phân tích khổ 3,4 bài thơ" Viếng lăng Bác" không chép trên mạng
phân tích 2 khổ thơ đầu bài Viếng lăng bác ( không chép trên mạng)
Tác giả Viễn Phương đã đưa chúng ta đến với lăng Bác một cách chân thật nhất, để ta ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên quanh lăng Bác qua khổ thơ đầu tiên:
' Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa vẫn đứng thẳng hàng 'Câu thơ mở đầu như lời chào chân thành mà tác giả muốn gửi đến Bác rất thành kính và trang nghiêm nhưng đâu đó vẫn có sự thân thuộc, yêu thương qua từ ngữ xưng hô 'con' và 'Bác' lời xưng hô thân mặt như tình cảm của một đứa con ở miền Nam xa xôi sau bao năm xa cách gửi đến người cha thương của mình. Sự ra đi của Bác là nỗi mất mát to lớn của dân tộc Việt Nam, Người đã hi sinh cả cuộc đời mình vì độc lập tự do dân tộc, đất nước. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh từ ''viếng'' thành từ ''thăm'' để giảm đi nỗi đau xót vô vàn dâng trào trong lòng, Bác đã đi xa mãi mãi nhưng trong tim mỗi người dân Việt Nam luôn có Bác. Khung cảnh ngoài lăng còn được tác giả miêu tả đặc sắc qua những hàng tre xanh xanh. Hình ảnh cây tre đã có từ bao đời nay luôn xuất hiện trong nền thơ ca Việt Nam:'Tre xanh xanh tự bao giờChuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manhMà sao nên lũy nên thành tre ơi'Nhà thơ chợt nhận cảm thấy rằng hình cảnh cây tre kia như ý chí của con người Việt Nam, bất khuất, kiên cường trong mọi khó khăn, gian khổ. Dù có bao nhiu gian khổ thì họ vẫn cùng nhau đoàn kết lại để thành như nhưng hàng tre cao vút, thẳng hàng, hiên ngang để vượt qua khó khăn cung nhau. Từ láy '' xanh xanh'' sử dụng ở đây như chỉ con người, dân tộc Việt Nam sẽ luôn luôn 'xanh' màu xanh của sự bất diệt. Lớp con cháu kế tiếp lớp cha ông ta sẽ luôn bất khuất, dũng cảm, kiên cường để bảo vệ dân tộc. Khổ nhất bao trọn là cảm xúc đầu tiên khi tác giả đến thăm lăng Bác lần đầu, trongkhổ thơ có nỗi sự tiếc thương vô hạn khi Bác đi xa nhưng ẩn chứa trong đó phảng phất là niềm tự hào dân tộc. Qua khổ thơ tiếp theo, chúng ta theo chân Viễn Phương để tiến dần vào trong lăng Bác:'' Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏNgày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân''Hình ảnh mặt trời xuất hiện rất nhiều trong nền thơ ca Việt Nam ( nêu thơ ). Hình ảnh mặt trời của tự nhiên luôn soi sáng cho vạn vật. Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để nói đên Bác, Người như mặt trời vậy hi sinh cuộc đời mình vì cách mạng Việt Nam, soi sáng đường đii đến độc lập tự do cho dân tộc ta. Sự cống hiến to lớn của Bác là tấm gương sáng cho lớp trẻ Việt Nam noi theo. Điệp từ 'ngày ngày' nhấn mạnh luôn có người nhớ đến Bác - vị cha già, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, sự liên tục của thời gian lặp đi lặp lại của thiên nhiên như lí tưởng, í chí của Người sẽ luôn sáng chói như mặt trời kia vậy. Sự miên man, trải dài vô tận của dòng người vào viếng lăng Bác mang những phút giây trang nghiêm và tĩnh lặng trong nỗi tiếc thương, đau xót vô vàn trước sự ra đi của Bác. Dòng người ấy luôn đi mái trong niềm thương nhớ Bác, dòng người ấy đã trở thành một tràng hoa dâng dài vô tận để dâng lên Bác Hồ kính yêu. 'Bảy mươi chín mùa xuân' là số tuổi của Bác. Cả cuộc đời Người, với bảy mươi chín mùa xuân, tất cả đều cống hiến cho dân tộc, không một phút giây nào ngơi nghỉ dành cho bản thân mình. Qua khổ thơ tác giả muốn nhấn mạnh sự hi sinh và cống hiến có ý nghĩa to lớn với dân tộc Việt Nam, sự hi sinh ấy đã giúp chúng ta có nền độc lập, hòa bình hôm nay.
Tham khảo nha em:
Trong bài thơ Viếng lăng Bác, cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trước khi tiến vào trong lăng để viếng vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân VN được thể hiện vô cùng sâu sắc và xúc động ở 2 khổ thơ đầu tiên. Bài thơ mở đầu bằng câu thơ bộc bạch hoàn cảnh ra viếng lăng Bác của một người con miền Nam "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Cách xưng hô "con-Bác" cho thấy sự gần gũi và kính trọng như của một người con đối với một người cha vĩ đại. Cách xưng hô này làm em liên tưởng đến những dòng thơ "Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha". Đối với mỗi người dân miền Nam nói riêng và VN nói chung thì Bác Hồ chính là vị cha già bao dung ôm cả đất nước vào lòng. Nay nhà thơ ra miền Bắc thăm lăng Bác và tác giả dùng từ "thăm" thay vì "viếng" như một cách nói giảm nói tránh. Người đọc có cảm giác giống như một buổi đi thăm người thân, mà ở đây là một người con miền Nam đi thăm vị cha già kính yêu của mình. Câu thơ thứ ba là một câu cảm thán của tác giả "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Câu thơ như một tiếng reo hân hoan và niềm tự hào về biểu tượng của dân tộc và con người VN: tre VN trồng quanh lăng Bác. Tre VN là hình ảnh ẩn dụ của con người VN qua bao thế hệ với phẩm chất "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng". Bão táp mưa sa chính là ẩn dụ của những năm tháng khó khăn, vất vả lam lũ của người dân VN. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, con người VN vẫn chính là những cây tre quật cường, anh dũng, nhân hậu với những phẩm chất tốt đẹp và tre xanh VN cũng giống như vậy. Qua đó, người đọc thấy khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác là những dòng thơ hết sức xúc động về hoàn cảnh đi viếng lăng của nhà thơ. Khổ thơ thứ hai mở đầu bằng âu thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" là câu sử dụng hình ảnh ẩn dụ vô cùng đặc sắc. Hình ảnh "mặt trời" đầu tiên là hình ảnh của mặt trời tả thực của vũ trụ còn hình ảnh "mặt trời" thứ hai chính là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Nhờ có hình ảnh ẩn dụ này, tác giả đã nhấn mạnh được tầm quan trọng và sự vĩ đại, bất tử như vũ trụ của Người. Nếu như mặt trời quan trọng với sinh vật trên trái đất thì Bác Hồ chính là vầng thái dương không bao giờ tắt, mang đến ánh sáng và hy vọng cho dân tộc VN vượt khỏi ách nô lệ và lầm than. Hai câu thơ tiếp theo là hình ảnh của đoàn người vào thăm viếng Hồ Chủ tịch. Hai từ "thương nhớ" đã bộc lộ sự tiếc thương và kính yêu của nhân dân đối với Bác đến muôn đời. Điệp ngữ "Ngày ngày" đã cho thấy một sự lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác của dòng người vào lăng viếng Bác cũng như sự tuần hoàn của vũ trụ. Ngày ngày, thời gian vẫn trôi đi, vũ trụ vẫn chuyển động, nhân dân vẫn thương nhớ và Bác thì đã đi vào giấc ngủ vĩnh hằng mãi mãi. Tiếp theo hình ảnh "bảy mươi chín mùa xuân" là hình ảnh vô cùng đặc sắc thể hiện sự kính yêu của nhân dân đối với Bác. Hình ảnh "tràng hoa" không chỉ thay thể được "vòng hoa" (gợi sự buồn thương) mà còn nhấn mạnh được tình yêu và sự kính trọng Bác của nhân dân VN. Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" có ý nghĩa là trng 79 năm Bác sống và làm việc, Người đã đem đến 79 mùa xuân tươi đẹp của đất nước. Bác luôn sống và bất tử trong trái tim của nhân dân VN. Tóm lại, khổ thơ đầu và khổ thơ thứ hai là hai khổ thơ nói về những cảm xúc của nhà thơ trước khi vào trong lăng viếng Bác.
Phân tích bài thơ viếng lăng bác của viếng phương ( không chép mạng ạ)
phân tích khổ 3,4 bài thơ" Viếng lăng Bác"
phân tích khổ 2,3 bài viếng lăng bác (ko chép mạng)
vậy lên khác gì lên đây để lấy bài mạng về chép?
thế bn có biết ko
ko chép mạng
hỏi thể cũng hỏi
phân tích khổ 2,3 bài viếng lăng bác (no chép mạng)
cần ý tưởng của mọi người chứ không phải vài ba câu trên mạng.-. nên làm ơn hiểu cho và làm thì có tâm một chút
Viết đánh giá và kết bài của khổ 3 Viếng lăng Bác
* Không chép trên mạng nhá, mà đúng như thầy cô chữa ạ
phân tích cảm nhận khổ 3,4 bài viếng lăng bác
goku và chi chi
Trả lời :
“Viếng lăng Bác” được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978. Bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính,niềm tự hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác. Tình cảm ấy được thể hiện chân thành và cảm động ở khổ thơ 3 và 4 của bài thơ.
Bài thơ biểu đạt trọn vẹn dòng chảy cảm xúc chân thành và cảm động của nhà thơ Viễn Phương khi đến viếng lăng Bác. Từ xa, tác giả trông thấy “hàng tre bát ngát”, đến lúc lại gần, nhìn thấy từng dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ vừa tự hào, mừng rỡ, xen lẫn cảm xúc nghẹn ngào, xót đau. Khi bước vào bên trong lăng, khung cảnh và không khí thành kính, thiêng liêng như ngưng kết cả thời gian, không gian, đưa tác giả trở về hoài niệm xa xăm. Đứng trước linh cửu thiêng liêng của Người, nhà thơ cảm thấy không khỏi ngậm ngùi:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
Hình ảnh thơ đã diễn tả sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Nhà thơ cảm nhận Người đang trong giấc ngủ. “Giấc ngủ bình yên” là cách nói giảm nói tránh nhằm giảm đi nỗi đau, vừa thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Bác.
Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Người bạn “trăng” đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người. Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quý những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy.
Càng kính yêu Bác, nhà thơ càng đau xót trước sự ra đi của Người. Tâm trạng xúc động, hụt hẫng của nhà thơ được biểu hiện qua hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”. Theo nghĩa thực, “trời xanh” là hình ảnh của sự vĩ đại, bất tận và vĩnh hằng. Mặt khác, “trời xanh” còn là sự khẳng định và tin tưởng Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng.
Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Bác: “mà sao nghe nhói ở trong tim”. “Nhói” bộc lộ trực tiếp nỗi đau thương, quặn thắt trong lòng. Tác giả tự cảm thấy đớn đau, mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả muôn triệu trái tim con người Việt Nam.
Cuộc viếng thăm ngắn ngủi không thỏa lòng nhớ mong, thế nên, nhà thơ mãi luyến lưu, bịn rịn, thảng thốt “thương trào nước mắt” khi nghĩ đến giây phút rời xa: “Mai về miền Nam”.
Bốn tiếng “mai về miền Nam” vang lên nghẹn ngào, tha thiết như một lời giã biệt. “Thương trào nước mắt” thể hiện tình yêu thương bao la dành cho lãnh tụ kính yêu. Đó là không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim khác trên khắp mọi miền đất nước. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá.
Phép liệt kê, ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm” thể hiện niềm khát khao, mong mỏi được hoá thân thành một phần thiêng liêng, mãi ở lại bên Bác của nhà thơ.
Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng. “Cây tre trung hiếu” hay cũng chính là tấm lòng chung thủy, sắt son của nhà thơ đối với dân tộc, là lời hứa với Bác, nguyện đem sức lực và tính mệnh để gìn giữ nền hoà bình của dân tộc như lúc sinh thời Bá đã dặn dò. Chủ thể “con” ở đầu bài thơ đến đây không xuất hiện thẻ hiện nữa. Điều đó khẳng định ước nguyện này không phải của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác
Liên hệ:
Trước sự ra đi của Bác, nhà thơ Tố Hữu cũng đã nghẹn ngào viết nên những dòng thơ thấm đẫm nước mắt:
“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!”
(Bác ơi!)
Lý tưởng của Người như mặt trời tỏa sáng trên bầu trời cao, tấm lòng của người dành cho nhân dân như vầng trăng hiền diệu lung linh trong đêm tối của dân tộc, trái tim ấm áp tình yêu thương của Người dành trọn cho dân tộc, cả cuộc đời chưa từng mong cầu cho bản thân. Sự ra đi của bác bởi thế, là sự mất mát lớn lao, không gì bù đắp nổi của cả dân tộc. Lời thơ của Tố Hữu vang vọng như là tiếng khóc tiễn biệt, mang ý nghĩa như một bài điếu văn rất cảm động, vừa ca ngợi lòng yêu nước thương dân bao la của Bác Hồ, vừa biểu lộ lòng tiếc thương, ghi nhớ công ơn to lớn của lãnh tụ.
Với giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ linh hoạt, nhịp thơ chậm rãi, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng, hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng, khổ thơ 3 và 4 của bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện sâu sắc tinh cảm thiết tha của nhà thơ đối với Bác trong lần viếng thăm hiếm hoi.
như thế chép đến tết
Caau1 phân tích hai khổ thơ đầu của bài thơ "Viếng lăng Bác"của Viễn Phương
làm bài nghị luận khổ 3,4 bài viếng lăng bác (ngắn gọn nhất)
Mở bài:
--“Viếng lăng Bác” , bài thơ gây một xúc cảm đặc biệt. Viễn Phương bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng đã diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ.
Thân bài:
+ Khổ 3, 4 của bài viếng lăng bác là:
Cảm xúc của tác giả khi ra về:
+ Tâm nguyện của tác giả: “ làm con chim hót quanh lăng Bác”, “ làm đóa hoa tỏa hương đâu đây”, “ làm cây tre trung hiếu chốn này”.. để gần Bác. Đó là khao khát được bên Bác. Một loạt hình ảnh ẩn dụ, sự vật nhỏ bé, thân thiết với Bác Hồ. Đó là khao khát muốn ở gần Bác Hồ để bảo vệ giấc ngủ của Bác.
+ Nghệ thuật đầu cuối tương ứng: hình ảnh tre là tấm lòng của nhân dân miền Nam nói riêng, nhân dân cả nước nói chung nguyện đi theo con đường của Bác đã đi và là lời hứa của thế hệ sau.
+ Tâm trạng lưu luyến, bâng khuâng, không muốn rời xa Bác.
---- Kết :
- Bài thơ “ Viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào viếng lăng Bác
- Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.