Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thuỵ Phương Lan
Xem chi tiết
Phương
3 tháng 12 2018 lúc 19:27

Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Đi khắp nẻo đường , khẩu ngữ “ an toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình mình và cho xã hội. Nhưng tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông.

Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có bao nhiêu sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh. Một trong những việc làm để thực hiện an toàn giao thông là hãy ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Để hình thành và duy trì nếp văn hóa giao thông rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan liên quan, đặc biệt trước hết là người tham gia giao thông. Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phần làm giảm tai nạn giao thông cho xã hội, và thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông.

Trước hết chúng ta hiểu như thế nào về “ Văn hóa giao thông ”? Khái niệm Văn hoá giao thông là một biểu hiện cụ thể của khái niệm Văn hoá nói chung.Văn hoá giao thông là một khái niệm khá mơí mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau

Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia trong Văn hoá giao thông có ba tiêu chí: một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hai là: có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luậtTheo báo Văn hoá: “ Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện"

Văn hoá giao thông là văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông và văn  hoá của các thành viên khác trong xã hội có tác động, ảnh hưởng đến quá trình hình thành Văn hoá giao thông.Trong các yếu tố khác nhau, thì người trực tiếp tham gia giao thông đóng một vai trò quan trọng tạo nên Văn hoá giao thông. Văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông biểu hiện cụ thể như: trước tiên là phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông; hai là phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông, khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác. Gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ phải chia sẻ kịp thời; ba là cư xử có văn hoá khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt... Như chúng ta biết mỗi cử chỉ “văn hóa giao thông” làm nên nét nhân cách của mỗi người.Văn hóa : văn minh, lịch sự, khi tham gia giao thông, thực hiện đúng luật, đúng cách cư xử nghĩa tình của người Việt Tuy nhiên khi nhìn vào thực trạngchúng ta có thể thấy cách thực hiện của một bộ phận học sinh, thanh niên có  “văn hóa giao thông ” hay không: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, ….Một số học sinh còn đi xe mô tô,  đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe đạp, xe máy...Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng. Vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại… thậm trí khi có sự va quệt thì thoái thác trách nhiêm, chưa cần biết người va quẹt có bị sao không đã văng những câu chửi…

Học sinh, thanh niên là một lực lượng đông đảo có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã - hội của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên”. Vậy là những học sinh các em hãy đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông” ở nước ta bằng những việc làm cụ thể như:

+ Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe moto, xe gắn máy, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông. Không dàn hàng, dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thông ….Góp phần xây dựng nhiều tuyến phố, nhiều con đường xanh – sạch - đẹp; xây dựng nhiều con đường giao thông nông thôn; bảo vệ giữ gìn và xây dựng nhiều công trình giao thông công cộng

+ Hãy là những tuyên truyền viên tích cực về văn hoá giao thông.Lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên hãy dương cao khẩu hiệu: “ Văn hoá giao thông, đồng hành tuổi trẻ”, “ Văn hoá giao thông là không tai nạn”, “ Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”, “ Xây dựng xã hội giao thông văn minh, đầy tình người và không tai nạn”

+ Học sinh, thanh niên cũng là lực lượng xung kích, lực lượng chủ chốt tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tham gia các hoạt động khác như Hội diễn văn hoá văn nghệ; hội thi về an toàn giao thông. Khi văn hóa giao thông đã trở thành ý thức thường trực trong mỗi con người thì sẽ hình thành được phong cách và nhân cách của con người đó Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức….cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần góp phần giẩm thiểu tai nạn giao thông, chúc các em tham gia giao thông an toàn.

Phải khẳng định ngay lực lượng tham gia giao thông đông đảo nhất chính là giới trẻ. Nhìn lại từ các vụ TNGT thời gian qua chúng ta đều thấy rõ đối tượng gây tai nạn và nạn nhân TNGT là giới trẻ chiếm tỷ lệ rất cao (độ tuổi từ 18 đến 30). Bên cạnh đó, bộ phận thiếu ý thức khi tham gia giao thông chiếm số lượng đông đảo nhất cũng chính là giới trẻ.

Để hạn chế việc vi phạm khi tham gia giao thông trong thanh, thiếu niên, cần áp dụng nhiều giải pháp một cách đồng bộ. Về giải pháp chiều sâu, cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức về văn hóa giao thông ngay từ nhỏ, từ chính trong mỗi gia đình tới nhà trường. Bên cạnh đó, cần luật hóa các hình thức xử phạt, nâng thật cao mức phạt tương ứng với mỗi hành vi vi phạm của người tham gia giao thông. Tức là một mặt vừa vận động tuyên truyền, giáo dục; một mặt khác phải xử lý bằng pháp luật để mang tính răn đe nhằm tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Một trong những việc cấp thiết nhất hiện nay là phải đặt vị trí giới trẻ làm trọng tâm của chiến dịch tuyên truyền ATGT.

Trước hết, phải xác định giới trẻ ở đây bao gồm toàn bộ các thành phần xã hội, từ học sinh các trường phổ thông tới sinh viên cao đẳng, đại học. Từ thanh niên đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, từ thành thị, nông thôn cho đến các khu công nghiệp – nơi tập trung đa số lực lượng lao động là thanh niên.

Trên cơ sở đó, tổ chức chiến dịch tuyên truyền có độ phủ sóng trên diện rộng, bao quát toàn bộ giới trẻ mới là điều cần thiết. Việc tuyên truyền bằng hình thức nào, nội dung gì để thu hút sự quan tâm, hấp dẫn của giới trẻ... cũng rất cần được cân nhắc kỹ. Bởi vì trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà có quá nhiều sự lựa chọn và nhiều hình thức vui chơi giải trí cuốn hút giới trẻ thì không dễ để họ có thể tham gia tích cực trong một hoạt động mang tính tuyên truyền. Mặt khác, cần phải xây dựng nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với từng đối tượng. Chẳng hạn nội dung phục vụ học sinh, sinh viên sẽ khác với giới trẻ đang làm việc ở các khu công nghiệp hay đối với thanh niên nông thôn...

Để thay đổi thực trạng này, cần sự vào cuộc của tất cả các cơ quan, tổ chức một cách đồng bộ, nhịp nhàng nhằm từng bước xây dựng thói quen ứng xử có văn hóa trong giao thông, bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất thường ngày. Đó chính là nền móng để dần hình thành văn hóa giao thông-giải pháp bền vững giúp đẩy lùi hiểm họa TNGT.

Bình luận (0)
Diệp Băng Dao
3 tháng 12 2018 lúc 19:30

Thực tế trong những năm gần đây, an toàn giao thông chính là một vấn đề đang được quan tâm rất nhiều. Hiện trạng xã hội xảy ra quá nhiều tai nạn giao thông tùy theo mức độ nặng nhẹ. Nhưng hậu quả của nó để lại rất lớn như: thương tật, tử vong, tài sản mất mát và hư hỏng. Khi lưu thông trên đường chúng ta sẽ thấy những câu khẩu hiệu với nội dung “ an toàn giao thông chính là hạnh phúc cho mọi người,mọi nhà và toàn xã hội”. Đó chính là lời cảnh giác, nhắc nhở chúng ta phải sáng suốt khi tham gia giao thông. Chấp hành luật lệ giao thông- chính là mang lại sự an toàn cho bạn và cho mọi người. Nhưng hiện nay, vấn đề tai nạn giao thông chính là mối hiểm họa vô cùng to lớn với tất cả mọi người. Ngay sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
Để đi vào tìm hiểu, chúng ta hãy biết về “ văn hóa giao thông”- Văn hóa giao thông chính là biểu hiện cụ thể trong nền văn hóa nói chung và nó cũng khá là mới mẻ được hiểu theo nhiều cách khác nhau. – Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đã cho ra khái niệm như sau “ văn hóa giao thông chính là những hành vi xử sự đúng pháp luật,theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp và cái thiện của người tham gia giao thông”. – Hay nói cách khác theo báo Văn hóa “ văn hóa giao thông là sự tự giác chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho những người khi tham gia giao thông. Thể hiện sự tôn trọng và nhường nhịn nhau khi lưu thông trên đường. Biết giúp đỡ người khác khi gặp tai nạn giao thông, giúp người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi để cùng nhau hướng tới một xã hội an toàn giao thông”
HIỆN TRẠNG TAI NẠN GIAO THÔNG CỦA NƯỚC TA. Tai nạn giao thông đã và đang xảy ra từng ngay từng giờ và luôn rình rập để cướp đi sinh mạng của con người bất cứ lúc nào. Chúng ta thường hay có những câu hỏi đặt ra cho cộng đồng cũng như cho bản thân: – Mỗi ngày có bao nhiêu vụ tai nạn xảy ra gây đe dọa cho tính mạng con người? – Sau khi tai nạn giao thông xảy ra liệu con người có nâng cao ý thức nhiều hơn không? – Đến bao giờ mới chấm dứt các tai nạn giao thông? Những câu hỏi này thật khó để trả lời vì hậu quả do tai nạn giao thông để lại là muôn hình muôn vẻ. Khi con người có ý thức thì sẽ hạn chế tối đa việc xảy ra tai nạn giao thông. Có thể thấy tai nạn giao thông hiện nay xảy ra ở các bạn thanh niên là chủ yếu. Bộ phận thiếu ý thức về an toàn giao thông cũng nằm trong lực lượng này.

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI THAM GIA GIAO THÔNG Tất cả công dân từ 18 tuổi trở lên, có giấy phép lái xe, sức khỏe tốt, không bị mắc các bệnh theo quy định của pháp luật thì được phép tham gia điều khiển các phương tiện giao thông. Trong đó, học sinh sinh viên chính là lực lượngchiếm đông nhất. Vì thế các bạn hãy đóng vai trò chủ đạo và góp phần trong việc xây dựng an toàn qua những hành động cụ thể như sau: – Thói quen “ hãy nhớ đội mũ bảo hiểm” khi ngồi trên các phương tiện giao thông . Khi lưu thông trên đường phải đi, dừng, đậu đúng nơi quy định, chấp hành nghiêm túc các tín hiệu đèn giao thông. Không dàn hàng ngang, không chở cồng kềnh, chở từ 3 người trở lên, không che ô khi điều khiển phương tiện giao thông… Những sự tự giác này mỗi ngày sẽ góp phần xây dựng một xã hội tuân thủ an toàn giao thông,làm gương tốt về ý thức tuân thủ pháp luật cho mọi người noi theo. – Các bạn hãy là những tuyên truyền viên tích cực với những khẩu hiệu “ văn hóa giao thông- đồng hành tuổi trẻ”, “ một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”, “ văn hóa giao thông- là không tai nạn” – Học sinh sinh viên hãy là lực lượng tham gia vào công tác giữ gìn an toàn giao thông bằng nhiều hoạt động có ích cho xã hội. 
 

Bình luận (0)
KAITO KID
3 tháng 12 2018 lúc 19:28
Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có bao nhiêu sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh. Một trong những việc làm để thực hiện an toàn giao thông là hãy ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Để hình thành và duy trì nếp văn hóa giao thông rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan liên quan, đặc biệt trước hết là người tham gia giao thông. Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phần làm giảm tai nạn giao thông cho xã hội, và thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông. Trước hết chúng ta hiểu như thế nào về “ Văn hóa giao thông ”? Khái niệm Văn hoá giao thông là một biểu hiện cụ thể của khái niệm Văn hoá nói chung.Văn hoá giao thông là một khái niệm khá mơí mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia trong Văn hoá giao thông có ba tiêu chí: một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hai là: có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luậtTheo báo Văn hoá: “ Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện" Văn hoá giao thông là văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông và văn  hoá của các thành viên khác trong xã hội có tác động, ảnh hưởng đến quá trình hình thành Văn hoá giao thông.Trong các yếu tố khác nhau, thì người trực tiếp tham gia giao thông đóng một vai trò quan trọng tạo nên Văn hoá giao thông. Văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông biểu hiện cụ thể như: trước tiên là phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông; hai là phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông, khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác. Gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ phải chia sẻ kịp thời; ba là cư xử có văn hoá khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt... Như chúng ta biết mỗi cử chỉ “văn hóa giao thông” làm nên nét nhân cách của mỗi người.Văn hóa : văn minh, lịch sự, khi tham gia giao thông, thực hiện đúng luật, đúng cách cư xử nghĩa tình của người Việt Tuy nhiên khi nhìn vào thực trạngchúng ta có thể thấy cách thực hiện của một bộ phận học sinh, thanh niên có  “văn hóa giao thông ” hay không: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, ….Một số học sinh còn đi xe mô tô,  đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe đạp, xe máy...Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng. Vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại… thậm trí khi có sự va quệt thì thoái thác trách nhiêm, chưa cần biết người va quẹt có bị sao không đã văng những câu chửi… Học sinh, thanh niên là một lực lượng đông đảo có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã - hội của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên”. Vậy là những học sinh các em hãy đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông” ở nước ta bằng những việc làm cụ thể như: + Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe moto, xe gắn máy, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông. Không dàn hàng, dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thông ….Góp phần xây dựng nhiều tuyến phố, nhiều con đường xanh – sạch - đẹp; xây dựng nhiều con đường giao thông nông thôn; bảo vệ giữ gìn và xây dựng nhiều công trình giao thông công cộng + Hãy là những tuyên truyền viên tích cực về văn hoá giao thông.Lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên hãy dương cao khẩu hiệu: “ Văn hoá giao thông, đồng hành tuổi trẻ”, “ Văn hoá giao thông là không tai nạn”, “ Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”, “ Xây dựng xã hội giao thông văn minh, đầy tình người và không tai nạn” + Học sinh, thanh niên cũng là lực lượng xung kích, lực lượng chủ chốt tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tham gia các hoạt động khác như Hội diễn văn hoá văn nghệ; hội thi về an toàn giao thông. Khi văn hóa giao thông đã trở thành ý thức thường trực trong mỗi con người thì sẽ hình thành được phong cách và nhân cách của con người đó Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức….cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần góp phần giẩm thiểu tai nạn giao thông, chúc các em tham gia giao thông an toàn. Phải khẳng định ngay lực lượng tham gia giao thông đông đảo nhất chính là giới trẻ. Nhìn lại từ các vụ TNGT thời gian qua chúng ta đều thấy rõ đối tượng gây tai nạn và nạn nhân TNGT là giới trẻ chiếm tỷ lệ rất cao (độ tuổi từ 18 đến 30). Bên cạnh đó, bộ phận thiếu ý thức khi tham gia giao thông chiếm số lượng đông đảo nhất cũng chính là giới trẻ. Để hạn chế việc vi phạm khi tham gia giao thông trong thanh, thiếu niên, cần áp dụng nhiều giải pháp một cách đồng bộ. Về giải pháp chiều sâu, cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức về văn hóa giao thông ngay từ nhỏ, từ chính trong mỗi gia đình tới nhà trường. Bên cạnh đó, cần luật hóa các hình thức xử phạt, nâng thật cao mức phạt tương ứng với mỗi hành vi vi phạm của người tham gia giao thông. Tức là một mặt vừa vận động tuyên truyền, giáo dục; một mặt khác phải xử lý bằng pháp luật để mang tính răn đe nhằm tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Một trong những việc cấp thiết nhất hiện nay là phải đặt vị trí giới trẻ làm trọng tâm của chiến dịch tuyên truyền ATGT. Trước hết, phải xác định giới trẻ ở đây bao gồm toàn bộ các thành phần xã hội, từ học sinh các trường phổ thông tới sinh viên cao đẳng, đại học. Từ thanh niên đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, từ thành thị, nông thôn cho đến các khu công nghiệp – nơi tập trung đa số lực lượng lao động là thanh niên. Trên cơ sở đó, tổ chức chiến dịch tuyên truyền có độ phủ sóng trên diện rộng, bao quát toàn bộ giới trẻ mới là điều cần thiết. Việc tuyên truyền bằng hình thức nào, nội dung gì để thu hút sự quan tâm, hấp dẫn của giới trẻ... cũng rất cần được cân nhắc kỹ. Bởi vì trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà có quá nhiều sự lựa chọn và nhiều hình thức vui chơi giải trí cuốn hút giới trẻ thì không dễ để họ có thể tham gia tích cực trong một hoạt động mang tính tuyên truyền. Mặt khác, cần phải xây dựng nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với từng đối tượng. Chẳng hạn nội dung phục vụ học sinh, sinh viên sẽ khác với giới trẻ đang làm việc ở các khu công nghiệp hay đối với thanh niên nông thôn... Để thay đổi thực trạng này, cần sự vào cuộc của tất cả các cơ quan, tổ chức một cách đồng bộ, nhịp nhàng nhằm từng bước xây dựng thói quen ứng xử có văn hóa trong giao thông, bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất thường ngày. Đó chính là nền móng để dần hình thành văn hóa giao thông-giải pháp bền vững giúp đẩy lùi hiểm họa TNGT.
Bình luận (0)
Phạm Vũ Hoài Châu
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
23 tháng 11 2023 lúc 21:01

Bài nói mẫu

      Franklin đã từng nói “Có ba thứ cực kỳ cứng: thép, kim cương và tự thấu hiểu bản thân.” Việc hiểu người khác có thể thông qua suy nghĩ, cử chỉ, hành động của họ để phán đoán tính cách, sở thích, hiểu sơ bộ về họ nhưng để hiểu được bản thân mình là một điều rất phức tạp và khó khăn. Không ít người đã đặt ra câu hỏi làm thế nào để hiểu được chính mình nhưng rồi họ lại ngừng hỏi vì không tìm thấy câu trả lời.

     Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có những thế mạnh, sở trường. Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Điều quan trọng có lẽ là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết được mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân một cách tốt hơn. Nhưng để hiểu được chính mình không phải điều dễ dàng, không phải chỉ trong một sớm một chiều mà có thể xong được, nó là cả một quá trình đầy sự khó khăn.

     Có rất nhiều cách để tự hiểu chính mình và điều đầu tiên bạn cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình. Bạn nên học cách lắng nghe chính bản thân mình, không nên quá để ý những lời nhận xét, đánh giá từ bên ngoài, có thể nghe ý kiến của người khác nhưng không được để nó chi phối bản thân mình. Khi bạn để những lời đánh giá, lời nói tiêu cực làm ảnh hưởng đến mình thì việc hiểu bản thân mình sẽ càng khó hơn, những suy nghĩ của bạn sẽ không còn rõ ràng và tỉnh táo để có thể tự hỏi chính bản thân mình nữa. Hãy giữ một cái đầu lạnh và tỉnh táo để tự hỏi, để lắng nghe suy nghĩ của chính bản thân.

     Ngoài việc lắng nghe bản thân từ bên trong thì sự trợ giúp hữu ích từ bên ngoài cũng là một sự gợi ý khi tìm hiểu bản thân. Nếu hoàn toàn mù mờ về bản thân thì bạn có thể bắt đầu bằng những thứ cơ bản là làm các bài trắc nghiệm tính cách: Trắc nghiệm MBTI (viết tắt của Myers – Briggs Type Indicator), Trắc nghiệm hướng nghiệp “mật mã Holland”, Trắc nghiệm các loại hình trí thông minh Gardner,… Các bài trắc nghiệm tính cách là một công cụ khá hữu ích, có thể giúp bạn tự tin hơn khi phần nào nhận ra những tiềm năng riêng của bản thân mình. Các bạn cũng có thể tham khảo các môn từ phương Đông đến phương Tây như tử vi, chiêm tinh học, các cung hoàng đạo… có thể xác định được phần nào sở thích, tính cách, thế mạnh và những công việc phù hợp với một người. Việc xem tử vi, chiêm tinh học, cung hoàng đạo, … có thể ít chính thống hơn nhưng đối với một số người nó cũng khá và chính xác và có ích cho việc hiểu bản thân hơn.

     Một cách khác để hiểu bản thân hơn là hỏi. Đặt ra những câu hỏi cho những người xung quanh mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, người yêu… những người bạn nghĩ rằng họ hiểu bạn. Hỏi họ nghĩ bạn là người như thế nào, họ miêu tả bạn ra sao, nếu dùng năm từ khác nhau để mô tả bạn, họ sẽ dùng những từ gì. Hãy hỏi họ nghĩ điều gì ở bạn mà bạn nên thay đổi, và nên giữ nguyên. Đặt câu hỏi hay nhờ họ đưa ra những gợi ý cho việc định hướng nghề nghiệp nên hoặc không nên làm, những việc gì sẽ phù hợp với bạn hơn. Bạn có thể tham khảo câu trả lời của họ cùng với những suy nghĩ, đánh giá từ sâu trong nội tâm để hiểu hơn về bản thân mình.

     Như đã nói, việc tự tìm hiểu bản thân mình mình là một quá trình lâu dài và khó khăn nhưng bạn không nên từ bỏ vì quá nản lòng. Việc tự hiểu bản thân là bước đầu tiên để có một cuộc đời mơ ước, nhưng từ đó đến cuộc sống trong mơ là cả một chặng đường dài. Cuộc sống và ước mơ là do chính bản thân tự quyết định, chỉ khi bạn hiểu được mình thì bạn mới thật sự thành công trong cuộc sống.

Bình luận (0)
Hoa Hồng
Xem chi tiết
Danh Trần Châu
15 tháng 3 2018 lúc 16:35

cho mình chủ đề đi bạn

Bình luận (0)
Hoa Hồng
15 tháng 3 2018 lúc 21:27

chủ đề là bảo vệ môi trường bạn ạk

Bình luận (0)
Kim Bảo Huỳnh
Xem chi tiết
Chanh Xanh
19 tháng 11 2021 lúc 13:42

Châu Phi hay Phi Châu (l'AfriqueAfrica) là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số (sau châu Á), thứ ba về diện tích (sau châu Á và châu Mỹ). Với diện tích khoảng 29.661.703 km² (11.452.448 mi²) (chưa bao gồm cả các đảo cận kề) chiếm 19% đất đai của Trái Đất. Với 1.384.087.771 người sinh sống ở 54 quốc gia tính đến 2021, châu Phi chiếm khoảng 17,52% dân số thế giới

Bình luận (0)
Đại Tiểu Thư
19 tháng 11 2021 lúc 13:43

 Tham khảo:

Châu Phi là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số (sau châu Á), thứ hai về diện tích của lục địa (sau lục địa Á-Âu) và diện tích đứng thứ ba trên thế giới (sau châu Á và châu Mĩ)

        Với diện tích khoảng 30.221.532 km² bao gồm cả các đảo cận kề thì nó chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất. Với 1.225.100.000 người sinh sống ở 54 quốc gia tính đến 2016, châu Phi chiếm khoảng 16,4% dân số thế giới. 

        Châu Phi là phần lớn nhất trong số 3 phần nổi trên mặt nước ở phía nam của bề mặt Trái Đất. Nó bao gồm khu vực bao quanh một diện tích khoảng 30.221.532 km² tính cả các đảo. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên có khí hậu nóng quanh năm.

         Bị Địa Trung Hải ngăn cách với châu Âu, đại lục này nối liền với châu Á về phía tận cùng đông bắc bằng eo đất Suez có bề rộng 130 km . Về mặt địa lý thì bán đảo Sinai của Ai Cập nằm về phía đông kênh đào Suez. Từ điểm xa nhất về phía bắc là Ras ben Sakka ở Tunisia, nằm về phía tây mũi Blanc, ở vĩ độ 37°21' bắc, tới điểm xa nhất về phía nam là mũi Agulhas ở Nam Phi, 34°51′15″ nam, có khoảng cách khoảng 8.000 km (5.000 dặm); từ Cabo Verde, 17°33′22″ tây, tức điểm xa nhất về phía tây tới Ras Hafun ở Somalia, 51°27′52″ đông, có khoảng cách xấp xỉ 7.400 km. Độ dài của bờ biển là 26.000 km. Sự thiếu vắng các chỗ lõm sâu dọc theo bờ biển được so sánh thể hiện theo thực tế bằng tầm cỡ châu Âu, nơi có diện tích chỉ 9.700.000 km² nhưng lại có đường bờ biển tới 32.000 km.

           Các đường cấu trúc chính của châu lục này được thể hiện theo cả hai hướng tây-đông (ít nhất là ở phần bán cầu bắc) của những phần nằm về phía bắc nhiều hơn và hướng bắc-nam ở các bán đảo miền nam. châu Phi vì thế có thể coi là tổ hợp của hai phần vuông góc với nhau, phần phía bắc chạy theo hướng từ đông sang tây, phần phía nam chạy theo hướng bắc-nam.

           Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

           Châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú, là châu lục đang nắm giữ 90% lượng Cobalt, 90% Platin, 50% Vàng, 98% Crom, 70% Tantalite, 64% Mangan và một phần ba lượng Urani của thế giới. Cộng hòa Dân chủ Congo có 70% lượng Coltan của thế giới, một loại Khoáng sản được dùng để sản xuất tụ điện Tantalum cho các thiết bị điện tử như điện thoại di động. Guinea là quốc gia xuất khẩu Bô xít lớn nhất thế giới. Ngoài ra, còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt.

            Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C, thời tiết ổn định. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển. Sa mạc Sahara là hoang mạc cát lớn nhất thế giới.

Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo: Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn địa Congo và miền duyên hải phía bắc vịnh Guinea; Hai môi trường nhiệt đới: càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa & xavan cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xavan là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ...) và động vật ăn thịt (sư tử, báo gấm...); Hai môi trường hoang mạc, gồm sa mạc Sahara ở phía bắc & hoang mạc Kalahari, hoang mạc Namib ở phía nam. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Thực vật, động vật nghèo nàn; Hai môi trường địa trung hải ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.

Châu Phi là cái nôi của loài người. Trong suốt thời kỳ tiền sử của loài người, châu Phi giống như các châu lục khác đã không có các quốc gia mà chủ yếu là các nhóm người săn bắn theo bầy đàn sinh sống. Khoảng năm 3300 TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại đã ra đời và phát triển, nó đã tồn tại với các mức độ ảnh hưởng khác nhau cho đến khoảng năm 343 TCN. Các nền văn minh khác bao gồm Ethiopia, vương quốc Nubia, các vương quốc Sahel Ghana, Mali và Songhai và Đại Zimbabwe.

Năm 1482, người Bồ Đào Nha đã thiết lập trạm thương mại đầu tiên (trong số nhiều trạm như thế) dọc theo bờ biển Guinée ở Elmina. Sự phát hiện ra châu Mỹ năm 1492 đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong buôn bán nô lệ mà trước thời kỳ của người Bồ Đào Nha thì việc buôn bán này trên đất liền gần như chỉ là những trường hợp hãn hữu.

          Nhưng cùng vào thời điểm này thì chế độ nông nô đã đi vào giai đoạn kết thúc ở châu Âu và trong đầu thế kỷ XIX, các lực lượng thực dân châu Âu đã tiến hành sự "tranh giành châu Phi" vô cùng khủng khiếp và đã chiếm đóng nhiều vùng đất của châu lục này, tạo ra nhiều quốc gia thuộc địa, chỉ để sót lại 2 quốc gia độc lập là Liberia, thuộc địa của người Mỹ da đen và Ethiopia. Sự chiếm đóng này còn tiếp diễn cho đến tận sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các nước thuộc địa dần dần giành được quy chế độc lập hình thức.

          Ngày nay, châu Phi là quê hương của trên 50 quốc gia độc lập, tất cả trong số đó có đường biên giới được tạo ra trong thời kỳ chủ nghĩa thực dân của người châu Âu.

Bình luận (0)
︵✰Ah
19 tháng 11 2021 lúc 13:43

Tham Khảo
 

      Châu Phi là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số (sau châu Á), thứ hai về diện tích của lục địa (sau lục địa Á-Âu) và diện tích đứng thứ ba trên thế giới (sau châu Á và châu Mĩ)

        Với diện tích khoảng 30.221.532 km² bao gồm cả các đảo cận kề thì nó chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất. Với 1.225.100.000 người sinh sống ở 54 quốc gia tính đến 2016, châu Phi chiếm khoảng 16,4% dân số thế giới. 

        Châu Phi là phần lớn nhất trong số 3 phần nổi trên mặt nước ở phía nam của bề mặt Trái Đất. Nó bao gồm khu vực bao quanh một diện tích khoảng 30.221.532 km² tính cả các đảo. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên có khí hậu nóng quanh năm.

         Bị Địa Trung Hải ngăn cách với châu Âu, đại lục này nối liền với châu Á về phía tận cùng đông bắc bằng eo đất Suez có bề rộng 130 km . Về mặt địa lý thì bán đảo Sinai của Ai Cập nằm về phía đông kênh đào Suez. Từ điểm xa nhất về phía bắc là Ras ben Sakka ở Tunisia, nằm về phía tây mũi Blanc, ở vĩ độ 37°21' bắc, tới điểm xa nhất về phía nam là mũi Agulhas ở Nam Phi, 34°51′15″ nam, có khoảng cách khoảng 8.000 km (5.000 dặm); từ Cabo Verde, 17°33′22″ tây, tức điểm xa nhất về phía tây tới Ras Hafun ở Somalia, 51°27′52″ đông, có khoảng cách xấp xỉ 7.400 km. Độ dài của bờ biển là 26.000 km. Sự thiếu vắng các chỗ lõm sâu dọc theo bờ biển được so sánh thể hiện theo thực tế bằng tầm cỡ châu Âu, nơi có diện tích chỉ 9.700.000 km² nhưng lại có đường bờ biển tới 32.000 km.

Bình luận (0)
xương mai chi
Xem chi tiết
✿.。.:* ☆:**:.Lê Thùy Lin...
23 tháng 5 2021 lúc 20:27

Enviroment is neccessary thing for this life. Enviroment is the air we breath, the water people drink and is everything they need for their life. But now the most important thing for the life is being polluted. This pollution affects the health of all living things. Air is damaged by lorry fumes and car, and power stations create acid rain which can destroys entire lakes and forests. When fossil fuels: gas, oil and coal are burned to provide energy for cooking, lighting etc. they form polluting gases. Not only on land but also in the sea, oils spills pollute sea water and kill marine life; chemical waste from sewage works and factories, and artificial fertilisers from farmland, pollute river water, spreading disease, and killing wildlife. Everything is being caused by human’s existence. Humans create rubbish! Each household produces about one tonne of rubbish each year! Most of this is taken away by dustmen and burned in incinerators or buried in enormous landfill sites – both of these actions can be dangerous for our environment.

But only people can change and solve it. Pollution could be prevented by all thing we do each day. First people can use recycled paper to save trees. Second try to avoid using plas. It is hard to recycle. People should refuse to use carrier bags. If people can not avoid buying plas bags, they should use re-use plas bags many times. Finally people must take their old clothes to charity shops. People also should save energy to protect environment. Switching off all electric things when they are not in use, walk or use a bicycle instead of car for short trips, keep healthy life and  keep clean atmosphere.

Keep clean environment isn’t only all ways are mentioned before but also to protect natural resources. That is the way to conserver wild life. First we need to conserve the old forest, rainforest, build more safari and national park, and plant more trees to make place to live for wild animals. Second we need to prohibit hunters who hunt animals too many out of the law allowance.

Finally, we now know that enviroment is the most important thing for life and we know how to protect and use it scientifically. Everyday we invent and find more and more way to protect enviroment. I hope that in the future the earth will be cleaner.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tạ Đức Hưng
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
14 tháng 4 2022 lúc 20:02

bạn tham khảo nha.

1.Bài thuyết trình tiếng Anh về gia đình.

2.Bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường bằng tiếng Anh.

3.Bài thuyết trình tiếng Anh về Tết Nguyên Đán.

4.Bài thuyết trình về sự thành công dành cho sinh viên.

Bình luận (3)
doraemon
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Anh
2 tháng 1 2020 lúc 21:27

có mail ko gửi cho 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Bảo DI
2 tháng 1 2020 lúc 21:46

kb rh ib đi mik gửi cho 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoài Thu
Xem chi tiết
Thanh Hoàng Thanh
28 tháng 1 2021 lúc 13:11

Mở bài: Tuân thủ luật an toàn giao thông là hành vi có văn hóa

Thân bài: 

1. Thực trạng về an toàn giao thông hiện nay

Tình trạng tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng phổ biến. Theo Cục CSGT, năm 2016 thì:

- Cả nước xảy ra hơn 21.000 vụ tai nạn giao thông

- Cướp đi sinh mạng gần 9.000 người.

- Cùng nhiều thiệt hại về tài sản khác

2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

- Do người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông.

- Những người điều khiển phương tiện giao thông không nắm được luật giao thông.

- Sự thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm của người tham gia giao thông như: lạng lách, đua xe, đi xe không đúng tốc độ, không đúng làn đường quy định.

- Say xỉn khi tham gia giao thông.

- Những người đi bộ, người bán hàng rong đi không đúng đường quy định.

- Lỗi do phương tiện giao thông yếu kém.

- Những phương tiện giao thông đã quá cũ kĩ không thể tiếp tục tham gia giao thông.

- Lỗi do cơ sở hạ tầng yếu kém: giao thông có những ổ voi, ổ gà, đường quá chật,….

3. Hậu quả:

- Nhiều người thiệt mạng.

- Mất mát về tiền của, vật chất của con người.

- Ùn tắc giao thông, mất trật tự xã hội.

4. Giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức người tham gia giao thông.

- Đưa ra những chính sách phù hợp phòng ngừa những người tham gia giao thông.

Kết bài:

- Liên hệ bản thân

- Nêu cảm nghĩ của cá nhân em về tai nạn giao thông

  
Bình luận (1)