Những câu hỏi liên quan
Ánh Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Dung
22 tháng 12 2020 lúc 21:56

Đặc điểm cơ bản về nguồn lao động nước ta:

Mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1 triệu lao động -> dồi dào, tăng nhanh Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao. Cơ cấu lao động ở nông thôn (69,3%) cao gấp đôi ở thành thị (30,7%), cơ cấu lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao (70,1%).
Bình luận (0)
Nguyễn Như Ý
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
10 tháng 11 2016 lúc 20:35

1.a) Đặc điểm nguồn lao động:
* Số lượng: Nguồn lao động dồi dào và tăng còn nhanh ( Dẫn chứng năm 1998 là 37.4 triệu lao động . Mỗi năm tăng khoảng1.1 triệu lao động ).
* Chất lượng:
- Các yếu tố truyền thống: cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu KHKT; tuy vậy, còn thiếu tác phong công nghiệp , kỉ luật lao động chưa cao.
- Trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao. Dẫn chứng : 5 triệu lao động có trình độ CMKT, trong đó có 23% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhưng đội ngũ lao động có CMKT còn mỏng so với yêu cầu.
* Phân bố: không đồng đều, cả về số lượng và chất lượng lao động. Ở đồng bằng Sông Hồng . Đông Nam Bộ và nhất là một số thành phố lớn tập trung nhiều lao động , nhất là lao động có CMKT. Vùng núi và trung du thiếu lao động , nhất là lao động có CMKT.
b) Tình hình sử dụng lao động:
* Trong các ngành kinh tế : Phần lớn ( 63.5% ) làm nông, lâm, ngư nghiệp và có xu hướng giảm . Tỉ trọng lao động trong công nghiệp – xây dựng ( 11.9% ) và trong khu vực dịch vụ ( 24.6% ) còn thấp, nhưng đang tăng lên.
* Trong các thành phần kinh tế: đại bộ phận lao động làm trong khu vực ngoài quốc doanh, và tỉ trọng của khu vực này có xu hướng tăng . Khu vực quốc doanh chỉ chiếm 15% lao động ( 1985), giảm xuống còn 9% ( 1998).
* Năng xuất lao động xã hội nói chung còn thấp.
* Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp còn là vấn đề xã hội gay gắt

 

Bình luận (0)
Lương Xuân Hiếu
Xem chi tiết
Tống Thị Quỳnh Anh
28 tháng 10 2023 lúc 22:11

Thế mạnh

- Nguồn lao động dồi dào, trẻ và năng động tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật.

- Nguồn chi phí lao động rẻ, số lượng lao động trẻ ngày càng tăng.

Hạn chế

- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.

- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.

loading...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
8 tháng 10 2018 lúc 18:15

- Phân bố lại lao động và dân cư giữa các vùng.

- Thực hiện chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

- Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm.

- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Bình luận (0)
Đoàn Anh Đức
Xem chi tiết
Minh Phương
7 tháng 11 2023 lúc 22:52

1. Dân số đông đúc, nguồn lao động trẻ năng động.
2. Nguồn lao động có trình độ học vấn và kỹ năng chưa đồng đều.
3. Lao động nông thôn chiếm số đông, trong khi lao động thành thị tăng lên.
4. Nguồn lao động có xu hướng di cư từ vùng nông thôn sang thành thị và nước ngoài.

Bình luận (0)
hoàng gia bảo 9a6
8 tháng 11 2023 lúc 20:33

+nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh.

+bình quân mỗi năm tăng một triệu lao động

+có kinh nghiệm trong sản suất nông,lâm,ngư nghiệp,thủ công nghiệp.

+có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh

+chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao

+tuy nhiên han chế:về thể lực và trình độ chuyên môn.

-> gây khó khăn cho việc sử dụng lao động

 

Bình luận (0)
Vũ Bá Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Hiếu
27 tháng 2 2016 lúc 16:29

* Mặt tích cực
 - Cán cân xuất nhập khẩu có nhiều thay đổi: Sau nhiều năm nhập siêu, vào năm 1992 lần đầu tiên cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối. Từ năm 1993 đến nay, nước ta lại tiếp tục nhập siêu nhưng về bản chất khác xa với nhập siêu của trước thời kỳ Đổi mới.
 - Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta ngày càng tăng nhanh.
 - Thị trường mua bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa - đa phương hóa. Ngoài các thị trường truyền thống (Nga và Đông Âu), nước ta đã tiếp cận được nhiều thị trường mới. Hiện nay Việt Nam có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam đã trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
 - Trong hoạt động xuất nhập khẩu có những đổi mới về cơ chế quản lý. Đó là việc mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp và các địa phương. Xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hạch toán kinh doanh tăng cường sự quản lý thống nhất của Nhà nước bằng luật pháp và chính sách.
 * Tồn tại:
 - Nước ta vẫn nhập siêu.
 - Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên tỉ trọng hàng chế biến hay tinh chế tương đối thấp và tăng chậm. Hàng gia công còn lớn hoặc phải nhập nguyên liệu.

Bình luận (0)
Kiên NT
27 tháng 2 2016 lúc 16:27

mik chiu kakahahahaha

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 2 2019 lúc 13:22

- Nguồn lao động dồi dào (năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng một triệu lao động).

- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh...

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Số lao động có chuyên môn kĩ thụật đang làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 21% so với tổng lực lượng lao động cả nước (năm 2005).

- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

Bình luận (0)
huy hoàng
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Diệu
31 tháng 3 2017 lúc 21:16

a) Thế mạnh

- Về số lượng: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

- Về chất lượng:

+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc (đặc biệt là trong sản xuât nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...) được tích luỹ qua nhiều thế hệ.

+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục và y tế.

b) Hạn chế: So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.



Bình luận (0)
Hiiiii~
31 tháng 3 2017 lúc 21:16

a) Thế mạnh

- Về số lượng: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

- Về chất lượng:

+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc (đặc biệt là trong sản xuât nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...) được tích luỹ qua nhiều thế hệ.

+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục và y tế.

b) Hạn chế: So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.


Bình luận (0)
Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 21:16

a. Thế mạnh
+ Số lượng
– Nguồn lao động rất dồi dào 42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (năm 2005) .
– Mỗi năm tăng thêm 1 tiệu lao động mới.
+ Chất lượng
– Người lao động cần cù, ham học hỏi, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với truyền thống dân tộc (nhất là trong các lĩnh vực NN, LN, NgN…) được tích lũy qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu KHKT.
– Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Hiện nay có 10 triệu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 25% lực lượng lao động, trong đó có khoảng 5,3% có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH.

b. Hạn chế
– Nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
– Nhiều lao động còn chưa qua đào tạo, chiếm tới 75%, thể lực yếu.
– Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
– Phân bố không đều cả về số lượng và chất lượng giữa các vùng và các ngành :
+ Đại bộ phận tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp.
+ Lao động có trình độ tập trung ở các thành phố lớn, chiếm khoảng 37,7% (năm 1998), còn ở khu vực nông thôn thì lao động có trình độ kỹ thuật chỉ chiếm có 8%.
+ Miền núi và cao nguyên thiếu lao động, nhất là lao động có kĩ thuật. Điều này sẽ cản trở cho sự phát triển KT-XH theo hướng CNH-HĐH.

Bình luận (0)