Những câu hỏi liên quan
Lê Nguyễn
Xem chi tiết
trần châu
19 tháng 12 2016 lúc 20:52

ví dụ: mực, bạch tuộc, trai sông, ngao, sò, ốc gạo, ốc vặn, nghêu, .....

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Minh Hằng
Xem chi tiết
Lgiuel Val Zyel
3 tháng 2 2017 lúc 21:08

Trước khi tiến hành cấy cần chuẩn bị trai mẹ bằng cách nuôi Trai trong các lồng bằng tre hay lưới. Việc cấy nhân chỉ được thực hiện khi Trai đạt tiêu chuẩn về kích thước, thời gian và tình trạng của tuyến sinh dục. Nếu khi cấy nhân mà tuyến sinh dục của trai đang ở giai đoạn thành thục thì Trai dể bị chết hay bị rơi nhân hoặc ngọc được tạo thành không đạt chất lượng. Vì vậy cần chọn Trai mẹ có tuyến sinh dục không thành thục để cấy nhân.

1. Chuẩn bị Trai mẹ.

Có hai cách chuẩn bị Trai mẹ:

Cách thứ nhất: ức chế tuyến sinh dục, thường được tiến hành vào đầu mùa sinh sản. Thời gian này nhiệt độ bắt đầu tăng sau mùa Đông lạnh nhưng tầng nước sâu nhiệt độ vẫn còn thấp. Nuôi Trai ở tầng nước sâu, với điều kiện nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục.
Cách thứ hai: kích thích tuyến sinh dục phát triển nhanh, thường được áp dụng vào mùa Trai đẻ rộ. Kích thích sự phát triển của tuyến sinh dục bằng cách nuôi trai ở tầng nước mặt có nhiệt độ cao (28-32oC). Sau một thời gian ngắn Trai sẽ thành thục và sinh sản. Sau khi Trai đã sinh sản thì chúng ta có thể tiến hành cấy nhân. Tuy nhiên sau khi sinh sản Trai thường yếu đi nên hiệu quả của việc cấy nhân sẽ không cao.
2. Chọn lọc Trai mẹ.

Chọn Trai mẹ có kích thước phù hợp cho vào bể, đặt bụng Trai ngửa lên trên và duy trì nhiệt độ nước khoảng 28-30oC. Khoảng 1 giờ sau Trai sẽ mở vỏ, dùng kẹp mở miệng vỏ Trai (khoảng 1-1,5cm) để kiểm tra tuyến sinh dục. Nếu đạt yêu cầu thì chèn miệng vỏ và đưa về phòng thí nghiệm để tiến hành cấy nhân.

3. Cắt màng áo.

Trai dùng để cấy ngọc gồm hai loại, Trai kỹ thuật và Trai nguyên liệu. Trai kỹ thuật là Trai dùng để cấy nhân vào còn Trai nguyên liệu là Trai dùng để lấy mảnh màng áo. Tỉ lệ của hai loại này là 2:1-5:1. Trai nguyên liệu là loại khoảng 1-2 tuổi, Trai càng to càng tốt nhưng không nên vượt quá 5-6 tuổi. Việc chọn Trai nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian tạo ngọc và chất lượng sản phẩm sau này.

Lớp xà cừ của vỏ trai do toàn bộ biểu bì mặt ngoài màng áo (mặt tiếp xúc với vỏ) tiết ra, nhưng chất lượng tùy theo vị trí của màng áo mà quá trình hình xà cừ nhanh hay chậm và chất lượng của lớp xà cừ cũng khác nhau. Theo kết quả thí nghiệm bằng đồng vị phóng xạ Ca45 thì mép màng áo là nơi hấp thu nhiều Ca45 nhất (trao đổi chất mạnh nhất). Vì vậy, hiện nay trong kỹ thuật cấy ngọc đều dùng lớp tế bào ở mép màng áo để cấy. Tuy nhiên, trên mép màng áo ở từng vị trí khác nhau cũng cho chất lượng xà cừ khác nhau. Một thí nghiệm khác cũng cho thấy mép màng áo ở phần bụng có khả năng phục hồi nhanh nhất và cho chất lượng ngọc tốt nhất.

Dùng dao mổ luồn vào cát đứt cơ khép vỏ, chú ý không nên để dao đụng vào màng áo nếu không màng áo sẽ co lại. Lật vỏ ra cắt lấy phần bụng của màng áo, tẩy sạch chất nhầy rồi đặt lên giá tế bào. Khi đặt màng áo lên giá tế bào, lật mặt tiếp xúc với vỏ quay lên trên sẽ thấy có một đường vàng nâu cách mép màng áo khoảng 3-4mm chạy song song với mép vỏ. Dùng kéo cắt theo đường đó và loại bỏ phần mép rồi cắt màng áo thành từng miếng khoảng 2-3mm2. Khi cắt màng áo cần chú ý đến những điểm sau:

Phần mép ngoài màng áo là các tế bào tiết ra chất sừng chứ không tiết ra ngọc cho nên cần loại bỏ phần này.
Khi cắt màng áo xong thì phải tiến hành cấy ngay.
Trai dùng để lấy màng áo phải khỏe, không bị tổ thương hay dị tật.
Dụng cụ phải sạch sẽ.
Thao tác nhanh và chính xác.
4. Cấy màng áo.

Khi cấy đặt Trai lên giá cấy, bụng ngửa lên trên. Dùng móc móc lấy phần giữa chân kéo về phía sau cho chân giãn rộng ra. Cắt lấy một lỗ nhỏ ở giữa gốc chân, kích thước của vết cắt phải tương ứng với đường kính nhân cấy (lỗ mở hơi nhỏ hơn nhân cấy) rồi dùng kim thọc qua lỗ mở đó thông đến vị trí đặt nhân tạo thành một đường ống. Có ba vị trí cấy là nội tạng, trước xoang bao tim, và gốc xúc biện. Sau khi đã thông đường thì dùng kim đưa màng áo ghim lên mép của miếng màng áo đã cắt sẵn và đưa thẳng vào cuối đường ống. Khi cấy chú ý mặt ngoài của mảnh màng áo phải quay về phía nhân cấy.

5. Cấy nhân.

Nhân thường dùng là vỏ trai nước ngọt hoặc thủy tinh đã được mài tròn, nhẵn bóng, đường kính của hạt từ 2-9mm (tùy theo kích thước của Trai kỹ thuật). Sau khi cấy màng áo xong thì tiến hành cấy nhân. Đặt nhân cấy vào đầu lõm của kim đưa nhân và đưa nhân vào tiếp xúc với miếng màng áo vừa mới cấy. Thao tác đưa nhân cũng giống như khi cấy màng áo.

Mỗi Trai kỹ thuật ta có thể cấy 5 nhân, một ở nội tạng, hai ở gốc xúc biện, hai ở trước xoang bao tim. Khi cấy ở trước xoang bao tim và gốc xúc biện thì thao tác cấy ở vị trí bên phải và bên trái là như nhau. Khi cấy màng áo và nhân ở nội tạng cố gắng tránh làm tổn thương đến cơ co rút chân và ống tiêu hóa, cấy ở vị trí trước xoang bao tim thì tránh việc cấy quá sâu dễ làm chết Trai.

6. Nuôi thành ngọc.

§ Nuôi vỗ: Sau cấy nhân Trai bị tổn thương nên cần phải nuôi vỗ để Trai phục hgồi sức khỏe. Nơi nuôi vổ phải yên tĩnh và điều kiện môi trường ít dao động. Sau một tuần nuôi vỗ vết thương sẽ lành và lớp biểu bì mặt ngoài màng áo sẽ phát triển bao lấy nhân cấy. Biểu bì mặt trong sẽ bị mô liên kết hấp thụ trong 2 ngày.

§ Nuôi thành ngọc: Sau khi Trai đã phục hồi chúng ta chuyển chúng đến bãi chính để nuôi thành ngọc. Bãi nuôi thành ngọc có nồng độ muối 25-30%o, nhiệt độ từ 20-30oC. Nuôi Trai bằng lồng tre hay lưới, thời gian nuôi thường từ 1-4 năm tùy theo yêu cần ngọc to hay nhỏ.

7. Chăm sóc quản lý.

Trong quá trình nuôi Trai công việc chăm sóc chủ yếu là giữ cho lồng Trai sạch và tránh những bất lợi cho Trai. Lồng Trai thường bị các sinh vật sống bám làm ảnh hưởng đến sinh trưởng. Nên định kỳ tẩy rửa khi thấy trên vỏ Trai có nhiều sinh vật bám, nhất là sinh vật bám trên bản lề của Trai nếu không Trai sẽ không mở vỏ được. Trong điều kiện môi trường bất lợi phải di dời đi nơi khác. Trai cũng có nhiều địch hại như Hải miên, Cua, Sao biển... cần có biện pháp phòng trừ (xem phần chăm sóc quản lý ở chương 2).

8. Nuôi gây màu.
Ngọc trai được ưa chuộng có màu trắng hồng. Loại ngọc này có thể được tạo thành ở những vùng biển nhất định mà nơi khác không tạo ra được. Vùng biển như vậy được người ta dùng để nuôi gây màu. Điều kiện môi trường cụ thể để tạo màu cho ngọc trai thì chưa được xác định rõ, nhưng theo kinh nghiệm thì khu vực này có thức ăn dồi dào, các điều kiện môi trường như nhiệt độ, nồng độ muối, khí hậu biến đổi theo mùa rõ rệt. Vì vật trước khi thu hoạch ngọc người ta chuyển Trai đến vùng biển gây màu để nuôi, sau vài tháng nuôi gây màu thì có thể tiến hành thu hoạch.

9. Thu hoạch.

Ngọc trai được thu hoạch vào mùa nhiệt độ thấp thì chất lượng ngọc tốt hơn thu ở mùa có nhiệt độ cao. Thời kỳ thu hoạch rộ thường vào tháng 8-10 hàng năm.

Tách vỏ Trai, thu lấy ngọc sau đó rửa sạnh và tiến hành phân loại. Trai không đạt tiêu chuẩn như hạt không tròn, có nhiều vết bẩn sẽ được xử lý tiếp. Có thể tẩy bẩn cho ngọc bằng dung dịch H2O2 2% từ 10-15 phút, sau đó rửa lại bắng xà phòng và ngâm vào cồn 40o trong 6 giờ. Có thể dùng sóng siêu âm để tẩy vết bẩn. Ngọc không tròn có thể được mài tròn và đánh bóng. Nếu màu sắc không đẹp có thể dùng phẩm nhuộm để nhuộm màu.

Bình luận (0)
 ≧◉◡◉≦REGINA ≧◉◡◉≦
1 tháng 1 2017 lúc 15:06

Niềm tin thông thường rằng một hạt cát chui vào trong vỏ sẽ đóng vai trò của tác nhân kích thích tạo ngọc nhưng trên thực tế thì sự kích thích đó thường hiếm khi xảy ra. Tác nhân kích thích điển hình thường là các chất hữu cơ, ký sinh trùng hoặc thậm chí những tổn hại làm chuyển chỗ lớp màng áo sang phần khác của thân thể con vật. Các vật lạ hoặc chất hữu cơ chui vào bên trong vỏ động vật thân mềm khi nó hé vỏ ra ăn hoặc hô hấp. Ngọc trai nuôi được tạo ra bằng cách cấy một miếng biểu mô màng áo cùng với các hột làm bằng vỏ trai đã chế tác thành hình dạng mong muốn (chính xác là loại trai Cóc, vỏ rất dày khoảng 10 mm hoặc hơn, là loại trai nước ngọt sống ở sông Mississippi) được đưa vào bộ phận sinh dục của con trai bằng dụng cụ cấy đặc biệt đưa vào theo hình zic- zac để con trai không thể đào thải vật cấy ra được

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 1 2017 lúc 16:03

Tuyển chọn

Trong kỹ thuật cấy ngọc trai nhân tạo cần có hai loại trai. Trai nguyên liệu (để lấy miếng màng áo) và trai kỹ thuật (dùng để cấy ngọc) có kích thước 6 - 9 cm, (cỡ 2 - 3 tuổi), khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh (phiến sinh trưởng thưa, rõ ràng, vân phóng xạ rõ, đều). Màng áo nguyên vẹn, dày, không có vết bẩn, không dị dạng. Ngoài ra trai kỹ thuật còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn: tơ chân ít để dễ thao tác, cơ khép vỏ không bị đứt, tuyến sinh dục không phát triển.

Chuẩn bị dụng cụ

Trước khi cấy hạt cần chuẩn bị các dụng cụ: kìm mở vỏ chai, chêm gỗ, dao cắt cơ khép vỏ, dao cắt miếng màng áo, 2 panh nhỏ, 2 cốc đốt, tấm mút, tấm kính hoặc thớt gỗ, khăn lau, bông, kim thông đường, kim móc, kim cấy hạt, kim cấy miếng màng áo, hạt cấy.

Kỹ thuật cắt miếng màng áo

Cắt đứt cơ khép vỏ, tách đôi trai, cắt rời miếng màng áo. Đưa miếng màng áo lên tấm mút để hút hết chất bẩn, nhớt trên hai mặt của miếng màng áo. Đem miếng màng áo đặt trên tấm kính hoặc thớt gỗ, dùng bông thấm nước biển lọc sạch, lau nhẹ. Cắt mép màng áo chú ý đặt phần tế bào phân tiết ngọc lên trên. Cắt miếng màng áo cho vào dung dịch thuốc đỏ 5%, cắt miếng màng áo thành nhiều miếng nhỏ có kích thước 2 - 4 mm. Chú ý cắt nhanh, gọn, chính xác. Dùng bông thấm nước biển lọc sạch để cạnh, nhằm giữ ẩm các miếng màng áo hoặc cho ngay các miếng màng áo mới cắt vào dung dịch nuôi dưỡng PVP 1,5%.

Bình luận (0)
lê minh hiếu
Xem chi tiết
Thanh Bảo Hoàng Lê
12 tháng 11 2021 lúc 8:58

Hướng dẫn trả lời 

– Cày sâu bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ

– Làm ruộng bậc thang

 

 

 

– Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh

– Cày sâu bừa sục giữ nước liên tục thay nước thường xuyên 

– Bón vôi

Bình luận (0)
Hương Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
14 tháng 12 2016 lúc 19:59

Câu 1.

* Đặc điểm chung của ngành thân mềm là:

- Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi.

- Có khoang áo phát triển.

- Hệ tiêu hóa phân hóa và có cơ quan di chuyển đơn giản.

* Vai trò của ngành thân mềm:

- Lợi ích:

+ Làm thực phẩm cho con người.

+ Nguyên liệu xuất khẩu.

+ Làm thức ăn cho động vật khác.

+ Làm sạch môi trường nước.

+ Làm đồ trang trí, trang sức.

- Tác hại:

+ Là vật trung gian truyền bệnh.

+ Ăn hại cây trồng.

Câu 2 :

Các đặc điểm chứng minh giun đốt có tổ chức cao hơn giun tròn: - Cơ thể phân đốt giúp cơ thể vận động linh hoạt- Cơ thể có thể khoang chính thức, trong khoang có dịch thể xoang góp phần xúc tiến các quá trình sinh lí cơ thể.- Xuất hiện chân bên: cơ quan di chuyển chuyên hóa chính thức.- Xuất hiện hệ tuần hoàn và hệ hô hấp đầu tiên.
Bình luận (2)
Nguyen Thi Mai
14 tháng 12 2016 lúc 20:01

Câu 3 :

a.Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người :

- Giun đũa kí sinh ở ruột non của người chúng lấy chất dinh dưỡng của cơ thể. Đôi khi làm tắc ruột, tắc ống mật dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Tiết độc tố gây hại cho cơ thể. Người mắc bệnh giun đũa là 1 ổ phát tán bệnh cho cộng đồng.

b.Các biện pháp hạn chế những tác hại này :

- Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống và uống nước lã.

- Rửa tay trước khi ăn, dùng lồng bàn đậy thức ăn …

- Diệt trừ ruồi nhặng, vệ sinh nơi công cộng...

- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.

- Tẩy giun sán định kỳ 1-2 lần/năm.

Câu 4 :

Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại mà an toàn cho môi trường là phải bảo vệ sâu bọ có ích, dùng biện pháp cơ giới đế diệt sâu bọ có hại, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.

Ví dụ:

- Dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng

- Nuôi ong mắt đô để diệt sâu đục thân

- Trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Tú
Xem chi tiết
Mai Hiền
25 tháng 12 2020 lúc 10:27
Đề xuất các biện pháp để bảo vệ các loài thân mềm có ích:

- Nuôi và phát triển để tăng sồ lượng, tạo điều kiện cko ckúng phát triển tốt.

- Khai thác hợp lí, tránh nguy cơ tiệt chủng.

- Lai tạo các giống mới.

Bình luận (0)
phạm danh
Xem chi tiết
ILoveMath
20 tháng 12 2021 lúc 21:56

Tham khảo

Ngành Thân mềm (Mollusca, còn gọi là nhuyễn thể hay thân nhuyễn) là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi. Ngành Thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú và là nhóm động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt tên. Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 90 nghìn loài hiện hữu, trong đó có các loài như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc. Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà.

Bình luận (1)
๖ۣۜHả๖ۣۜI
20 tháng 12 2021 lúc 21:57

Tham khảo

 

Tham khảo

Ngành Thân mềm (Mollusca, còn gọi là nhuyễn thể hay thân nhuyễn) là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi. Ngành Thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú và là nhóm động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt tên. Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 90 nghìn loài hiện hữu, trong đó có các loài như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc. Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà.

Bình luận (1)
Phan Anh Tú
Xem chi tiết
Phạm Khôi Nguyên
3 tháng 12 2021 lúc 15:00

Móc màn,lấy thuốc trừ loài thân mềm giáp xác ra!hahahahahahaha!!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
3 tháng 12 2021 lúc 19:57

nó có lợi thì phòng tránh chi bn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
20 tháng 6 2018 lúc 14:10

Đáp án D

Các biện pháp nhằm duy trì trạng thái cân bằng các hệ sinh thái nhân tạo mà con người tạo ra: (1) Bổ sung thêm vật chất và năng lượng vào hệ sinh thái; (2) Duy trì cả các loài nuôi, trồng và các loài tự nhiên với một tỷ lệ hợp lý; (3) Sử dụng các biện pháp khống chế sinh học thay vì dùng thuốc hóa học bảo vệ cây trồng

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
25 tháng 5 2019 lúc 3:39

Đáp án D

Các biện pháp nhằm duy trì trạng thái cân bằng các hệ sinh thái nhân tạo mà con người tạo ra: (1) Bổ sung thêm vật chất và năng lượng vào hệ sinh thái; (2) Duy trì cả các loài nuôi, trồng và các loài tự nhiên với một tỷ lệ hợp lý; (3) Sử dụng các biện pháp khống chế sinh học thay vì dùng thuốc hóa học bảo vệ cây trồng.

Bình luận (0)