So sánh biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế giữa Đức và Mỹ có điểm gì giống và khác nhau
Trình bày hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Giải pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh (1929 – 1933) giữa hai nhóm nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-, Nhật Bản có gì khác nhau? Tại sao có sự khác nhau đó?
a. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)
- Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm.
- Chính trị - xã hội: hàng triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước.
- Quan hệ quốc tế:
+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
+ Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới xuất hiện.
b. Điểm khác biệt trong giải pháp thoát khỏi khủng hoảng giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản
- Anh, Pháp, Mĩ tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc tiến hành những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Ví dụ, nước Mĩ thực hiện Chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề xướng.
- Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc phát xít hóa bộ máy thống trị.
c. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong giải pháp thoát khỏi khủng hoảng giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản
- Anh, Pháp, Mĩ:
+ Có nhiều thị trường và thuộc địa => có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên nhân dân thuộc địa, do đó có thể thoát khỏi khủng hoảng bằng những biện pháp cải cách.
+ Truyền thống dân chủ tư sản tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Anh, Pháp, Mĩ thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước thông qua biện pháp hòa bình, cải cách.
- Đức, I-ta-lia-a, Nhật Bản:
+ Kho có hoặc có ít thuộc địa, thị trường tiêu thụ hẹp => thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường.
+ Truyền thống quân phiệt tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước bằng bạo lực.
So sánh nền kinh tế Nhật và Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ 20 ? Mĩ và Nhật đã có những biện pháp nào để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới ?
em hãy so sánh cách thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới của mĩ có gì giống có gì khác các quốc gia châu âu như anh , pháp ,đức và y-ta-li-a?lí giải vì sao giống, vi sao khác?
mỹ và nhật bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế 1929-1933? Sự khác nhau trong giải pháp thoát khỏi khủng hoảng?
mình cần gấp giúp mình với ạ
- Mĩ tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc tiến hành những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Ví dụ, nước Mĩ thực hiện Chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề xướng.
- Nhật Bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc phát xít hóa bộ máy thống trị
Tham khảo
https://hoc247.net/hoi-dap/lich-su-8/mi-va-nhat-ban-co-gi-khac-nhau-trong-cach-giai-quyet-de-thoat-khoi-khung-hoang-kinh-te-the-gioi-1929-faq297346.html
Tham khảo :
Nhật :
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933
- Nền kinh tế Nhật bản bị thiệt hại nặng nề do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
+ Công nghiệp giảm 32%; ngoại thương giảm 80%, 3 triệu người thất nghiệp.
+ Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt.
* Biện pháp:
Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và giải quyết khó khăn về nguyên liệu và thị trường, Chính phủ Nhật Bản cho tăng cường chính sách quân sự hóa và gây chiến tranh xâm lược:
- Khởi đầu chiếm Trung Quốc, sau đó là Châu Á và toàn thế giới.
- Hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.
- Thập niên 1930, thiết lập chế độ phát xít, sử dụng bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ.
Quân Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc năm 1931
2. Phong trào đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật
- Các phong trào diễn ra sôi nổi.
- Hạt nhân là Đảng Cộng sản, diễn ra nhiều hình thức chống lại phát xít hóa, lôi cuốn nhân dân, binh lính, sĩ quan.
- Năm 1939 có tới 40 cuộc đấu tranh phản chiến.
- Kết quả: cuộc đấu tranh thất bại, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít ở Nhật.
Mỹ :
Vào tháng 09/1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu bùng nổ bắt nguồn từ nước Mỹ (đây là nước tư bản phát triển nhất thời điểm đấy). Do vậy, đây cũng là khủng hoảng lớn nhất thời điểm đó với sức tàn phá nặng nề khiến cho kinh tế nước Mỹ kiệt quệ, công nhân thất nghiệp, các cơ sở sản xuất phải đóng cửa. Lạm phát cao người dân khốn khổ, nghèo đói.
Nước Mỹ chạy đua ồ ạt sản xuất các mặt hàng nhưng khó tiêu thụ, ế hàng tràn lan. Sản lượng công nghiệp bị giảm sút 50% vì trì trệ với gang thép giảm 75%, ôtô giảm 90%. Hàng loại xí nghiệp lớn phá sản, nông dân thất thu nghèo khổ.
Cuộc khủng hoảng này cũng ảnh hưởng đến hàng loạt các nước tư bản khác. Hàng loạt các nước Anh, Pháp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Pháp kéo dài khủng hoảng từ 1930 – 1936 với công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp 40%, thu nhập quốc dân giảm 30%. Bên cạnh đó thì ở Anh, sản lượng gang năm 1931 cũng giảm sụt 50% , thép sụt gần 50% , thương nghiệp sụt giảm nặng nề 60%. Nước Đức, đến năm 1930, sản lượng công nghiệp cũng giảm nghiêm trọng 77%. Không những thế, các nước Ba Lan, Ý, Ru-ma-ni, Nhật, … đều có những khủng hoảng kinh tế.
Các nhà tư bản lựa chọn giải pháp thà đổ hàng, tiêu hủy chứ không bán giá rẻ hạn chế lạm phát vẫn không ăn thua. Tư bản đánh sưu thuế tăng cao để bù lỗ càng khiến nhân dân lầm than, oán thán.
Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)? Biện pháp thoát khỏi cuộc khủng hoảng? Tại sao có sự lựa chọn biện pháp khác nhau?
+Về bản chất thì cuộc khủng khoảng này xảy ra bởi các nước tư bản quá chạy theo lợi thuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt mà không hề để tâm đến sức mua của thị trường, từ đó khiến đời sống của quần chúng nhân dân ngày càng trở nên nghèo đói.
+Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh chia lại thế giới.
+
Biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933 của các nước tư bản Đức, Italia, Nhật là gì?
A. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh chia lại thế giới
B. Giảm giá sản phẩm để kích thích tiêu dùng
C. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp trong 1 thời gian ngắn
D. Tiến hành cải cách kinh tế -xã hội
Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) các nước Đức, Ý, Nhật đã tìm lối thoát bằng việc thiết lập các chế độc tài phát xít và phát động chiến tranh chia lại thế giới.
Đáp án cần chọn là: A
Chú ý
Đáp án D: là biện pháp khắc phục khủng hoảng của Mĩ, Anh, Pháp
Biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933 của các nước tư bản Đức,Ý, Nhật là gì?
A. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh chia lại thế giới
B. Giảm giá sản phẩm để kích thích tiêu dùng
C. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp trong 1 thời gian ngắn
D. Tiến hành cải cách kinh tế -xã hội
Đáp án A
Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) các nước Đức, Ý, Nhật đã tìm lối thoát bằng việc thiết lập các chế độc tài phát xít và phát động chiến tranh chia lại thế giới.
Chú ý:
Đáp án D: là biện pháp khắc phục khủng hoảng của Mĩ, Anh, Pháp
Biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933 của các nước tư bản Đức,Ý, Nhật là gì?
A. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh chia lại thế giới
B. Giảm giá sản phẩm để kích thích tiêu dùng
C. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp trong 1 thời gian ngắn
D. Tiến hành cải cách kinh tế -xã hội
Đáp án A
Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) các nước Đức, Ý, Nhật đã tìm lối thoát bằng việc thiết lập các chế độc tài phát xít và phát động chiến tranh chia lại thế giới.
Chú ý:
Đáp án D: là biện pháp khắc phục khủng hoảng của Mĩ, Anh, Pháp.