Những câu hỏi liên quan
Chi Nguyễn
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Đại Yến
11 tháng 11 2021 lúc 9:40

Cồng Chiêng

Bình luận (2)
Nguyên Khôi
11 tháng 11 2021 lúc 9:40

 

Lễ hội Cồng Chiêng – lễ hội đặc sắc nhất ở Tây Nguyên.Lễ hội đua voi.Lễ ăn cơm mới.Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột.Lễ bỏ mảLễ tạ ơn cha mẹLễ cúng bến nước.
Bình luận (0)
Thuy Bui
11 tháng 11 2021 lúc 9:41

Lễ hội Cồng Chiêng – lễ hội đặc sắc nhất ở Tây Nguyên.

Lễ hội đua voi.

Lễ ăn cơm mới.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột

.Lễ bỏ mả

Lễ tạ ơn cha mẹ

Lễ cúng bến nước.

Bình luận (1)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
2 tháng 8 2023 lúc 10:59

Tham khảo:
Lễ hội ở vùng Tây Nguyên có nhiều lễ hội đặc sắc như: lễ hội Cồng chiêng, hội Đua voi, hội Xuân, lễ Mừng lúa mới,... Trong lễ hội, người dân thường nhảy múa tập thể với những điệu nhảy vui nhộn cùng với âm thanh trầm hùng. Người dân ở vùng Tây Nguyên có nhiều nhạc cụ độc đáo như: cồng, chiêng, đàn tơ-rưng, đàn krông-pút, đàn đá,... Các nhạc cụ này thường được làm từ các vật liệu như: đồng, tre, nứa, đá,...

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
2 tháng 8 2023 lúc 10:57

Một số lễ hội là: Cồng chiêng, hội Đua voi, hội Xuân, lễ Mừng lúa mới,...

Trong lễ hội, người dân thường nhảy múa tập thể với những điệu nhảy vui nhộn cùng với âm thanh trầm hùng.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 6 2017 lúc 15:13

Một số hoạt động trong lễ hội của người dân ở Tây Nguyên là:

- Múa hát

- Chơi các nhạc cụ dân tộc

- Đốt lửa trại

- Uống rượu cần

- Tổ chức các cuộc thi

Bình luận (0)
hue
Xem chi tiết
Yen Nhi
23 tháng 12 2020 lúc 18:37

Câu 1 : 

+ Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán

+ Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta

+ Đã bảo vệ vũng chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta

+ Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ . Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới

Câu 2 :

+ Vua tôi nhà Trần chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long

+ Chờ cho quân giặc mệt và đói khát , quân ta tấn công quyết liệt vào Thăng Long và giành được thắng lợi

Câu 3 : 

+ Ở đồng bằng Bắc Bộ : Thi nấu cơm , đấu cờ người ,...

+ Ở Tây Nguyên : Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên , lễ mừng cơm mới

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Khánh
23 tháng 12 2020 lúc 18:57

Câu 1 :

- Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

- Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.

- Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới

Câu 2 :

- thực hiện vườn không nhà trống

-tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu

-chuyển thế giặc từ chủ động thành bị động 

Câu 3 :

TÂY NGUYÊN 

- Lễ hội cồng chiến

-lễ hội đua voi

-lễ hội mừng cơm mới 

-.......

ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

-Hội lim

-hội chùa hương

-hội  gióng

-..........

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Quốc Việt
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Trang
5 tháng 12 2018 lúc 19:41

Lễ Hội Đua Voi Ở Tây Nguyên

Hội đua voi truyền thống của người M’nông ở Buôn Mê Thuột thường diễn ra vào tháng 3 âm lịch - một trong những tháng đẹp nhất của năm ở Tây Nguyên. Lễ hội này nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của người dân bản địa. Tuy nhiên, lễ hội không được quảng bá rộng rãi như lễ hội cồng chiêng nên rất ít du khách đến đây đúng vào thời điểm này. Điều đặc biệt của lễ hội là mang tính truyền thống cao, chưa bị thương mại hóa.Lễ hội đua voi được tổ chức tại một khu đất trống, khá bằng phẳng, ít cây của vườn Quốc gia Yok Đôn hoặc một cánh rừng thưa ven sông Sê-rê-pốk. Voi dàn hàng ngang khoảng 10 con hoặc nhiều hơn. Trong sự reo hò, cổ vũ của khán giả, đàn voi đua như hăng hái hơn. Chúng đưa vòi lên cao rồi hạ xuống chào mọi người.Sau một hồi tù và vang lên báo lệnh xuất phát, đàn voi bật dậy chạy thẳng về phía trước. Đường đua thường khoảng 400-500 mét, đua đường dài khoảng 1-2km. Hai anh nài voi, tiếng địa phương gọi là mơ-gát, ngồi trước và sau điều khiển voi chạy đúng đường và giữ sức bền, tăng tốc...Khán giả phần đông là người bản địa ăn mặc thổ cẩm sặc sỡ hoa văn đứng hai bên đường hò hét tạo nên một không khí náo nhiệt. Theo người dân địa phương, trước khi vào cuộc đua, voi được đưa đến những đồng cỏ xanh tốt và tẩm bổ thêm bằng các loại củ. Trong thời gian này, voi không làm nặng để dưỡng sức. Vì vậy, khi vào đấu trường, con voi nào cũng rất khỏe mạnh, sung sức.Người M’nông và một số dân tộc ở Tây Nguyên rất quý voi như người Khmer ở Nam bộ quý con bò. Theo truyền thống, con voi thể hiện sức mạnh của bộ tộc, sự sung túc của gia đình. Chỉ có những gia đình giàu có mới có voi được thuần dưỡng từ voi rừng. Hiện nay, chỉ có Tây Nguyên mới còn voi, nhưng số lượng cá thể đang bị giảm sút đáng kể.Giới trẻ ở đây trở nên xa lạ với phương thức thuần voi của cha ông ngày xưa mà chủ yếu là chăm sóc và điều khiển voi. Những người thuần voi vì thế càng trở nên hiếm hoi theo thời gian. Hiện nay, công việc này chủ yếu là người lớn tuổi, có vài chục năm kinh nghiệm.Huyền thoại về thuần dưỡng voi rừng là N’Thu K’Nul, ông sinh năm 1828, mất khi đã thọ được 110 tuổi, ông có danh hiệu là “Vua săn voi” (khun-ju-nốp) do Hoàng gia Thái Lan ban tặng. Ông được xem là người khai sinh nghề săn bắt và thuần dưỡng voi ở Buôn Đôn, một người tù trưởng đầy quyền lực và được nhiều dân tộc kính phục lúc bấy giờ. Theo người dân địa phương, trong đời ông đã thuần dưỡng khoảng 170 con voi rừng, có người lại nói ông thuần dưỡng đến hàng trăm con; trong đó, có một con bạch tượng-loài vật hiếm có. Hiện nay, khu mộ của ông được giữ gìn kỹ lưỡng. Mộ được kết hợp giữa kiến trúc của người M’Nông và người Lào-hai dân tộc chính ở địa phương vào thời điểm đó. Đó như một biểu tượng của truyền thống sức mạnh đoàn kết các dân tộc anh em.Phần mộ là những chi tiết hình khối đơn giản, trang trí búp sen ở bốn góc và đỉnh. Cạnh mộ Vua săn voi là ngôi mộ hình tháp, có mái nhọn cách điệu nhà rông. Ngôi mộ này do vua Bảo Đại xây dựng cho hậu duệ của N’Thu K’Nul là R’Leo K’Nul, gọi ông bằng cậu. Người ta hay nhầm tưởng ngôi mộ hình tháp là của N’Thu K’Nul. Khu lăng mộ này được nhiều du khách đến chiêm ngưỡng để hiểu rõ hơn về những con người xuất chúng. Về sau, có một số hậu duệ khác của N’Thu K’Nul nối nghiệp, nhưng số lượng voi thuần dưỡng ít hơn và tay nghề kém hơn.Quần thể du lịch Buôn Đôn là một không gian đặc trưng, là cái hồn của Tây Nguyên với những cánh rừng già, những con sông cuồn cuộn chảy và những hồ nước lưng chừng trời, lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử hình thành vùng đất này. Buôn Đôn thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, cách TP Buôn Mê Thuột khoảng 42km.Đến đây, du khách có dịp thưởng thức cồng chiêng, cưỡi voi.Cá trên sông Sê-rê-pốk và hồ Lắk là những đặc sản quý của vùng này. Ai đến đây cũng phải tìm cho bằng được các loại cá bản địa để thưởng thức vì vị ngon và lạ bởi vị trí hiểm trở của nơi chúng sinh trưởng đã tạo sự khác biệt giữa cá sông, hồ Tây Nguyên với cá sông, hồ ở đồng bằng...

Bình luận (0)
TÊN HỌC
Xem chi tiết
Hưng....(NL) 《Grey Heff...
Xem chi tiết
Lãng Quân
4 tháng 3 2019 lúc 19:58

Các dân tộc ở Tây Nguyên có rất nhiều lễ hội, tập trung vào thời điểm tháng Chạp năm trước đến tháng ba năm sau. Hội đua voi truyền thống của người M’nông ở Buôn Mê Thuột thường diễn ra vào tháng 3 âm lịch trước khi vào mùa vụ mới. Lễ hội này nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của người dân bản địa. Tuy nhiên, lễ hội không được quảng bá rộng rãi như lễ hội cồng chiêng nên rất ít du khách đến đây đúng vào thời điểm này. Điều đặc biệt của lễ hội là mang tính truyền thống cao, chưa bị thương mại hóa.
Lễ hội đua voi được tổ chức tại một khu đất trống, khá bằng phẳng, ít cây của vườn Quốc gia Yok Đôn hoặc một cánh rừng thưa ven sông Sê-rê-pốk. Voi dàn hàng ngang khoảng 10 con hoặc nhiều hơn. Trong sự reo hò, cổ vũ của khán giả, đàn voi đua như hăng hái hơn. Chúng đưa vòi lên cao rồi hạ xuống chào mọi người.  Sau một hồi tù và vang lên báo lệnh xuất phát, đàn voi bật dậy chạy thẳng về phía trước. Đường đua thường khoảng 400-500 mét, đua đường dài khoảng 1-2km. Hai anh nài voi, tiếng địa phương gọi là mơ-gát, ngồi trước và sau điều khiển voi chạy đúng đường và giữ sức bền, tăng tốc...  Khán giả phần đông là người bản địa ăn mặc thổ cẩm sặc sỡ hoa văn đứng hai bên đường hò hét tạo nên một không khí náo nhiệt. Theo người dân địa phương, trước khi vào cuộc đua, voi được đưa đến những đồng cỏ xanh tốt và tẩm bổ thêm bằng các loại củ. Trong thời gian này, voi không làm nặng để dưỡng sức. Vì vậy, khi vào đấu trường, con voi nào cũng rất khỏe mạnh, sung sức.  Người M’nông và một số dân tộc ở Tây Nguyên rất quý voi như người Khmer ở Nam bộ quý con bò. Theo truyền thống, con voi thể hiện sức mạnh của bộ tộc, sự sung túc của gia đình. Chỉ có những gia đình giàu có mới có voi được thuần dưỡng từ voi rừng. Hiện nay, chỉ có Tây Nguyên mới còn voi, nhưng số lượng cá thể đang bị giảm sút đáng kể.   Giới trẻ ở đây trở nên xa lạ với phương thức thuần voi của cha ông ngày xưa mà chủ yếu là chăm sóc và điều khiển voi. Những người thuần voi vì thế càng trở nên hiếm hoi theo thời gian. Hiện nay, công việc này chủ yếu là người lớn tuổi, có vài chục năm kinh nghiệm.
Huyền thoại về thuần dưỡng voi rừng là N’Thu K’Nul, ông sinh năm 1828, mất khi đã thọ được 110 tuổi, ông có danh hiệu là “Vua săn voi” (khun-ju-nốp) do Hoàng gia Thái Lan ban tặng. Ông được xem là người khai sinh nghề săn bắt và thuần dưỡng voi ở Buôn Đôn, một người tù trưởng đầy quyền lực và được nhiều dân tộc kính phục lúc bấy giờ. Theo người dân địa phương, trong đời ông đã thuần dưỡng khoảng 170 con voi rừng, có người lại nói ông thuần dưỡng đến hàng trăm con; trong đó, có một con bạch tượng-loài vật hiếm có. Hiện nay, khu mộ của ông được giữ gìn kỹ lưỡng. Mộ được kết hợp giữa kiến trúc của người M’Nông và người Lào-hai dân tộc chính ở địa phương vào thời điểm đó. Đó như một biểu tượng của truyền thống sức mạnh đoàn kết các dân tộc anh em. Phần mộ là những chi tiết hình khối đơn giản, trang trí búp sen ở bốn góc và đỉnh. Cạnh mộ Vua săn voi là ngôi mộ hình tháp, có mái nhọn cách điệu nhà rông. Ngôi mộ này do vua Bảo Đại xây dựng cho hậu duệ của N’Thu K’Nul là R’Leo K’Nul, gọi ông bằng cậu. Người ta hay nhầm tưởng ngôi mộ hình tháp là của N’Thu K’Nul. Khu lăng mộ này được nhiều du khách đến chiêm ngưỡng để hiểu rõ hơn về những con người xuất chúng. Về sau, có một số hậu duệ khác của N’Thu K’Nul nối nghiệp, nhưng số lượng voi thuần dưỡng ít hơn và tay nghề kém hơn.  Quần thể du lịch Buôn Đôn là một không gian đặc trưng, là cái hồn của Tây Nguyên với những cánh rừng già, những con sông cuồn cuộn chảy và những hồ nước lưng chừng trời, lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử hình thành vùng đất này. Buôn Đôn thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, cách TP Buôn Mê Thuột khoảng 42km.  Đến đây, du khách có dịp thưởng thức cồng chiêng, cưỡi voi.Cá trên sông Sê-rê-pốk và hồ Lắk là những đặc sản quý của vùng này. Ai đến đây cũng phải tìm cho bằng được các loại cá bản địa để thưởng thức vì vị ngon và lạ bởi vị trí hiểm trở của nơi chúng sinh trưởng đã tạo sự khác biệt giữa cá sông, hồ Tây Nguyên với cá sông, hồ ở đồng bằng...

 

Bình luận (0)

                                                                                              Bài Làm

Tháng ba âm lịch luôn được coi là tháng đẹp nhất trong năm ở Tây Nguyên: nắng dịu, đất rừng khô ráo, dọc bên các cánh rừng, khe suối, hoa đủ các màu đua nhau khoe sắc. Và đây cũng là thời điểm diễn ra lễ hội đua voi đặc sắc và hùng tráng. Ngày hội truyền thống, dân dã, chứa đựng nhiều màu sắc, thể thao, thượng võ này phản ánh nếp sống mạnh mẽ của người dân núi rừng Tây Nguvên.

Với đồng bào dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn, voi là vật quí hiếm nhâ't, là hiện thân của sức mạnh và sự giàu có của mỗi gia đinh, mỗi buôn làng. Từ một giống vật hoang dã, khi được bắt về và thuần dưỡng, voi đã trở thành người bạn thân thiết vơi con người trong đời sống hằng ngàyvận chuyển, đi lại, làm rẫy, kéo gỗ làm thúy lợi. Voi là loài vật có thân hình to lớn, nhưng cũng là con vật thông minh nhất trong quần thể động vật hoang dã, đồng thời cũng là con vật có  tình nghĩa. Nhìn chung, trong cả nước, voi tập trung nhiều nhất ở tỉnh Đắc Lắc (hơn 400 con voi nhà), trong đó huyện Ea Súp có đàn voi đông nhất. Bản Đôn thuộc huyện Ea Súp, nơi quy tụ nhiều tộc người M’Nông, Êđê, Lào...không những nổi tiếng với đàn voi nhà hàng trăm con, mà còn là xứ sở nghề săn bắn và nuôi dạy voi từ lâu đời.

Hội đua voi thường diễn ra vào mùa Xuân, cụ thể hơn vào dịp tháng ba âm lịch, đó là tháng đẹp nhất trong năm ở đây. Người Tây Nguyên thường vi von đó là "mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước, mùa em phát rẫy, làm nương, anh đi vào rừng đặt bẫy, gài chông". Để chuẩn bị cho ngày hội, người quản tượng đưa voi đến những cụm rừng có nhiều cây cỏ để chúng được ăn uống no nê. Họ còn bồi dưỡng thêm chuối chín, đu đủ, mía cây, bắp ngô, khoai lang và hầu như không bắt voi phải làm những việc nặng để giữ sức. Đến ngày hội, những đàn voi từ các buôn làng xa gần nườm nượp kéo về buôn Đôn tập trung ở một số bãi, hoặc cánh rừng thưa ven sông Sêrêpôc. Cùng với những đàn voi, dân chúng khắp nơi đổ về dự hội với những bộ áo quần màu sắc rực rỡ. Bãi đua là một dải đất tương đối bằng phẳng, ngang đủ để 10 con voi giằng hàng đi cùng một lúc, bề dài từ 1 đến 2 km. Một hồi tù và rúc lên, đàn voi dưới sự điều khiển của những chàng mơgát lần lượt tiến vào nơi khoảng đất bằng, dàn thành hàng ngay ngắn. Theo lệnh người điều khiến, từng tốp voi đi vào đứng ở tuyến xuất phát. Con đầu đàn đứng lên phía trước, trong tư thế uy nghi, hai chân trước đứng thẳng, ngẩng cao, quay cái vòi mấy vòng rồi cúi đầu chào khán giả hai bên, xong lại lùi vào vị trí cũ Trên mỗi con voi có hai chàng mơgát dũng mãnh, trong bộ trang phục sặc sỡ kiểu tướng lĩnh ngày xưa đang trong tư thế sẵn sàng chờ lệnh. Một tiếng tù rúc to báo lệnh xuất phát. Những chú voi bật lên như những chiếc lò xo lao về phía trước trong tiếng hò reo, la hét của khán giả cùng tiêng chiêng, tiếng ầm vang cả núi rừng. Chàng mơgát ngồi phía trước đầu voi cúi rạp mình ngẩng đầu quan sát và điểu khiến voi bằng một thanh sắt nhọn dài độ một mét gọi là kreo (tiếng M’Nông là gậy điều khiển) dùng để đâm mạnh vào da, thúc voi tăng tốc độ, còn anh chàng mơgát thứ hai ngồi ở phía sau thì dùng chiếc búa gỗ Kốc nện mạnh vào mông con voi để voi chạy nhanh và thẳng đường, Khi bóng chàng mơgát ngồi trên lưng chú voi đi đầu vừa xuất hiện từ xa trong vòng quay trở về đích, thì tiếng reo hò của khán giả vang lên như sấm. Tiếng trống chiêng giục giả liên hồi. Tiếp theo là tiếng hoan hô những người thắng cuộc. Khi chú voi nào về đích thì tiếng reo hò của khán giả vang lên như sấm. Tiếng trống, tiếng chiêng giục giã liên hồi. Tiếp theo là tiêng hoan hô những người thắng cuộc. Những chú voi đoạt giải đưọc gắn hoa, mang đai đỏ cho người và voi. Voi thắng cuộc và các chàng mơgát được thưởng 1 con lọn và 7 ché rượu quý. Dân làng dự hội tặng cho chú voi thắng cuộc những cây mía hay ống đường. Sau cuộc đua, dân làng kéo nhau về nhà rông để ăn uống no say. Các chàng trai, cô gái ăn uống, nháy múa trong nhịp cồng chiêng cho tới sáng.

Hội đua voi là lễ hội đặc trưng, thể hiện tinh thần thượng võ của đồng bào Tây nguyên. Khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên càng tăng chất hùng tráng của ngày hội cổ truyền này. Cuộc đua voi kết thúc, những chú voi dự thi lần lượt trở lại các buôn làng xa xôi, mang theo tiếng hát, lời ca và không khí rộn ràng cua ngày hội.

Bình luận (0)
Hưng....(NL) 《Grey Heff...
4 tháng 3 2019 lúc 20:17

Mấy bạn tả dài thế sao em mình viết hết được!!!!!

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 11 2023 lúc 10:37

Một số lễ hội: Lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Tháp Bà,...

Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều lễ hội như: lễ hội Cầu Ngư của người dân ven biển; lễ hội Tháp Bà, lễ hội Ka-tê của người Chăm;...

- Lễ hội Cầu Ngư:

+ Gắn với tục thờ cúng cá Ông (cá voi) của người dân ven biển miền Trung. Lễ hội là dịp để người dân tỏ lòng biết ơn với công đức của cá Ông và cầu mong mùa đánh cá bội thu.

+ Lễ hội gồm hai phần: phần lễ diễn ra trang trọng với lễ rước, lễ tế theo nghi thức truyền thống; phần hội với các trò chơi dân gian gắn với hoạt động sản xuất trên biển như: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, đan lưới,....

- Lễ hội Ka-tê:

+ Là lễ hội dân gian lâu đời của người Chăm, được tổ chức vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm (tháng 7 theo lịch Chăm).

+ Các nghi lễ chính là: rước y trang, mở cửa tháp chính,... Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian đặc trưng của người Chăm như: thi giã gạo, thi đi cà kheo, làm bánh gừng,....

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 19:12

Tham khảo!

- Lễ hội đua voi:

+ Được tổ chức 2 năm một lần, vào tháng 3 âm lịch.

+ Phần lễ thường sẽ có lễ cúng bến nước, lễ cúng sức khỏe cho voi,... Phần hội được diễn ra với các phần thi voi chạy tốc độ trên cạn và chạy dưới nước.

+ Lễ hội đua voi phản ánh những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Tây Nguyên.

- Lễ mừng lúa mới:

+ Là phong tục lâu đời của các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên, thường được tổ chức vào khoảng tháng 11, 12 dương lịch hằng năm, sau khi thu hoạch lúa.

+ Phần lễ chung được tổ chức để cúng thần lúa. Bà con trong thôn bản cùng nhau ăn uống nhảy múa theo tiếng cồng chiêng vang vọng.

+ Lễ mừng lúa mới là bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Nguyên cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu và gia đình sung túc, sống ấm no ở các buôn làng.

Bình luận (0)