiều tối đã buông xuống, sương trắng đã treo trên đầu ngọn cỏ nhưng Cánh Cam vẫn chưa tìm thấy mẹ. Thật tội nghiệp! Nó gọi mẹ đến khản đặc cả giọng. Vừa gọi vừa khóc thảm thiết, hai hàng nước mắt tuôn rơi. Hay tin Cánh Cam bị lạc, Cào Cào, Bọ Dừa, Xén Tóc đều ngưng làm việc. Họ không thể tiếp tục công việc giã gạo, nấu cơm, cắt áo của mình mà vội vã đi tìm đứa bé bị lạc. Khu vườn hoang vắng lúc này như bị lay động. Tiếng gọi vang vọng trong bụi cây, khe đá. Ai cũng kêu to:

- Cánh Cam ơi! Về nhà thôi! Trời tối rồi đấy. Đừng đi quá xa nữa nhé!

Cuối cùng mọi người cũng tìm thấy Cánh Cam đang lả đi vì đói và mệt dưới gốc cây. Ai cũng muốn đón đứa bé về nhà mình nhưng Cánh Cam không chịu, nó quyết đi tìm mẹ. Cũng lúc đó, Cánh Cam mẹ đang hớt hải đi tìm con thì nghe tiếng gọi liền chạy đến. Gặp được con, Cánh Cam mẹ mừng lắm. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau và không nói nên lời. Mọi người đều vui mừng vì cánh Cam đã tìm thấy mẹ.

Bình luận (0)
hung
2 tháng 2 2020 lúc 16:34

hhhhhhhhhhhhhhh

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Thị Kim Dung
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 5 2017 lúc 18:13

Cậu bé ôm lấy cây xanh và òa khóc, cậu luôn miệng nói lời xin lỗi mẹ, cầu mong mẹ tha thứ cho sự bướng bỉnh của mình. Cây xanh ôm chặt lấy cậu, từ thân cây toát ra hơi ấm và tiếp đập của trái tim người mẹ. Bỗng chốc, cây xanh biến thành người mẹ hiền, xoa đầu cậu và cảm động nói:

- Từ nay, con nhớ phải vâng lời mẹ, không được ham chơi nữa, con nhớ không ?

Cậu bé vừa sung sướng, những giọt nước mắt cứ thế tuôn ra vì hạnh phúc. Cậu trả lời mẹ thật to :

- Con xin lỗi mẹ. Con hứa từ nay sẽ không bao giờ khiến mẹ buồn nữa.

Bình luận (0)
Trần Thảo
Xem chi tiết
Trần Thảo
3 tháng 1 2021 lúc 10:00

sắp thi hk r anh chị em nào giúp với :((

Bình luận (1)
@Anh so sad
3 tháng 1 2021 lúc 10:07

                         Bài làm 1(theo lời kể của chị Dậu)

Ngoài đầu làng, tiếng mõ lại inh ỏi vang lên, trong nhà, tôi trở mình thở dài lặng lẽ. Sao mà ngột ngạt, sao mà bức bối thế này? Tiếng khóc, tiếng thét cứ vẳng lên trong đầu, khiến tôi chẳng thể nào chợp mắt nổi. Con bé Tỉu đang bú, bị tôi làm giật mình thức dậy kêu oe oe. Khốn khổ cho cái thân đàn bà này! Nếu gia đình tôi không phải hạng cùng đinh của cái làng này thì đâu đến nông nỗi này!

Số là mấy hôm nay đến ngày thu sưu thuế của triều đình, lính lệ, các quan nha từ trên tề tựu đông đủ ở đình làng, bắt mỗi đầu đinh ba đồng bạc để nộp suất sưu. Nếu không có tiền đóng, các quan sai lính lệ bắt người ấy ra đình, đánh cho đến khi nào đủ tiền thì thôi. Ôi cái thân nghèo mạt kiếp như gia đình tôi lấy đâu ra từng ấy tiền mà đóng cho triều đình bây giờ? Tôi chạy vạy khắp nơi, lo tiền lo bạc, chồng tôi ốm phải nằm ở nhà, ấy vậy mà mấy tên lính lệ lại bắt chồng tôi ra đình mà đánh mà đập đến chết đi sống lại. Nhìn chồng nằm co quắp ở đình làng, tôi chẳng biết phải làm gì cho đủ cái suất sưu kia. Giờ nhà chẳng còn gì mà bán, chỉ còn cách ấy, thôi thì còn người là còn của, tôi nghĩ vậy rồi trở lại nhà. Cho con bé ăn một bữa cuối cùng, nhìn đứa con gái mới chỉ bảy tuổi mà đã biết lo lắng cho gia đình, phần thầy phần u từng củ khoai nhỏ, tôi thấy lòng mình thắt lại, nước mắt tràn ra, nhưng biết sao bây giờ? Tôi cắn răng bán nó làm người ở cho nhà Nghị Quế ở đầu làng mới tạm đủ số tiền đóng sưu cho chồng. Biết đâu sau này trời cho vợ chồng tôi khấm khá có thể chuộc lại con bé thì sao?

Những tưởng thế là yên, nhưng hôm sau quan trên lại sai lính lệ báo cho tôi rằng nhà tôi còn một suất đinh của người em chồng nữa. Ôi trời ơi, khốn nạn đến thế là cùng! Chú ấy đã chết từ năm ngoái rồi các người còn đòi thu nữa sao? Thế nhưng nào ai dám cả gan mở lời ấy với quan? Nhưng nhà tôi một suất đã khốn đốn, còn thêm một suất sưu nữa thì làm sao gánh nổi? Ấy vậy, tôi đành ra cắp nón ra trình bày với quan trên, mong quan trên đèn giời soi xét, nhưng tôi đã bị đuổi trở về.

Nằm trằn trọc chẳng sao ngủ được thì nghe tiếng người huyên náo ngoài đầu cổng, tiếng chó sủa inh ỏi khắp làng. Tôi bật dậy chạy ra ngoài thì thấy người ta cõng chồng tôi trên lưng rồi vứt bịch vào một góc nhà. Nhìn chồng rũ rượi như một người đã chết, tôi thốt thoảng gọi "thầy nó ơi" nhưng chồng tôi chẳng hề động đậy. Tôi đau xót, uất ức, hoang mang, có khi nào chồng tôi đã chẳng còn thở nữa. Bác Lý, bác Cả xúm lại gọi tên rồi xoa bóp cho chồng tôi, may sao một lúc thì chồng tôi mở mắt. Ông giời may còn xót thương cho gia đình tôi mà để chồng tôi được sống. Chắc chồng tôi đói lắm, từ hôm qua tới nay nào được miếng gì vào bụng, lại còn bị đánh đập tới chết ngất đi như thế! Nhưng mà chẳng còn gì ngoài mấy củ khoai rãi, tôi định bụng đem lên cho chồng thì may sao bà hàng xóm đưa cho tôi một bát gạo:

- Này, chị cầm lấy mà nấu cho anh ấy tí cháo! Từ hôm qua tới nay, nào đã được cái gì vào bụng đâu, người như thế, còn sức đâu mà ăn khoai.

Tôi nhìn bà, xúc động, run run cầm lấy bát gạo:

- Ơn nghĩa này cháu cảm tạ bà, chẳng biết bao giờ cháu mới trả lại được cho bà ...

- Thôi cứ lo cho anh ấy khỏe lại đã, ơn nghĩa gì?

Nói rồi bà cất bước lại nhà, tôi may mắn đem bát gạo nấu thành bát cháo loãng mang lên cho người chồng tội nghiệp của mình.

Tôi bắc nồi cháo, đem lên giữa nhà, ngả mấy chiếc bát đã sứt mẻ mà múc ra la liệt rồi lấy quạt quạt cho chóng nguội.

Mặt trời đã ló dạng qua ngọn tre, tiếng tù và, tiếng trống lại đua nhau kéo lên thủng thẳng, lại một ngày ngột ngạt nữa ở cái làng nhỏ bé này. Tiếng chân người, tiếng kêu, tiếng chó sủa cứ đua nhau vọng lên khắp các con đường, ngõ hẻm. Tiếng bước chân lật đật trên nền đất, bà lão hàng xóm đứng giữa cái sân con mà hỏi vọng vào:

- Anh nhà đã đỡ hay chưa?

- Cháu đội ơn cụ. Chồng cháu đã đỡ hơn đêm qua, ấy nhưng mà vẫn còn lệt bệt, mỏi mệt lắm cụ ạ!

- Này, cô có bảo chú ấy tí nữa liệu mà trốn đi đâu, không người ta đến thúc sưu, không có người ta lại bắt, lại đánh cho thì khổ lắm. Người đã ốm yếu như thế, sức nào mà chịu nổi trận đòn?

- Vâng cụ ạ, cháu cũng định như cụ dạy. Chờ chồng cháu ăn xong bát cháo, cháu sẽ giục chồng cháu đi ngay chứ đã được ăn gì từ qua đến giờ đâu?

- Ừ, thế thì chóng lên, không họ vào bây giờ đấy!

Nói rồi, bà lại lật đật lại nhà với vẻ mặt vừa như lo lắng, vừa như băn khoăn điều gì. Thằng Dần - đứa con thứ hai đã vục vội một bát cháo nóng bỏng. Nó vừa húp nấy húp để, vừa thổi phì phỉ. Tôi rón rén bưng bát cháo lại gần chồng:

- Thầy em cố dậy ăn lấy bát cháo này cho đỡ xót ruột!

Nói rồi, tôi đón lấy con bé con, bế ẵm ngửa nó ngồi cạnh chồng, chẳng biết chồng tôi có ăn được hay không. Anh ngồi gượng dậy, vươn vai, ngáp dài một tiếng, uể oải chống tay xuống cái phản nằm, rên nhẹ một tiếng rồi ngẩng lên. Vừa kề bát cháo vào miệng, chưa kịp húp thì tiếng người rầm rập bước vào trong sân. Thế rồi, tiếng cai lệ, người nhà lý trưởng xồng xộc xông vào nhà tôi. Thằng Dần hốt hoảng, vứt bát cháo chỏng chơ dưới sàn chạy nép vào mẹ, con bé Tỉu khóc ré lên từng hồi. Tôi đưa con bé cho thằng Dần, rồi đứng dậy.

Một tay roi song, tay thước, một tay dây thừng, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét lên:

- Cái thằng kia, tao tưởng mày chết đêm qua rồi đấy? Còn ngồi đấy à? Tiền sưu đâu? Nộp ngay ra đây cho ông!

Cái giọng khàn khàn, ốm yếu của một kẻ hút xái vang lên khiến cho chồng tôi phải run rẩy. Phải, chẳng gì hắn cũng là người có chức có quyền, không sợ sao được. Chồng tôi vội đặt bát cháo xuống phản, yếu ớt lăn đùng ra cái phản con con.

- Này, anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!

Chúng nói với nhau bằng cái giọng đầy mỉa mai như thế!

Thế rồi hắn chỉ thẳng vào mặt tôi, quát lên:

- Này nhà chị kia, chị khất sưu đến chiều mai phỏng? Đấy, chị kêu với ông lý, ông ấy ra đình kêu với quan trên cho, chứ còn tôi, tôi chả có quyền mà cho chị khất thêm giờ nào nữa đâu!

Tôi run rẩy nhìn họ, nhà tôi đến gạo còn chẳng có, lấy đâu tiền mà nộp cho quan. Tôi mới nhẹ nhàng, dè dặt chắp tay tâu bẩm với chúng rằng:

- Thưa các ông, nhà cháu đã nghèo, lại nộp thêm suất sưu cho chú ấy nữa nên mới chậm tiền sưu của các ông, chứ cháu có lòng nào dám bê trễ tiền sưu của nhà nước đâu ạ? Các ông thương cháu, làm phúc nói với ông cai ông lí cho cháu xin được khất ...

Lời còn chưa nói xong, tên cai lệ đã trợn ngược mắt với tôi:

- Này con kia, mày đang xin xỏ với cha mày đấy à? Tiền của nhà nước mà mày dám mở mồm bảo tao nói với các quan xin cho mày khất sao?

- Thưa ông, nhà cháu nào dám bỏ bê, chỉ là nhà cháu nghèo quá, chẳng còn gì, các ông có đánh, có mắng, cháu cũng xin chịu vậy, mong ông thương tình trông lại cho gia cảnh nhà cháu!

Tôi nói với cái giọng rơm rớm nước mắt. Quả là nhà tôi chẳng còn gì nữa, cái nhà tranh dột nát này còn chẳng đủ che nắng che mưa cho mẹ con tôi, lấy đâu ra mà đóng sưu cho nhà nước? Thế nhưng, tiền của nhà nước chẳng thể khất lần khất lữa được mãi. Đang miên man suy nghĩ thì cái giọng của tên cai lệ hằm hè thốt lên:

- Không có ông dỡ cả nhà mình đi đấy chứ ông chẳng chửi mắng không đâu! Không hơi đâu nói lắm, bắt gô cổ thằng chồng, điệu ra ngoài đình kia!

Hắn quát lên với tên người nhà lí trưởng. Thế nhưng cái tên ấy lại lóng lóng ngóng, hình như hắn không biết nên làm gì với người chồng tội nghiệp ốm yếu của tôi. Hắn đứng đó, hết nhìn tên lý trưởng, lại nhìn tôi rồi nhìn chồng tôi. Thấy vậy, tên Lý trưởng giặt phắt sợi dây thừng, hầm hầm chạy đến bên tấm phản.

Tôi vội buông hai đứa con, chạy lại đỡ lấy tay hắn:

- Cháu xin ông, nhà cháu vừa mới tỉnh, còn chưa kịp ăn gì, ông thương tình cho cháu ...

- Này thì thương tình này, này thì tha cho mày này!

Hắn giơ chân đạp thẳng vào ngực tôi hai bịch. Hai cú đá khiến tôi tối sầm mặt mũi, ngực đau đến nỗi chẳng thể thở được, thế nhưng chẳng hiểu sức lực nào mà tôi đứng lên, chạy lại cự lại cái tên cai lệ cầm thú ấy;

- Chồng tôi đang đau ốm, các người không được phép mang chồng tôi đi!

Lại một cái tát nảy đom đóm mắt giáng vào bên má phải của tôi, cái tát đau rát, đỏ ửng. Tôi ức quá, nghiến chặt quai hàm, túm lấy cổ tên cai lệ mà dúi. Sức cái tên nghiện ấy làm sao đọ với sức của người đàn bà như tôi, tôi dúi ấn đầu hắn ra tới tận cửa, ấy vậy mà mồm hắn vẫn còn thét nham nhảm đòi trói vợ chồng tôi.

Tên người nhà lí trưởng hình như ngạc nhiên quá trước hành động bất ngờ của tôi, hắn đứng yên như tượng gỗ, bây giờ mới hoàn hồn, sấn sổ bước tới đòi đánh tôi. Tôi chẳng để hắn được như ý, nắm lấy cán gậy, tôi cố giằng cho bằng được cái gậy trong tay hắn. Thế rồi cái gậy văng ra lúc nào không rõ, tôi chỉ biết tay mình đang vật sức với tên hầu cận của ông lý. Nhưng cuối cùng, tôi nắm được tóc hắn, lẳng cho một cái tới cửa, còn đá thêm một cái vào cái lưng của hắn, hắn kêu "ối" lên một tiếng rồi ngã nhào ra thềm.

Hả hê, tôi đứng chống nạnh trước cửa mà quát rằng:

- Đứa nào dám trói chồng bà đi, bà cho chúng mày biết tay!

Chồng tôi hoảng hồn, vội thều thào:

- U nó đừng làm thế! Làm thế rồi người ta bắt tù bắt tội cho đấy!

- Tôi thà để phải ngồi tù chứ làm sao để chúng nó làm tình làm tội mình mãi được! Tôi không chịu được...

Hai tên tay sai mặt mày xám ngắt, lồm cồm đứng dậy, líu ríu bước chân vào nhau mà chạy ra đường. Chúng chạy nhưng vẫn không quên ngoảnh lại mà quát với tôi rằng:

- Con đàn bà kia, mày đợi đấy, rồi mình biết tay ông!

Nói rồi chúng bước vội ra khỏi nhà tôi. Thật là một lũ hèn, chỉ dám ức hiếp người nghèo!

Tôi bước vội vào nhà, đỡ chồng ngồi dậy, dựa lưng vào tường. Bát cháo ăn dở tôi lại đưa lại cho chồng. Những bát cháo giữa nhà đã xô đẩy đổ vỡ, thằng Dần đứng bế em mà khóc thút thít. Tôi nhẹ nhàng ôm con, bế cái Tỉu rồi ngồi lại bên chồng nhìn anh ăn. Không biết bao giờ mới thoát khỏi cảnh này, không biết bao giờ mới khỏi cái sưu thuế này nữa. Tôi ngồi nhìn ra xa xăm... Ngoài kia, tiếng chó lại sủa, tiếng khóc lại vang lên nghe thật não nề...

                           Bài làm 2(theo lời kể của bà lão hàng xóm)

Tôi là một bà lão sống ở làng Đông Xá, hàng xóm của gia đình chị Dậu, cái thân phận thấp cổ bé họng như chúng tôi thật khốn khổ. Nhất và vào mùa sưu thuế, liệu bạn có tận mắt chứng kiến cảnh gán vợ đợ con, mua rẻ bán đắt, vay lãi với giá cắt cổ chỉ để đủ tiền sưu? Cảnh nào cũng có cả! Gia đình chị Dậu cũng là một trong gia đình khốn cùng đến vậy.

Tôi ở sát vách nhà chị Dậu, gia đình chị thuộc "nhất nhì trong hạng cùng đinh" của làng quê nghèo này. Vì vừa phải lo hai cái tang, anh Dậu lại ốm yếu nên mấy hôm nay chị phải chạy vạy ngược xuôi để có đủ tiền nộp suất sưu cho chồng. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị không làm cách nào khác đành phải đứt ruột đem cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi, bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Ngờ đâu chị lại còn buộc phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái ! Thật là cùng đường. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết.

Hôm trước anh Dậu chết đi sống lại bị bọn chức sắc vác trả về nhà. Người xanh như tàu lá. Cả xóm chúng tôi phải xúm vào cứu anh mới tỉnh lại, thương tình cả nhà chịu đói từ hôm qua, tôi đem cho bát gạo để chị nấu cháo ăn tạm.

Mới sáng sớm tiếng mõ, tiếng tù và inh ỏi, tiếng chó sủa vang các xóm. Lo lắng rằng anh Dậu còn chưa khỏi, tôi vội chạy sang giục bảo anh đi trốn. Vừa sang thì chị Dậu đang quạt cháo cho bớt nóng. Tôi hỏi: "Bác trai đã khá rồi chứ?"

- "Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường." - chị Dậu đáp.

Tôi bèn khuyên bảo anh nhanh đi đâu trốn thì trốn, chứ nằm đấy bọn cai lệ với người nhà lí tưởng lại qua thúc sưu, họ đánh cho thì khổ. Chị cũng dạ vâng, nhưng muốn cho anh Dậu ăn một chút cháo cho tỉnh người rồi tính. Tôi nghĩ kể cũng phải, người ốm bụng đói thì chịu sao nổi? Tôi vừa lo lắng vừa quay về nhà.

Vừa mở cửa nhà, đã nghe tiếng chân rình rịch đằng sau thì tôi lại vội chạy ra xem thì thấy bọn tay sai sầm sập chạy vào nhà chị Dậu. Trông bọn chúng mới dữ tợn làm sao? Tôi thấy anh Dậu hoảng sợ lăn đùng ra phản, chắc anh còn chưa húp được miếng cháo thì chúng đến, chị Dậu thì cuống quít van xin nhẫn nhịn van xin nhưng chúng nào có tình người, tên cai lệ vừa quát tháo vừa bịch vào ngực chị rồi sấn đến để trói anh Dậu. Có lẽ không thể chịu được, chị Dậu bèn liều mạng cự lại:

- "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!"

Chị này cứng cỏi thật đấy! Mà đó là cái lẽ đương nhiên ở đời ai cũng phải biết: Ốm tha già thải. Thế mà tên cai lệ bất nhân kia chẳng thèm biết đến, hắn đánh "bốp vào mặt chị" rồi nhảy phắt đến bên anh Dậu. Đúng là tức nước thì phải vỡ bờ, chị nghiến hàm răng gằn lên:

- "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!"

Có lẽ bằng với sức mạnh của tình yêu thương và lòng căm thù ngùn ngụt. Chị Dậu đã quật ngã tên cai lệ. Hắn ta lẻo khoẻo nghiện ngập nên chỉ cần chị Dậu xô cho một cái đã ngã nhào ra thềm. Vậy mà hắn ta vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Đến chết vẫn giữ nguyên bản chất!

Tên người nhà lí trưởng còn có gậy trong tay giơ lên trực vụt chị Dậu nhanh như cắt chị tóm được hai bên giằng co du đẩy nhau. Cuộc chiến này không kết thúc chóng vánh như khi chị đánh tên cai lệ. Nhưng cuối cùng chị Dậu cũng túm tóc lẳng cho người nhà lí tưởng một cái ngã nhào ra thềm. Cái cảm giác lúc ấy mới sung sướng làm sao! Cái ác đã bị trừng trị. Nhưng vào đó, tôi càng lo cho chị Dậu hơn. Đánh người nhà nước sẽ bị chúng khép vào tội tù đày thì thật khốn khổ. Anh Dậu can ngăn vợ. Nhưng chị Dậu rất dắn dỏi mạnh mẽ cương quyết:

- "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...."

Thật vậy, Người nông dân chúng tôi bị dồn vào mức đường cùng chỉ có con người duy nhất là tự mình đứng lên đấu tranh giải phóng cuộc đời của chúng tôi. Tôi chỉ mong rằng, một xã hội mới sẽ tới, còn xã hội thối nát này sớm bị xóa bỏ thì tốt rồi!

 

Thật thương cho gia đình anh chị, không biết đến bao giờ gia đình ấy mới được bình yên. Ai trong chúng tôi cũng mong là sẽ hết được đợt sưu thuế này. Chứ không cả làng không ai là tránh được cái nạn này.

 

.

Bình luận (0)
Đinh Diễm Quỳnh
Xem chi tiết
nguyen hoang anh
28 tháng 2 2016 lúc 12:24
 
 
 

Bài viết

Chẳng hiểu vì sao, mấy ngày hôm trước nhà bé Mây lại có nhiều chuột thế. Lũ chuột chẳng biết từ đâu kéo về quậy phá tung hết đồ đạc trong nhà. Mọi người ai cũng cảm thấy bực mình và khó chịu vô cùng. Thế là bé Mây quyết định đặt ra một kế hoạch mà em cho là rất tuyệt vời.

Chiều hôm ấy, sau khi suy nghĩ kỹ Mây rủ Mèo con cùng làm bẫy chuột. Bé đem chú cá mới rán thật giòn và thơm phức ròi đặt vào chiếc cạm sắt mới tinh. Mắc cạm xong, em đem nó đặt ngay vào chỗ mà bọn chuột hay qua lại.

Đêm ấy, bé Mây đắp một chiếc chăn mỏng nằm trên giường đón những cơn gió thu hơi se lạnh đang luồn vào những ô cửa sổ. Ngoài ra, trăng sáng vằng vặc. Bầu trời sáng lung linh với hàng ngàn ngôi sao lấp lánh. Vừa thiu thiu ngủ, bé Mây vừa tưởng tượng: chắc chắn lúc này lũ chuột bắt đầu rón rén đi ăn. Cái mũi rất thính của bọn chúng chắc chắn sẽ ngay lập tức đánh hơi thấy món cá của ta. Chúng sẽ tham lam lao vào bẫy của ta mà đánh chén và thế là...Nghĩ đến đây, bé Mây thấy cái kế hoạch của mình thật tuyệt. Cô bé ôm chú Mèo mướp vào lòng thủ thỉ như tâm sự. Mèo con thích chí cứ vểnh bộ ria mép lên rung rung còn cái đầu thì gật gù ra vẻ tán thành với kế hoạch của cô chủ lắm. Trời đã về khuya, mắt bé Mây ríu lại. Cô chìm vào giấc ngủ với giấc mơ về một lồng chuột đầy mắc bẫy đang chờ ngày mai Mây và mèo con ra xét tội.

Sáng hôm sau, khi ông mặt trời rọi những tia nắng ban mai qua tấm kính đến tận đầu giường, bé Mây mới bừng tỉnh. Em liền chạy ngay xuống bếp trong đầu nhớ lại cảnh tượng trong mơ. Nhưng ôi thôi! Cái bẫy đã sập nhưng chẳng có chú chuột tham lam nào cả. Món cá thơm lừng đã hết nhưng kẻ mắc bẫy lại là Mèo con. Bé Mây sững sờ và tiếc nuối. Bây giờ bé mới chợt hiểu ra. Thì ra Mèo con còn thích ăn cá nướng hơn cả chuột. Nụ cười tán thưởng của Mèo con hôm qua không phải là sự đồng tình. Đó là nụ cười thích thú, nụ cười không đoán trước được những hiểm nguy. Thì ra tất cả là tại mình suy nghĩ ngây thơ và khờ khạo quá.

Những tưởng đã có một kế hoạch vô cùng hoàn hảo thế nhưng kế hoạch của bé Mây lại đổ bể một cách không ngờ. Không những thế, em còn mất đi một người bạn vô cùng thân thiết. Thế đấy các bạn ạ. Đôi khi sự ngây thơ, khờ khạo lại có những giá trị không rẻ chút nào. Hãy rút ra từ câu chuyện của bé Mây những bài học bổ ích cho mình.



 

Bình luận (0)
Võ Đông Anh Tuấn
28 tháng 2 2016 lúc 13:43

Mấy ngày hôm nay, chẳng hiểu sao trong nhà bé Mây xuất hiện một lũ chuột. Chúng tinh quái phá phách, nghịch ngợm đồ đạc khắp nơi. Mọi người vô cùng bực mình và khó chịu. Phải tốn công lắm, bé Mây mới nghĩ ra một kế.

Thế là chiều hôm ấy, một buổi chiều mát mẻ và dễ chịu, Mây rủ mèo con cùng nhau đặt bẫy chuột. Bé chuẩn bị rất cẩn thận và chu đáo: nào cá nướng thơm lừng, chiếc cạm sắt mới tinh, rồi từ từ đổ cá vào bẫy. Đêm hôm đó, nằm trên giường, cơn gió mùa thu dịu mát lùa vào ô cửa sổ. Bên ngoài trăng sáng vằng vặc, xung quanh là trăm ngàn ngôi sao kỳ diệu đang làm sáng cả bầu trời trông như những ánh nến lung linh huyền ảo, bé Mây nằm và suy nghĩ, tưởng tượng. Chắc hẳn giờ này, lũ chuột kia không kìm nén được sự tham lam đã chui vào bẫy của ta đánh chén món cá rồi đây. Bé Mây tự nhủ và lại thì thầm tâm sự với mèo con. Mèo ta thích chí, tán thành ý tưởng của cô chủ. Nó khẽ rung rung bộ ria mép, gật gù tán thưởng. Thế rồi, bé Mây đã chìm sâu vào giấc ngủ với giấc mơ về một lồng đầy chuột mắc bẫy rồi cô cùng người bạn chí thân Mèo con, đem chúng ra xét tội. Nhất định bọn phá hoại này phải bị trừng trị thích đáng dù chúng có khóc ròng xin tha!

Sáng sớm, khi những ánh nắng ban mai rực rỡ chiếu qua chiếc giường nhỏ bé xinh xắn, bé Mây vùng dậy, bừng tỉnh, chạy vội xuống bếp xem tình hình. Ôi thôi! Cái bẫy đã sập, cá cũng hết, chẳng thấy con chuột tinh quái nào mà kẻ sa bẫy bây giờ lại chính là Mèo con. Bé Mây sững sờ và ngỡ ngàng nhưng rồi cô chợt hiểu ra rằng cô đã quá ngây thơ. Thì ra nụ cười và sự đồng tình của Mèo con hôm qua đã ẩn chứa một âm mưu của Mèo. Đúng thế, với Mèo còn gì thích hơn cá nướng? Đó là món ăn sở trường của chú ta! Bé Mây cảm thấy rất tiếc cho kế hoạch của mình đã đổ bể nhưng hơn hết, qua chuyện này, cô bé cũng tự rút ra cho mình một kinh nghiệm, một bài học quý giá trong cuộc sống.

Câu chuyện không chỉ của bé Mây mà nó còn là của chúng ta! Vâng, đó là đừng quá thơ ngây, không suy nghĩ chín chắn trước khi làm một việc gì đó.

 

Bình luận (1)
Cửu vĩ linh hồ Kurama
1 tháng 12 2016 lúc 19:40



Mấy bữa nay, lũ chuột nhắt thi nhau phá phách. Chúng ăn vụng thức ăn, gặm sách, thậm chí cắn rách cả chiếc áo bằng satanh hồng của cô búp bê xinh đẹp. Bé Mây giận lắm, nghĩ cách trừng trị chúng. Bé thì thầm bàn bạc hồi lâu với Mèo con. Mèo con thích chí gật gù rồi rung râu cười tít.

Xẩm tối, một chiếc bẫy lồng bằng lưới sắt được đặt dưới gầm trạn đựng thức ăn, ngay trên đường lũ chuột thường đi. Miệng bẫy mở rộng. Trong bẫy, một con cá nướng thơm phức được móc vào đoạn dây kẽm uốn cong như chiếc móc câu. Đêm nay, lũ chuột nhắt tham ăn thế nào cũng bị mắc bẫy.

Mọi việc sắp đặt xong xuôi, bé Mây ngồi vào bàn học bài. Gió hây hẩy thổi qua khung cửa sổ. Ngoài kia, bầu trời đầy sao nhấp nháy như những cặp mắt tinh nghịch. Bé Mây ra sân vươn vai hít thở không khí trong lành rồi sửa soạn đi ngủ. Nằm bên cạnh mẹ một lúc là bé đã ngủ ngon lành.

Bé mơ thấy lũ chuột sa đầy trong bẫy. Chúng cuống quýt chạy quanh trong chiếc lồng chật hẹp, khóc lóc xin tha. Bé Mây cùng Mèo con thay nhau hỏi tội chúng. Tội lũ chuột này nhiều lắm! Làm sao tha được!

Trong lúc bé Mây ngủ, Mèo con thu mình nằm ở góc bếp. Chú giỏng tai lên nghe ngóng, rình từng bước chân rón rén của lũ chuột. Chiếc mũi rất thính của Mèo con có thể ngửi thấy mùi hôi của lũ chuột từ xa.

Nhưng... ôi! Mùi gì mà thơm thế nhỉ! Mèo con hít hít dò tìm. Mùi cá nướng thơm lừng cả mũi. Thèm quá, không thể nhịn được nữa, Mèo con chui tọt vào bẫy. Tách! Bẫy sập, Mèo con bị nhốt ở trong. Chẳng hề sợ hãi, Mèo con ung dung xơi hết miếng mồi ngon lành. Ăn xong, chú lăn ra ngủ.

Ò... ó... o! Tiếng gáy của anh Gà Trống Tía vang lên giòn giã, gọi ông Mặt trời. Một ngày mới bắt đầu. Bé Mây cũng đã thức giấc. Chợt nhớ đến giấc mơ đêm qua, bé tung tăng chạy xuống bếp. Ô! Sao lại thế này? Chuột đâu chẳng thấy, chĩ thấy giữa lồng, Mèo con đang ngủ ngon lành. Bé Mây bật cười tự hỏi: “Liệu nó có mơ giống giấc mơ của mình đêm qua không nhỉ?”


 

Bình luận (0)