Những câu hỏi liên quan
Taonek:))
Xem chi tiết
Long Sơn
18 tháng 2 2022 lúc 8:03

Tham khảo

 

Vào một ngày nắng đẹp, tôi cùng đứa con ngao du trên bầu trời. Bay một lúc lâu, chúng tôi hạ cánh xuống khu vườn nhỏ nghỉ ngơi. Chợt con tôi hỏi: “Cha ơi! Cha đã đi rất nhiều nơi, có chuyện gì mà cha nhớ nhất”. Nghe con hỏi tôi liền nhớ lại câu chuyện Cây khế rồi kể cho con nghe.

“Hồi đó, cha còn rất trẻ. Với đôi mắt xanh biếc, chiếc mỏ đỏ chót và bộ lông đẹp, nhiều màu sắc cùng thân hình cường tráng, cha bay đi khắp nơi ngắm thế gian.

Một hôm, cha đậu xuống cây khế trồng trên một mảnh vườn nhỏ bên cạnh ngôi nhà rách nát. Nhìn những trái khế chín mọng, ngon lành, lúc đầu cha định ăn một quả thôi nhưng càng ăn càng thấy ngon. Cha ăn cho đến khi chỉ còn vài quả trên cây, bỗng có tiếng người nói: “Chim ơi! Nhà ta chỉ có cây khế này thôi, chim ăn hết thì vợ chồng ta lấy gì mà sống?” Lúc này, cha mới để ý thấy một chàng thanh niên gầy gò, xanh xao, mặc bộ quần áo rách rưới đang đứng dưới gốc cây khế. Thấy anh ta có vẻ nghèo khổ, nhất là khi nhìn căn nhà tồi tàn của vợ chồng anh ta thì cha thấy ái ngại quá. Thương họ, cha liền nói: “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”, rồi cha bay đi.

Sáng hôm sau, cha đến đón anh ta theo lời hẹn. Trên đường, cha và anh ta nói chuyện rất vui vẻ. Cha được biết, trước đây gia đình anh ta rất giàu có. Nhưng khi cha mẹ mất đi, vợ chồng người anh đã chiếm hết gia tài, nhà cửa, ruộng vườn, chỉ để cho vợ chồng anh ta một căn nhà rách nát, một mảnh vườn nhỏ, trên mảnh vườn cằn cỗi đó chỉ có một cây khế. Hai vợ chồng anh ta phải làm lụng vất vả, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống. Vui chuyện, cuối cùng đã đến hòn đảo có một cái hang chứa đầy vàng. Cha hạ cánh xuống hòn đảo để anh ta vào hang lấy vàng. Cha thấy anh ta chỉ lấy vàng vào cái túi ba gang mà anh ta mang theo. Đưa anh ta về tới nhà, cha thầm nghĩ: “Người thanh niên này cũng hiền lành, thật thà”.

Năm sau, đến mùa khế chín, cha lại đến ăn khế. Có một người chạy ra, nhưng không phải là anh thanh niên lần trước mà là một người đàn ông mập mạp, hồng hào, chẳng có vẻ gì là thiếu ăn, thiếu mặc cả. Nghe hắn than thở cha cung nói: “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”.

Sáng hôm sau, cha đưa hắn đi, nhưng hắn mang tận cái túi chừng mười hai gang. Đến hòn đảo, nhìn thấy cái hang chứa vàng đó, hắn ta hí hửng chạy vào lấy vàng. Đợi mãi vẫn chưa thấy hắn ra, nhìn biển thấy sắp có bão, cha vào hang giục hắn về nhưng hắn vẫn mê mải lấy vàng không chịu ra. Mãi lâu sau, hắn mới ì ạch kéo cái túi vàng nặng trịch ra, xung quanh người hắn cũng buộc toàn vàng, thế mà ra đến cửa hang rồi, hẳn ta vẫn còn cảm thấy tiếc rẻ. Hắn chậm chạp bước lên lưng cha, vàng nhiều, nặng quá, cha phải cố hết sức mới bay được. Đi đến giữa biển, đôi cánh của cha mỏi rã rời tường như không cắt lên được nữa, chợt giông tố nổi lên, sấm sét ầm ầm. Cha cố gắng bay, cha bảo hắn vứt bớt vàng đi nhưng hắn không chịu. Gió mạnh quá người cha nghiêng ngả, chao đảo làm hắn rơi xuống biển cùng với túi vàng cùa hắn. Thật đáng đời kẻ tham lam!

 

Con thấy đấy! Người em “ở hiền thì gặp lành”, còn người anh tham lam thì đã phải trả giá. Con hãy nhớ lấy bài học từ câu chuyện này nhé!

zero
18 tháng 2 2022 lúc 8:04

refer

Hôm nọ, tôi bay ngang qua một khoảnh đất nhỏ và nhìn thấy một cây khế sai quả lắm. Trong lùm chi chít quả ơi là quả. Chẳng mấy chốc, cả bọn chúng tôi kéo đến để thưởng thức.

Từ xa, ánh sáng vàng của các quả khế căng bóng và mọng nước đã lấp lánh, trông thật hấp dẫn. Đến gần, mùi thơm mát dịu thoang thoảng xông lên mũi. Không cần chia, mỗi đứa chọn một cành tha hồ chén.

Một lúc sau, tôi nghe có tiếng khóc than, kể lể dưới gốc cây : “Trời ơi, sao tôi khổ thế này. Chim ơi, xin đừng ăn khế. Đó là nguồn sống duy nhất của tôi. Cha tôi mất, anh thì tham lam giành cả gia tài, chỉ chừa tôi khoảnh đất nhỏ có cây khế này thôi. Chim ăn hết, còn đâu là kế sinh nhai đây.” Động lòng trước hoàn cảnh đáng thương của người em, tôi bảo chàng chuẩn bị túi ba gang để tôi chở đi lấy vàng mà đền ơn.

Sớm hôm sau, bầu trời quang đãng, tôi đã trả ơn anh ta bằng một túi ba gang đầy vàng.

 

Năm tiếp theo, bọn tôi lại kéo đến tìm ăn khế ngọt. Tôi cũng nghe văng vẳng tiếng khóc lóc nhưng lần này thì thảm thiết hơn. Ngày hôm sau, tôi đưa người anh ra đảo lấy vàng. Chờ khá lâu, tôi hơi sốt ruột và nhận ra vẻ tham lam của anh chàng này. Trên đường bay về, tôi hỏi thì được biết anh ta may túi bảy gang, đồng thời còn mang theo đến ba túi. Vừa nặng lại thêm phần không ưa kẻ quá tham lam khi phát hiện rằng hắn đã đề nghị em mình đổi cả gia tài để hắn lấy cây khế. Tôi yêu cầu hắn bỏ hết đi mới về nhà được. Hắn giương mắt nhìn tôi và hỏi rằng chim Thần cũng biết nặng sao? Không thể nhịn nổi với cái giọng xấc xược ấy, tôi hất cả vàng và con người tham lam, ích kỉ ấy xuống biển.

Tiêu đời kẻ xảo trá, quỷ quyệt. Hắn đã tự chôn vùi mình trong cái lòng tham không đáy.

Nguyễn Phương Uyên
Xem chi tiết
meme
25 tháng 8 2023 lúc 10:05

Dàn ý để đóng vai con Chim Thần trong truyện cây khế có thể được xây dựng như sau:

I. Giới thiệu về truyện cây khế A. Tóm tắt nội dung truyện cây khế B. Giới thiệu về các nhân vật chính trong truyện

II. Giới thiệu về vai diễn con Chim Thần A. Vai trò và tầm quan trọng của con Chim Thần trong câu chuyện B. Đặc điểm và tính cách của con Chim Thần

III. Mô tả hành động và vai diễn của con Chim Thần trong truyện A. Cách con Chim Thần giúp đỡ nhân vật chính B. Những tình huống và sự kiện mà con Chim Thần tham gia

IV. Những cảm xúc và tác động của vai diễn đến con Chim Thần A. Sự thay đổi và phát triển của con Chim Thần qua các tình huống B. Cảm nhận và tác động của vai diễn đến con Chim Thần

V. Kết luận A. Tóm tắt vai diễn và đóng góp của con Chim Thần trong truyện cây khế B. Nhận xét về vai diễn và ý nghĩa của con Chim Thần trong truyện

Lưu ý: Dàn ý trên chỉ là một gợi ý và bạn có thể thay đổi và điều chỉnh tùy theo nhu cầu và quan điểm của mình.

lê thu hà
Xem chi tiết
Nhi Phuong
Xem chi tiết
Linh Đan Phan Thị
Xem chi tiết
Ha Hai Anh
8 tháng 5 2022 lúc 17:57

Ta vốn có cuộc sống bôn ba, nay đây, mai đó. Ta từng bay qua biết bao nhiêu nẻo đường, xứ sở, và cũng chứng kiến bao câu chuyện, vui có, buồn có. Nhưng với ta, câu chuyện về cây khế gắn với hai anh em nhà nọ là kiến ta suy nghĩ nhiều nhất. Chắc các bạn biết ta là ai rồi chứ. Ta chính là chim Phượng Hoàng, loài chim được Ngọc Hoàng nuôi ở thiên đình.

     Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều mất sớm. Người anh tham lam lười biếng. Người em lại hiền lành, chăm chỉ. Khi hai anh em lấy vợ chưa được bao lâu thì người anh chia gia tài. Vốn bản tính tham lam sẵn có lại cậy thế mình là anh cả hắn chiếm hết tài sản cha mẹ để lại chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ngọt. Vợ chồng người anh sống sung sướng, an nhàn trên gia tài có sẵn còn người em thì phải đi cày thuê cuốc mướn sống qua ngày. Tuy cuộc sống vất vả nhưng ngày nào người em cũng không quên tưới nước, chăm sóc cho cây khế.

    Mùa khế năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra hoa kết trái, cành nào cành ấy đều sai trĩu quả. Vợ chồng người em thầm nghĩ bán quả lấy tiền mua thóc gạo. Ta vốn rất thích ăn trái cây. Một hôm, tình cờ lại bay ngang qua khu vườn của người em, thấy những quả khế chín mọng hấp dẫn, ta vội sà xuống ăn hết trái này đến trái khác. Thấy ta ăn khế, người em ở đâu đi đến đứng ngước mắt nhìn ta, vợ chồng người em không đuổi tôi đi mà chỉ buồn rầu than thở với ta:

- Chim ơi! Gia tài nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này thôi. Chim ăn hết rồi, tôi biết lấy gì để sống?

    Ta vốn là loài chim biết trả ơn bèn đáp:

- Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Vợ chồng người em có vẻ bất ngờ vì ta biết nói tiếng người. Nhưng cũng theo lời đi may một cái túi ba gang. Mấy hôm sau, theo như lời hẹn, ta bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Người em thấy vàng chất đầy đảo nhưng không hề tỏ vẻ tham lam, chỉ lấy đủ một túi ba gang rồi nhờ ta chở về nhà. Từ đó, cuộc sống người em trở nên sung túc, giàu có. Vợ chồng người em còn đem tiền và gạo giúp đỡ mọi người trong vùng.

   Chuyện đến tai người anh. Người em không giấu diếm kể hết sự việc. Lòng tham nổi lên, người anh bèn gạ đổi gia tài của mình để lấy cây khế. Vợ chồng người em đồng ý, thế là anh ta chuyển về chỗ người em ở. Mùa khế ra hoa kết trái năm sau ta lại đến ăn như lần trước.

Họ tru tréo lên, bảo ta ăn ăn ráo ăn tiệt thì họ trông vào gì. Ta vẫn đáp:

- Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Vợ chồng gã vui mừng khôn xiết, rồi lại may một cái túi to đến mười hai gang. Ta đưa người chồng đến đảo lấy vàng. Đến nơi, hắn hoa cả mắt, hì hục nhét vàng bạc châu báu chật cứng cả cái túi mười hai gang và cố gắng nhét đầy mọi chỗ trên người mình. Lúc trở về, ì à ì ạch leo lên lại tụt xuống mãi hắn mới bò lên được lưng ta. Nhưng vì nặng quá, ta phải vỗ cánh đến mấy lần mới nhấc mình lên khỏi mặt đất được. Đường về nhà hắn phải bay qua biển rộng, phần vì chở quá nặng, phần vì có một luồng gió bất chợt thổi đến, ta không giữ được thăng bằng, đôi cánh ta nghiêng ngả, hắn và cả túi vàng rơi xuống biển sâu.

   Câu chuyện qua đã lâu nhưng ta vẫn muốn nhắc nhở mỗi người không nên tham lam, ích kỉ và đừng bao giờ tệ bạc với người khác nhất là anh em của mình. Tham lam sẽ nhận lại hậu quả thích đáng.

 

@//Gấu+Cute//@
Xem chi tiết
ⒸⒽÁⓊ KTLN
17 tháng 1 2021 lúc 14:06

Đề 3:

Một buổi trưa nọ, tôi và cha đang phải cày ruộng. Bất chợt, tôi thấy một người đàn ông ăn mặc sang trọng cưỡi ngựa đến, có lẽ là quan của nhà vua, ông bèn hỏi cha tôi:

- Này ông kia, trâu này một ngày cày được bao nhiêu đường?

Cha tôi nghe xong thì ngớ người. Tôi nghĩ bụng, ai đời lại đi hỏi câu kì lạ như vậy, chắc chắn là muốn trêu người khác rồi, tôi liền hỏi lại:

- Vậy xin quan trả lời con ngựa kia một ngày đi được bao nhiêu bước,thì tôi sẽ nói cho quan biết con trâu đi được bao nhiêu đường?

Quan lúng túng không biết trả lời, rồi quan bỗng hỏi tên hai cha con, tôi cũng không nghĩ nhiều mà khai báo.

Mấy tuần sau, làng tôi nhận được chiếu vua, vua ban cho làng ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, năm sau làng phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, thiếu con nào thì sẽ bị phạt. Mọi người đều biết chuyến này lành ít dữ nhiều, được vua quan tâm thì tốt nhưng ai lại làm được trâu đực đẻ con? Cái khó ló cái khôn, tôi chợt nảy ra một kế. Tôi nói với cha:

- Cha cứ bảo cả làng lấy hai con trâu và hai thúng gạo mà ăn, còn lại thì bán đi để hai cha con ta lên kinh thành.

Cha và mọi người lúc đầu còn lo lắng nhưng nghe tôi trấn an, còn làm giấy cam đoan với làng thì yên tâm hơn.

Lên đến kinh vua, nhân lúc lính canh không để ý, tôi lẻn vào sân rồng khóc ầm lên làm nhà vua đang chầu triều phải dừng lại, điệu tôi vào trong. Vua hỏi:

- Thằng bé kia, tại sao lại đến đây mà khóc?

Tôi mới ấm ức phân bua:

- Mẹ con chết sớm mà cha không chịu đẻ em bé cho con chơi, con buồn lắm. Kính vua ra lệnh bắt cha con phải đẻ em bé cho con…

Cả triều đình cười rộ lên, vua tủm tỉm giải thích:

- Cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ con được?

Tôi nhanh nhảu đáp lại:

- Vậy sao vua lại bắt làng con làm trâu đực đẻ con?

Vua nhớ ra, cười nói:

- Cái đấy là thử, làng ngươi phải biết thịt trâu mà ăn chứ!

- Làng chúng con nhận được trâu và gạo liền biết đó là lộc vua ban đã làm cỗ ăn mừng rồi.

Hôm sau, tôi và cha đang ăn cơm, bỗng có người của vua mang một con chim sẻ bắt tôi phải dọn ba mâm cỗ, tôi biết ngài là vua lại thử mình liền đưa cho anh lính cây kim nhờ vua rèn thành một con dao để xẻ thịt chim. Cha con tôi được ban thưởng hậu hĩnh.

Một hôm, tôi đang ở nhà chơi với bạn, có sứ thần mang một cái vỏ ốc rất dài bị rỗng hai đầu, ông nhờ tôi dùng sợi chỉ mảnh xuyên qua vỏ ốc. Tôi liền hát:

“Tang tính tang! Tính tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng,

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang

Tang tình tang…”

Mãi về sau khi đã thành trạng nguyên, tôi mới hiểu được, sự nhanh trí lần đó của mình đã cứu nước khỏi giặc ngoại xâm.

Lâm Đức Khoa
17 tháng 1 2021 lúc 14:08

oho

︵✰Ah
17 tháng 1 2021 lúc 19:42

Chép mạng !!

Lili sakoto
Xem chi tiết
Hương Giang
25 tháng 9 2018 lúc 19:44

    Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.
    Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.
    Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.
Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này
  Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.
    Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.
     Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.
     Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.
   Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc
     Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?

phạm hồng lê
Xem chi tiết
Cherry Trần
20 tháng 12 2016 lúc 20:14

1.Mở bài:

– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.

– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ. 2. Thân bài:

* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:

+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.

– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.

– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc – Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.

– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.

– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái. + Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.

– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.

– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.

– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.

– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.

* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:

– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.

– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.

3. Kết bài:

– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.

– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.

– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.

Cherry Trần
20 tháng 12 2016 lúc 20:15

1.Mở bài:

– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.

– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.

2. Thân bài:

* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:

+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.

– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.

– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc – Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.

– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.

– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái.

+ Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.

– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.

– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.

– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.

– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.

* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:

– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.

– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.

3. Kết bài:

– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.

– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.

– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.

  
Dương Thu Hiền
20 tháng 12 2016 lúc 20:29

Câu 1:

1. Mở bài:
– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.
– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.


2. Thân bài:
* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:
+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.
– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
– Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.
– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.
– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái.

+ Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.
– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.
– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.
– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.
* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:
– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.
– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.


3. Kết bài:
– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.
– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.

– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.

Nguyễn Duy Hoàng
Xem chi tiết