Những câu hỏi liên quan
Phạm Như
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
27 tháng 1 2022 lúc 16:50

Refer

 

2. Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10-1427)

* Kế hoạch của địch:

(1) Đầu tháng 10 - 1427, 15 vạn viện binh được chia thành hai đạo từ Trung Quốc kéo sang.

+ Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn.

+ Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam kéo vào theo hướng Hà Giang.

* Chủ trương của ta: Tập trung lực lượng tiêu diệt đạo quân của Liễu Thăng trước.

* Diễn biến:

 

 

* Kết quả:

- Liễu Thăng và Lương Minh bị tử trận, hàng vạn tên địch bị giết.

- Cánh quân Mộc Tạnh chỉ huy vội rút chạy về nước.

- Vương Thông xin hòa, mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.

=> Khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.

Bình luận (0)
Vũ Bá Minh
Xem chi tiết
Đoàn Minh Trang
5 tháng 2 2016 lúc 15:21

- Cuộc Tiến công chiến lược 1972 của quân và dân ta ở miền Nam đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh", buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa"  trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam

- Hoàn cảnh lịch sử :

   + Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh"

   + Mĩ thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của ta.

   + Miền Bắc khôi phục kinh tế, bảo đảm tiếp nhận tốt hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam

   + Từ năm 1969 đến năm 1971, quân dân ta ở miền Nam phối hợp với quân dân Lào và Campuchia, đẩy mạnh đấu tranh giành nhiều thắng lợi trên ba mặt quân sự, chính trị và ngoại giao.

- Diễn biến và kết quả :

    + Ngày 30/3/1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam

    + Đến cuối tháng 6/1972, ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và đông dân.

 

Bình luận (0)
Linh Sun
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
23 tháng 11 2016 lúc 20:28

Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến ( Lần thứ 2 ) chống quân xâm lược Nguyên 1285:

-Cuối tháng 1-1285, Thoát Hoan đem 50 vạn quân Nguyên tràn vào nước ta.

-Sau khi quân ta chiến đấu anh dũng ở biên giới,thế giặc mạnh , Trần Hưng Đạo rút quân về Vạn Kiếp .

Vua Trần hỏi Trần Hưng Đạo có nên hàng không? Và được trả lời: “Xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”. Không phải quân ta không có khả năng đánh tiếp, mà theo kế sách “Lấy yếu đánh

-Quân ta từ Vạn Kiếp rút về Thăng Long, giặc chiếm Thăng Long , quân ta rút về Thiên Trường.

Để bảo vệ cho cuộc rút quân chẳng may tướng Trần Bình Trọng bị giặc bắt, khi giặc hỏi : “Có muốn làm vương nước Nam không ?”, ông trả lời :”Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, giặc đã giết ông.

-Ở phía nam Toa Đô đánh Nghệ An, Thanh Hóa, quân ta chiến đấu anh dũng.Thoát Hoan ở phía Bắc, Toa Đô ở phía Nam , tạo thế gọng kềm tiêu diệt chủ lực của ta ở Thiên Trường.

-Tình thế nguy ngập, để đánh lạc hướng và lừa giặc, Trần Hưng đạo cho rút quân về phía Đông bắc , sau chiếm lại Thanh Hóa củng cố lực lượng chuẩn bị phản công.

-Thất bại khi ở phía nam, Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ quân tiếp viện và thiếu lương thực trầm trọng .

-Tháng 5- 1285 Trần Hưng Đạo phản công.Quân ta đánh bại quân giặc giặc khắp nơi, các chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương ,thừa -thắng ta giải phóng Thăng Long.

-Thoát Hoan rút khỏi Thăng Long, đến Vạn Kiếp bị quân ta phục kích chết rất nhiều, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.

-Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết . Một cánh quân khác chạy theo hướng tây bắc, đến huyện Phù Ninh , bị Hà Đặc, Hà Chương đánh tan..

-Sau 2 tháng tổng phản công quyết liệt ta giành thắng lợi

 

Bình luận (1)
doan truc van
24 tháng 11 2016 lúc 22:02
1.Diễn biến - Cuối tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Đại Việt.-Trước thế mạnh của giặc Trần Quốc Tuấn cho quân lui về Vạn Kiếp, rời Thăng Long về Thiên Trường ( Nam Định). Nhân dân thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”. Nhà Trần gặp khó khăn :- Toa Đô từ phía nam đánh lên, Thoát Hoan từ phía bắc đánh xuống.-Trần Quốc Tuấn lui quân và chiếm lại Thanh Hóa.- Tháng 5/1285 ta phản công giành thắng lợi lớn ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và giải phóng Thăng Long.2. Kết quả:- Thoát Hoan bỏ chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết, 50 vạn quân Nguyên bị đánh bại -> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Bình luận (0)
Lê Thị Thủy Tiên
5 tháng 1 2017 lúc 9:35

lực lượng còn non yếu , nghĩa quân ko quá 2000 người , thiếu thốn lương thực, quân Minh nhiều lần tấn công(trích lời cô Thuộc)banhqua

Bình luận (0)
Luyện Văn Thịnh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
20 tháng 7 2023 lúc 9:34

Tham khảo!!!

♦ Phong trào Tây Sơn phát triển qua bốn đoạn chính:

- Giai đoạn 1771 - 1777:

+ Năm 1771, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.

+ Năm 1774, quân Lê - Trịnh vượt sông Gianh đánh chiếm Phú Xuân. Chính quyền chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.

+ Năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng vương.

+ Năm 1777, quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy thoát.

- Giai đoạn 1777 - 1785:

+ Quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn Đàng Trong.

+ Sau nhiều lần bị Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm. Tháng 7/1784, khoảng 5 vạn quân Xiêm kéo vào Gia Định. Đầu năm 1785, hầu hết quân Xiêm bị quân Tây Sơn tiêu diệt trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Giai đoạn 1786 - 1789:

+ Giữa năm 1786, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh chiếm Phú Xuân do quân Lê - Trịnh trấn giữ rồi tiến ra Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.

+ Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, quân Tây Sơn ba lần tấn công ra Thăng Long. Vua tôi nhà Lê rời kinh thành, cầu cứu nhà Thanh.

+ Cuối năm 1788, hàng chục vạn quân Thanh tiến vào Đại Việt và bị quân Tây Sơn đánh tan trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).

- Giai đoạn 1789 - 1802:

+ Chính quyền Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân, kiểm soát phía bắc Đàng Trong và toàn bộ Đàng Ngoài cũ.

+ Ở vùng đất phía nam, lực lượng của Nguyễn Ánh từng bước chiếm lại Gia Định.

+ Năm 1792, Quang Trung đột ngột qua đời. Quang Toản lên thay nhưng không đủ năng lực, nội bộ triều đình mâu thuẫn. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh ra Thăng Long, Quang Toản chạy trốn rồi bị bắt.

    
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Ng KimAnhh
1 tháng 8 2023 lúc 10:22

Tham khảo:

- Nội dung của lược đồ là trận Chi Lăng - Xương Giang (năm 1427) của quân Lam Sơn.

- Các kí hiệu được sử dụng trong lược đồ bao gồm:

loading...

- Các địa điểm nghĩa quân Lam Sơn tấn công quân Minh là: Pha Lũy, Ải Lưu, Cần Trạm, Phố Cát, Xương Giang.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 18:57

Tham khảo

- Tên, vị trí diễn ra một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương:

+ Khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo - diễn ra tại ba làng Thượng Thọ, Mậu Dịch, Mỹ Khê (nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

+ Khởi nghĩa Bãi Sậy do Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo - diễn ra tại vùng Bãi sậy, phủ Khoái Châu (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), sau đó mở rộng ra các tỉnh: Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh.

+ Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo - diễn ra tại 4 tỉnh Bắc Trung Kì là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Điểm chung của các cuộc khởi nghĩa này

+ Là các cuộc đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phát triển, chịu sự chi phối của “chiếu Cần vương”.

+ Mục tiêu cao nhất là: đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại nền độc lập dân tộc.

+ Đặt dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước.

+ Lôi cuốn nhiều các tầng lớp nhân dân tham gia, trong đó đông đảo nhất là nông dân.

+ Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang, các nghĩa quân dựa vào địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ chiến đấu.

+ Kết quả: thất bại.

+ Các cuộc khởi nghĩa này có ý nghĩa lịch sử to lớn, cụ thể là: làm tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp; góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
20 tháng 7 2023 lúc 9:10

Tham khảo!!!

♦ Là vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên phong phú, Biển Đông góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như: giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.....

- Về giao thông hàng hải:

+ Hệ thống các cảng biển nước sâu và cảng trung bình được xây dựng dọc bờ Biển Đông là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển thương mại hàng hải.

+ Ở Việt Nam có những cảng lớn giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế, như: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn,...

Về công nghiệp khai khoáng:

Dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam có trữ lượng lớn với các bể trầm tích, như: Cửu Long, Nam Côn Sơn,... và có điều kiện khai thác khá thuận lợi.

+ Vùng biển Việt Nam còn chứa dựng tiềm năng lớn về quặng sa khoáng như: titan, thiếc, vàng, sắt, thạch cao, cát đen,... là những nguồn tài nguyên quý giá.

Về khai thác tài nguyên sinh vật biển, Biển Đông là vùng biển đa dạng về sinh học, riêng trữ lượng cá biển trên các vùng biển của Việt Nam ước tính khoảng 3 - 4 triệu tấn, khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn.

Về du lịch:

+ Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....

+ Các bán đảo và đảo lớn nhỏ liên kết với nhau tạo thành quần thể du lịch như: vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), bãi biển Non Nước (thành phố Đà Nẵng), đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), phù hợp để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
22 tháng 8 2023 lúc 9:50

- Vị trí địa chiến lược của Việt Nam:

+ Việt Nam nằm ở Đông Nam Á - khu vực được coi là ngã tư giữa lục địa Á - Âu và châu Đại Dương, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trên tuyến đường giao thông, giao thương lâu đời và quan trọng giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

+ Liền kề Trung Quốc, án ngữ Biển Đông, lại nằm ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo nên Việt Nam là địa bàn “tiền tiêu” của Đông Nam Á từ phía bắc, là “cửa ngõ” để tiến vào bán đảo Trung - Ấn từ phía đông và Trung Quốc từ phía nam.

=> Với vị trí chiến lược nổi bật, trong nhiều thế kỉ, lãnh thổ Việt Nam thường xuyên là đối tượng nhòm ngó, can thiệp hoặc xâm lược của các thế lực bên ngoài. Trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam là địa bàn cạnh tranh địa chính trị, xác lập và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới.

Bình luận (0)