Điền từ còn thiếu vào dấu (…): “Từ 1 ADN mẹ sau một lần nhân đôi tạo thành 2 ADN con (1)... và (2)… ADN mẹ”
A,(1) giống nhau, (2) khác.
B,(1) giống nhau, (2) giống.
C,(1) khác nhau, (2) giống.
D,(1) khác nhau, (2) khác.
C2: a, Giải thích vì sao 2 ADN con tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống nhau và giống ADN mẹ?
b,Viết trình tự sắp xếp các mu trên mạch của 1 ADN
Tham Khảo:
a)
ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi giống ADN mẹ vì quá trình nhân đôi diễn ra theo các nguyên tắc khuôn mẫu, bổ sung, bán bảo toàn.
- Nguyên tắc khuôn mẫu: Phân tử ADN con được tổng hợp dựa trên 1 mạch khuôn của phân tử mẹ ban đầu
- Nguyên tắc bổ sung: Các nucleotit tự do liên kết bổ sung với mạch ADN gốc (A liên kết với T, G liên kết với X)
- Nguyên tắc bán bảo toàn: trên mỗi phân tử ADN con, có 1 mạch là của phân tử ADN mẹ, còn 1 mạch mới tổng hợp.
=> Vì vậy 2 ADN con được tạo thành qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ.
Câu 2:
a) Vì:
- Nhân đôi ADN dẫn đến nhân đôi NST.
- Sự phân li đồng dều của các NST đơn trong NST kép về 2 tế bào con.
b) Trình tự sắp xếp Nu:
- A liên kết với T (hay ngược lại)
- G liên kết với X (hay ngược lại)
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, nếu không có sự tham gia của ligaza thì ADN con có cấu trúc khác ADN mẹ
(2) Trên mỗi phân tử ADN luôn có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi ADN
(3) trong một tế bào, các phân tử ADN có số lần nhân đôi giống nhau.
(4) Quá trình nhân đôi ADN luôn diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng là 1 và 4
(2) sai. Vì mỗi phân tử ADN ở tế bào chất thường có một khởi đầu nhân đôi.
(3) sai. Vì số lần nhân đôi của các phân tử ADN tế bào chất thường khác nhau.
Bài 1 : một phân tử ADN coa 70 chu kì xoắn và 300 nucleotit loại A. Hãy tìm số lượng các nucleotit còn lại Bài 2 : a. Trình bày sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN? Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ ? b. Cho đoạn gen có trình tự các Nu trên mạch gốc sau : -G-X-A-A-T-X-G-A-T-T- Hãy viết trình tự các Nu trên mạch bổ sung của ADN trên ?
Câu 1 :
Tổng số nu của gen là :
\(N=C.20=70.20=1400\left(nu\right)\)
Số nu từng loại là :
\(\left\{{}\begin{matrix}A=T=300\left(nu\right)\\G=X=\dfrac{N}{2}-A=\dfrac{1400}{2}-300=400\left(nu\right)\end{matrix}\right.\)
Vậy ...
Câu 2 :
( Tự tìm hiểu , tự làm )
Quá trình tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ có các đặc điểm:
1. Diễn ra nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo toàn
2. Cả 2 mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
3. Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 3→5
4. Khi phân tử ADN tự nhân đôi cả 2 mạch mới đều phát triển dần với sự hoạt động của các chạc chữ Y trên các đơn vị tái bản;
5. Qua một số lần nhân đôi tạo ra 2 phân tử ADN con có cấu trúc giống nhau và giống với ADN mẹ.
Số phát biểu sai là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án : A
Các phát biểu đúng là 1 và 2
3 sai , mạch mới được tổng hợp theo chiểu từ 5’ →3 ‘
4 sai , chỉ một mạch mới được tổng hợp liên tục mới phát triển cùng với hoạt động của các chạc chữ Y
5 sai , sau mỗi lần nhân đôi ADN thì đều tạo ra được phân tử con có cấu trúc giống nhau và giống mẹ
câu 1 hậu quả của sự biến đổi số lượng ở cặp nhiễm sắc thể 21 hoặc 23 ở người
câu 2 nêu cấu trúc không gian của phân tử ADN
câu 3
a) điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN
b) tại sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ
MONG CÁC BẠN GIÚP MIK VỚI !
Bản chất của cấu trúc không gian của ADN chính là có cấu tạo từ hai hệ mạch xoắn kép và song song với nhau, cả hai mạch này sẽ được duy trì xoắn đều tại một trục cố định theo chiều ngược kim đồng hồ hay nói cách khác là từ trái qua phải. ... Theo quy ước thì 1 trong phân tử ADN sẽ bằng (A+G/T+X).
TK
2, - Mô tả cấu trúc không gian của ADN: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34A°, gồm 10 cặp nuclêôtit.
ARN là chuỗi xoắn đơn. ARN có 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.
...
Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc ARN và ADN.ARN là chuỗi xoắn đơn.ADN là chuỗi xoắn kép hai mạch song song.
Có liên kết Hiđro giữa hai mạch đơn. | Không có liên kết Hiđro. |
Cho các đặc điểm về quá trình tự nhân đôi ADN
thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
(2) ADNpolymeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’
(3) Từ 1ADN mẹ tạo ra 2ADN con giống nhau và giống mẹ.
(4) Có sự tham gia của nhiều loại ADNpolymeraza giống nhau
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án C
Trong các đặc điểm trên:
Đặc điểm 1, 2, 3 có cả ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
4 sai vì sự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực chỉ có 1 loại ADN polomeraza, chứ không phải của nhiều loại AND polimeraza giống nhau.
5 sai vì chỉ ở sinh vật nhân thực quá trình nhân đôi có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên ADN do có nhiều đơn vị tái bản, còn ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 đơn vị tái bản → quá trình nhân đôi chỉ diễn ra tại 1 điểm.
Một phân tử ADN nhân đôi liên tiếp 3 lần. Xác định
1.số phân tử ADN con được hình thành
2. số phân tử ADN con có 1 mạch của mẹ
3. số phân tử ADN con có 2 mạch hoàn toàn từ môi trường
4. số chuỗi poli nu được hình thành từ nguyên liệu của môi trường
Số phân tử ADN con được hình thành : 23 =8
Số phân tử ADN con có 1 mạch của mẹ : 2 (do phân tử ADN mẹ có 2 mạch)
Số phân tử ADN con có 2 mạch hoàn toàn từ MT: 8 - 2 = 6
Số chuỗi poli nu được hình thành từ nguyên liệu của MT : 2 x ( 23 - 1 ) = 14
Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Trong tái bản ADN, sự kết cặp của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn
(2) Quá trình nhân đôi ADN là cơ chế truyền thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con
(3) Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
(4) Các gen nằm trong nhân một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Phát biểu đúng là : (1) (2) (3) (4)
Trong một chu kì , các gen trong nhân đều được nhân đôi ở pha S , số lượng phiên mã của gen phụ thuộc vào vào nhu cầu của tế bào
Đáp án A
Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 30 mạch pôlinuclêôtit mới. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì tất cả các ADN con đều có cấu trúc giống nhau.
(2) Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 15 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
(3) Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 4 lần liên tiếp
(4) Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 14 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Đáp án B.
- Các ADN con có cấu trúc giống nhau.
→ (1) đúng.
- Phân tử ADN sau khi nhân đôi đã tạo ra 30 mạch pôlinuclêôtit mới Þ Tổng số mạch pôlinuclêôtit tạo ra sau khi nhân đôi là (30 + 2) = 32 mạch.
Vậy sau khi nhân đôi đã tạo ra 16 phân tử ADN.
→ Phân tử ADN ban đầu đã nhân đôi 4 lần liên tiếp.
→ (3) đúng.
- Trong các ADN con được tạo ra có 2 phân tử ADN mang 1 mạch có nguồn gốc từ môi trường ban đầu, do đó chỉ có 14 phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
→ (4) đúng, (2) sai.
→ Có 3 phát biểu đúng.