Những câu hỏi liên quan
Trần Gia Bảo
Xem chi tiết
yêu manga
Xem chi tiết
Nguyễn thanh Hoàng Nhi
Xem chi tiết
Lê Yến Linh
5 tháng 12 2017 lúc 20:39

Trong sách phần ghi nhớ có đấy bạn!

Bình luận (0)
Thảo Vũ Huy
5 tháng 12 2017 lúc 21:46
Lười thế tự suy nghĩ đi 😜😜😜😜😜😜
Bình luận (0)
Hàn Nhật Băng
Xem chi tiết
Mai Vũ Ngọc
Xem chi tiết
Phương Thảo
9 tháng 11 2016 lúc 20:42

Tác dụng sử dụng của từ Hán - Việt :

1. Sắc thái trang trọng

Một số từ Hán Việt thay thế từ thuần Việt vì Hán Việt tạo cảm giác trang trọng, nghiêm trang hơn:

phụ nữ – đàn bà

nông dân – dân cày

hi sinh – chết

Dùng sinh, phế, phúng, tặng, tẩy... thay cho: đẻ, bỏ, viếng, cho, rửa...

Cách đặt tên phố, chợ, bút danh (các nhà thơ trào phúng lại dùng các từ thuần Việt cho có vẻ hài hước).

Bác Hồ dùng từ Hán Việt trong trường hợp trang nghiêm: Các em quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

2. Sắc thái tao nhã

Từ Hán Việt thay thế cho từ thuần Việt trong trường hợp từ thuần Việt khi được nói ra gây cảm giác thô tục, khiếm nhã.

Các từ chỉ bệnh tật ghê sợ: thổ huyết, xuất huyết, viêm họng...

Các từ chỉ tai nạn, chết chóc: hoả hoạn, thương vong, từ trần...

Các từ chỉ hoạt động sinh lí...

Từ Hán Việt được dung với tư cách là uyển ngữ: mãn nguyệt khai hoa, động phong hoa trúc, cấp dưỡng...

3. Sắc thái khái quát và trừu tượng

Một số từ Hán Việt, đặc biệt là thuật ngữ khoa học có ý nghĩa khái quát hoá cao mà từ thuần Việt không có hoặc không có nghĩa tương đương.

Về chính trị: độc lập, tự do, dân chủ, dân quyền...
Về ngoại giao: công hàm, lãnh sự, sứ quán...
Về quân sự: tiến công, kháng chiến, du kích...
Về toán học: đồng quy, tiếp quyến, tích phân...
...

Những thuật ngữ này có nội hàm lớn, khái quát cao, nếu dùng từ thuần Việt thì dài dòng.

Từ Hán Việt có tính chất trừu tượng, tĩnh gợi cho ta hình ảnh thế giới ý niệm im lìm, tĩnh tại...

Từ thuần Việt gợi sắc thái sinh động, cụ thể của thế giới thực tại.

Có thể lấy ví dụ so sánh bằng hai bài thơ: Thu điếu (Nguyễn Khuyến) và Chiều hôm nhớ nhà (Bà huyện Thanh Quan). Trong bài Thu điếu, Nguyễn Khuyến dùng toàn từ thuần Việt để gợi về mùa thu có thực, về nông thôn bình dị, đẹp nên thơ và rất đỗi thân yêu của làng quê Việt Nam. Ông không dùng từ Hán Việt vì nếu dùng thì cảm giác thân quen, gần gũi rất có thể sẽ bị mất đi. Và ở đây, chính các từ thuần Việt đã tạo nên âm hưởng, tạo nên cảm giác thân quen ấy. Trái lại, trong bài thơ của bà huyện Thanh Quan đó lại là hình ảnh về buổi chiều của nội tâm. Tác giả đã đẩy lùi bức tranh vào thế giới của tâm tưởng, ý niệm. Trong Mẹo giải thích từ Hán Việt của Phan Ngọc có viết: Các từ Hán Việt mà nữ thi sĩ dùng đẩy ta vào thế giới muôn đời. Trên đời chỉ có những ông chài, những thôn bản, những trẻ chăn trâu, những người ở đài cao, những người khách trọ cảnh ấm lạnh của cuộc đời. Làm gì có những ngư ông, những viễn phố, những mục tử, những cô thôn, làm gì có trang đài, người lữ... Từ Hán Việt đều đặt vào vị trí quyết định – vần cuối câu thơ – dễ gây tiếng vọng trong tâm hồn ta, kéo ta về cõi vĩnh viễn của ý niệm. Và nỗi u hoài của nhà thơ là nỗi u hoài của cái kiếp trước không biết đến tháng năm, thời đại. Đây là nghệ thuật lựa chọn từ ngữ rất công phu. Những từ đó là những tín hiệu thẩm mĩ, những mô típ nghệ thuật gắn với phong cách Đường thi và trở thành nét đẹp truyền thống của thơ ca Việt Nam.

4. Sắc thái cổ

Một số từ Hán cổ quen dùng trong quá khứ đến bây giờ dùng lại gợi sắc thái cổ: tôn ông, huynh ông, phụ vương, ái phi, đồng môn, đồng tuế...

Mô tả những hình ảnh cổ kính của một triều đại đã qua với một tâm trạng nuối tiếc, trong bài thơ Thăng Long thành hoài cổ, bà huyện Thanh Quan đã sử dụng những từ Hán Việt một cách có ý thức. Và việc xếp những từ này vào cuối dòng thơ càng in đậm những hình tượng ngưng đọng trong kí ức. Tất cả đưa đến cho ta cảm giác về một sự đổi thay của tạo hoá:

Tạo hoá gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ hàn cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Nghìn năm gương cũ soi thành cổ
Cảnh đấy người đây chốn đoạn trường

Nhà thơ Sóng Hồng cũng dùng từ Hán Việt để gợi lại không khí cổ:

Đêm lạnh cành sương đượm
Long lanh bóng nguyệt vờn

Tố Hữu khi nói về truyền thống cổ xưa của dân tộc cũng sử dụng từ Hán Việt:

Cảm ơn Đảng cho ta dòng sữa
Bốn nghìn năm chan chứa ân tình
Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn bạo chúa
Kiếp tì nô vùng dậy chém nghê kình

Từ Hán Việt có sắc thái cổ còn thường được dùng trong thể loại kịch, tuồng. Khi viết về một sự kiện lịch sử, nhà văn thường dùng ngôn ngữ của thời kì lịch sử đó, nếu không, người xem có thể thấy lạc điệu.

Các sắc thái ngữ nghĩa của từ Hán Việt có sức mạnh tu từ nói trên chính là vì nó nằm trong thế đối lập với các từ thuần Việt. Hay nói một cách khác, chính sự đối lập với tiếng Việt là nguyên nhân làm cho nó có sắc thái ngữ nghĩa hay tu từ mà nó vốn không có khi ở trong tiếng Hán. Và sắc thái mới ấy chính là bằng chứng chắc chắn cho thầy rằng từ Hán Việt đã là một bộ phận hữu cơ của hệ thống từ vựng tiếng Việt.

Bình luận (0)
Thảo Phương
9 tháng 11 2016 lúc 20:44

Các sắc thái ngữ nghĩa của từ Hán Việt có sức mạnh tu từ nói trên chính là vì nó nằm trong thế đối lập với các từ thuần Việt. Hay nói một cách khác, chính sự đối lập với tiếng Việt là nguyên nhân làm cho nó có sắc thái ngữ nghĩa hay tu từ mà nó vốn không có khi ở trong tiếng Hán. Và sắc thái mới ấy chính là bằng chứng chắc chắn cho thầy rằng từ Hán Việt đã là một bộ phận hữu cơ của hệ thống từ vựng tiếng Việt.

Bình luận (0)
Phương Trâm
9 tháng 11 2016 lúc 20:42

– Sử dụng từ Hán Việt: Vấn đề sử dụng từ hán Việt là vấn đề hết sức tế nhị. Trong các từ Hán việt và từ thuần Việt đồng nghĩa , từ Hán Việt có sắc thái trừ tường, trang trọng, tao nhã, cổ kính còn từ thuần Việt mang sắc thái cụ thể, gần gũi. Vì thế người ta dùng từ Hán Việt để:

+ Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc.

VD; Nói : Hội phụ nữ( không nói hội đàn bà), Hội nhi đồng Cứu quốc( không nói hội trẻ em cứu nước)…

+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ.

VD: Nói: Đại tiện, tiểu tiện, hậu môn … để tránh thô tục, khiếm nhã.

+ Tạo sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc nhưi được sống trong bầu không khí xã hội xa xưa

VD: Dùng các từ: trẫm, bệ hạ, thần, hoàng hậu, yết kiến, phò mã...trong các truyền thuyết, truyện cổ tích.

Bình luận (0)
Hùng Nguyễn
Xem chi tiết
nthv_.
23 tháng 9 2021 lúc 19:44

Tham khảo:

Từ Hán - Việt: trù phú

Từ láy: ấm áp, hiền hòa....

Quê hương em có biết bao nhiêu cảnh đẹp đơn sơ mà ấm áp. Nào là dòng sông hiền hòa, thơ mộng giữa đôi bờ ngo khoai; nào là cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay trù phú, ấm no;... Nhưng, gần gũi với em hơn cả là những đêm rằm tháng 8 ở làng quê. Tiết thu dìu dịumát mẻ, dễ chịu chứ không oi bức như những ngày hè nóng nực hay ngày đông gía buốt. Bầu trời mùa thu trong vắt, cao vời vợi. Trời thu điểm xuyết những vì sao lấp lánh như tấm thảm nhung khổng lồ. Nhưng đẹp nhất vẫn là đêm trăng Trung thu. Vầng trăng vàng thẳm từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Trăng tròn vành vạnh soi rõ con đường làng em. Trăng rằm tháng 8 tròn đầy, viên mãn chứ k dấu Á trong những đêm trăng khi mờ khi tỏ. Trăng trên trời giữa một biển sao đẹp lấp lánh như một bức tranh giàu màu sắc. Dòng sông Hồng về đêm lấp loáng như một dòng trăng. Trăng lung linh, huyền ảo với sự tích chú Cuội ngồi gốc cây đa gợi lên trong em bao nhiêu là ước mơ, hy vọng,...Trẻ em chúng em ùa đi rước đèn với chúng bạn. Đứa nào cũng nô nức, phấn khởi, vui vẻ với chiếc đèn ông sao hay đèn lồng của mình trong những bản nhạc vui nhộn. Ánh trăng trung thu tràn ngập trên khắp con đường rước đèn của chúng em. Vẻ đẹp thiên nhiên hòa với vẻ đẹp ánh sáng điện, thật không có gì đẹp hơn thế! Và em cũng yêu quê hương mình hơn từ những đêm trăng đẹp và đầy ý nghĩa như thế!

Bình luận (0)
Lê Thị Duyên
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 10 2021 lúc 15:44

Em tham khảo:

Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử, đất nước ta phải trải qua bao trận chiến khôc liệt và đương đầu với nhiều kẻ thù mạnh. Nhưng với tinh thần đoàn kết và kiên cường trong chiến đấu, đất nước ta đã giành được nền độc lập như ngày hôm nay. Nhân dân ta đã chấm dứt hàng trăm năm sống dưới ách gông cùm, nô lệ của của thực dân, phong kiến. Và ngày hôm nay, cả dân tộc lại cùng nhau chung sức, tiếp tục xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, giàu đẹp. Đó là truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta.

Các từ Hán Việt: đoàn kết, kiên cường, nô lệ, phong kiến, phồn vinh

Bình luận (0)
Trần Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Thảo
1 tháng 10 2016 lúc 20:32

Đúng đúng mk cũng đg bí câu này nàk..........ai đó giúp mk vs pn nìk vs

Bình luận (0)
Trần Thị Ngọc Ánh
2 tháng 10 2016 lúc 7:23

Giúp mình vs. Mình cần bài gấp 

Bình luận (0)
Trần Thị Ngọc Ánh
2 tháng 10 2016 lúc 7:29

Chị Mai Phương Anh giúp em vs.

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 1 2019 lúc 4:50

Đáp án: A

→ Khi sử dụng từ Hán Việt cần chú ý tới hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng cũng như mục đích giao tiếp

Bình luận (0)