Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hưng Nguyễn
Xem chi tiết
Mai Vĩnh Nam Lê
25 tháng 4 2022 lúc 20:15

TK

Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật mà ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ hay cả một câu với dụng ý cụ thể để tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, đoạn thơ.

Việc lặp một từ người ta hay gọi là điệp từ, lặp các cụm hay câu gọi là điệp ngữ. Người ta còn có cách lặp lại một dạng câu (câu hỏi, câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán…) nhiều lần trong cùng đoạn văn, đoạn thơ thì gọi là điệp cấu trúc câu (điệp cấu trúc cú pháp).

Ví dụ:

+ “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái”

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

Trong khổ thơ trên tác giả điệp từ “nhìn thấy” 2 lần nhấn mạnh hành động nhắc tới trong câu.

+ “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Cụm từ “Một ngọn lửa” được tác giả lặp lại 2 lần trong khổ thơ có tác dụng gợi nhắc về hình ảnh bếp lửa của bà.

+ “Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”

(Hồ Chí Minh)

Trong câu văn trên sử dụng biện pháp lặp cấu trúc câu vừa tạo tính nhạc cho câu vừa thể hiện sự quyết tâm của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Các loại điệp ngữ

Điệp nối tiếp

Điệp nối tiếp là kiểu điệp mà các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là để tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Thương em, thương em, thương em biết mấy”

(Phạm Tiến Duật)

Hai câu thơ trên có phép điệp nối: “rất lâu” lặp 2 lần trong câu 1 và “thương em” lặp 3 lần liên tiếp trong câu 2. Với việc sử dụng phép lặp nối tạo sự da diết như tăng lên gấp bội, nỗi nhớ nhung tác giả đối với nhân vật “em”.

Điệp ngắt quãng

Điệp ngắt quãng là các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong một câu văn hoặc cách nhau trong hai, ba câu thơ của một khổ thơ.

Ví dụ:

+ “Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Trong khổ thơ trên điệp từ “ta” được lặp lại 3 lần ở đầu mỗi câu thơ cho thấy khát khao của nhân vật “ta” được hòa mình làm mọi điều trong cuộc sống.

+ “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

Điệp từ “Tre” được lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi câu văn và “giữ” lặp lại 4 lần trong cùng một câu. Đây là phép điệp ngắt quãng có tác dụng nhấn mạnh vào chủ thể và hành động kiên cường, bất khuất của người anh hùng “tre”.

Điệp vòng (điệp chuyển tiếp)

Điệp vòng được hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn, câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu văn. Câu thơ sau tạo sự chuyển tiếp, gây cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.

Ví dụ:

“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh Phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

“Thấy” và “ngàn dâu” là hai từ ngữ được lặp lại ở đầu câu sau tạo sự chuyển tiếp, trùng trùng, điệp điệp như ngút ngàn không chỉ của màu xanh của dâu. Đây còn là sự trải dài nỗi nhớ chồng của người chinh phụ.

Dựa trên định nghĩa trong SGK Ngữ văn, có thể hiểu đơn giản liệt kê là sự sắp xếp các từ, cụm từ có cùng từ loại ở vị trí nối tiếp nhau. Với mục đích khắc họa khía cạnh nào đó một cách rõ ràng và đầy đủ nhất, đồng thời bộc lộ tư tưởng tình cảm của người viết. Như vậy, nếu thấy trong một câu văn, câu thơ mà có các từ, cụm từ được đặt nối tiếp, có chức năng giống nhau và được phân tách bằng dấu phẩy “,”, dấu chấm phẩy “;” thì đó là phép liệt kê.

 

Liệt kê là gì

Có những kiểu liệt kê nàoPhân chia dựa trên cấu tạo

Liệt kê theo cặp: Là kiểu liệt kê với các cặp từ đi liền với nhau, được kết nối bằng các từ như cùng, với, và… Những cặp từ này đồng loại với các cặp từ liệt kê khác trong câu tuy nhiên vẫn có điểm chung nhất định để phân biệt.

Ví dụ: Bàn học của em được sắp xếp rất ngăn nắp, với sách giáo khoa và sách tham khảo, truyện chữ và truyện tranh, vở viết và vở bài tập…

Liệt kê không theo cặp: Là kiểu liệt kê hàng loạt các sự vật, hiện tượng có điểm chung tương đồng. Mỗi thành phần được liệt kê phân tách nhau bởi dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

Ví dụ: Vườn cây của ông em có trăm hoa đua nở với hoa đào, hoa cúc, hoa mai, hoa lan, hoa ly…

Phân chia dựa trên ý nghĩa

Liệt kê tăng tiến: Là kiểu liệt kê theo một trình tự hoặc quy luật nhất định. Ví dụ như từ cấp bậc nhỏ tới cấp bậc lớn, từ thấp đến cao, từ gần đến xa…

Ví dụ: Trong lớp mình có Lan là tổ trưởng, Minh là lớp phó và Tuấn là lớp trưởng.

Liệt kê không tăng tiến: Các thành phần được liệt kê có mối quan hệ bình đẳng, kể cả khi đảo lộn vị trí thì người đọc, người nghe vẫn hiểu được thông điệp mà câu muốn truyền tải.

Ví dụ: Trong đội bóng của trường có các chân sút cừ khôi là Tuấn, Khôi, An, Minh…

Tác dụng của phép liệt kê là gì?Làm rõ khía cạnh được liệt kê và nhấn mạnh ý của tác giảChứng minh, giải thích cho một nhận định nào đó của người viếtGiúp cho đoạn văn, đoạn thơ có thêm tính biểu cảm
Nguyễn Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Vy
22 tháng 12 2020 lúc 12:50

              Điệp ngữ cách quãng :

Mai về Miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim, hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa, tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre, trung hiếu chốn này.

 

                  Điệp ngữ vòng :

 [...]

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

 

            Điệp ngữ nối tiếp :

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mua đông tới

Bà lo đàn gà toi

[...]

 

Trần Phươnganh
Xem chi tiết
7A11_38_ LÊ MÌNH TẤN
Xem chi tiết
Good boy
6 tháng 12 2021 lúc 19:37

điệp từ là phép lặp từ

Minh Hồng
6 tháng 12 2021 lúc 19:38

Tham khảo

Điệp ngữ là biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ. ... Điệp ngữ có thể lặp lại nguyên văn một câu, một đoạn hoặc vài từ bất kỳ. Ví dụ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Chibi Usa
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
22 tháng 12 2017 lúc 19:55

1* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.

VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...

Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)

Nguyễn Hải Đăng
22 tháng 12 2017 lúc 19:58

+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ

đặt câu đồng lúa quê em rộng mênh mông

mênh mông là từ láy bộ phận

Nguyễn Hải Đăng
22 tháng 12 2017 lúc 19:59

từ đồng âm là từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa thì khác nhau hoàn toàn , ko liên quan gì đến nhau

Từ đồng âm khác nghĩa:là những từ có cấu tạo trong mặt ngữ pháp thì giống nhau những nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.VD:bàn có nhiều nghĩa:
Nghĩa 1:là vật gắn liền với tuổi học sinh,dùng để học trong nhà trường
Nghĩa 2:là hoạt động nói chuyện,trao đổi về vấn đề gì đó
Từ nhiều nghĩa:có cùng cấu tạo,có nhiều nghĩa và nghĩa có thể rộng và có thể hẹp
VD;chân:
Nghĩa 1:là bộ phận của con người,dùng để đứng vững hoặc để di chuyển .VD:bàn chân của em.
Nghĩa 2:là đường thẳng nối liền giữa trời và biển.VD: chân trời kia đẹp wá!!!
Trần Huỳnh Thượng Khang
Xem chi tiết

"Điệp ngữ" là "một biện pháp tu từ" trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn.

Có 3 lọa điệp ngữ:Diệp ngữ cách quảng,điệp ngữ nối tiếp,điệp ngữ chuyển tiếp(điệp ngũ vòng)

VD:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

\(\text{Hok tốt!}\)

\(\text{@Kaito Kid}\)

Khách vãng lai đã xóa
Trần Huỳnh Thượng Khang
16 tháng 12 2021 lúc 21:13

Cảm ơn bạn nha.

Khách vãng lai đã xóa
Nhật hữu
Xem chi tiết
Anh Phan
18 tháng 12 2020 lúc 20:38

mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc,mùa xuân là mùa đoàn tụ gia đình

Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
tran thi phuong
22 tháng 2 2016 lúc 16:49

Hỏi đáp Sinh học

Lê Vũ Việt Hoàng
22 tháng 2 2016 lúc 18:30

Căn cú vào vỏ quả ta chia chúng làm 2 loại quả chính:

- Quả khô:quả xà cừ,quả bồ đề,quả ké đầu ngựa

- Quả thịt:cà chua,quả dưa hấu,quả chanh

Trả lời:

Có 2 loại quả chính là quả khô và quả thịt:

- Qủa khô: Qủa lúa(hạt lúa) , quả thầu dầu, quả cải

- Qủa thịt: Qủa cà chua, quả chanh, quả táo

Học giỏi nha!! :P

Đoàn Anh Minh Hoàng
Xem chi tiết