Những câu hỏi liên quan
Ngọc Linh
Xem chi tiết
Lan Ngân Trần
Xem chi tiết
Thuy Bui
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
8 tháng 10 2021 lúc 18:16

Cái chết của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại cho người đọc một niềm thương cảm sâu sắc. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt chó nhà khác – một lý do làm Binh Tư nghĩ lão giả bộ hiền lành như thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã  “khóc vì trót lừa con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”. Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tự tử. Lão đã chọn cái chết trong còn hơn sống khổ, sống nhục khi bị dồn vào đường cùng. Lão chết vật vã, quằn quại trong đau đớn để chuộc tội với cậu Vàng: “vật vã ở trên giường,đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc…chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên”. Chỉ có bằng cách này lão mới khỏi phạm vào mảnh đất thiêng dành cho con mình, mới có thể chấm dứt kiếp sống mòn lay lắt, héo úa. Cái chết của lão Hạc khiến ta đau đớn nhận ra một tình phụ tử thiêng liêng, thăm thẳm. Lão chết để cấy cái sống cho đứa con trai đang đi phu đồn điền biền biệt,vì lão sống ngày nào tức là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng: lòng tự trọng của một lão nông nghèo nhưng trong sạch. Cái chết của lão đã nói lên tình cảnh vá số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám: đói khổ, bế tắc, cùng đường,… Đồng thời, cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân nghèo vào cuộc sống tăm tối, tàn tệ. Quả thực, cái chết của lão Hạc góp phần làm nên thành công về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

 

Bình luận (0)
Thuy Bui
8 tháng 10 2021 lúc 18:55

cam on

Bình luận (0)
hadat
Xem chi tiết
Đào Thị Hương Giang
Xem chi tiết
i love Vietnam
15 tháng 11 2021 lúc 9:20

Câu 1 

- Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm "Lão Hạc"

- Tác giả là Nam Cao

Câu 2

- tác phẩm cùng thể loại " Tức nước vỡ bờ " trích Tắt Đèn của Ngô Tất Tố

Câu 3

- Nội Dung chính : Cái chết của Lão Hạc

Câu 4

- Khi thấy cái chết của Lão Hạc thì kính trọng nhân cách, tấm lòng của Lão Hạc và điều ông giáo có thể làm đó chình là giữ trọn lời hứa vói Lão

Bình luận (0)
🥴Lươn Thị Lyng🥴
Xem chi tiết
Nguyễn
26 tháng 9 2021 lúc 11:12

Kham khảo:

Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó. Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc, nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

Bình luận (2)
minh nguyet
26 tháng 9 2021 lúc 11:13

Em tham khảo:

Qua các ý này em có thể phát triển thành đoạn văn nhé!

Nhân vật người cô tuy không xuất hiện nhiều trong đoạn trích nhưng là nhân vật để lại nhiều ấn tượng và suy nghĩ cho người đọc. Nét nổi bật của con người này là sự tàn nhẫn, độc ác.

Là người thân trong gia đình chắc chắn người cô phải thấu hiểu nỗi khổ của cháu mình khi cha mất, mẹ đi xa. Bà cũng thừa hiểu Hồng là một chú bé dễ xúc cảm, rất mau nước mắt.

 Qua đoạn đối thoại, người đọc có thể nhận thấy người cô tìm cớ xui bé Hồng vào thăm mẹ (thậm chí bà còn hứa cho cháu tiền tàu) cốt để thông báo chuyện mẹ cháu đã sinh con khi chưa đoạn tang chồng. Người cô đã nói bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải để động viên, chia sẻ, cảm thông, mà ngược lại, với một mục đích đen tối: cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ

Người cô cũng biết rõ về tình cảnh khốn khổ của chị dâu mình. Không dễ dàng gì khi dứt bỏ hai đứa con thơ để đi bước nữa. Nhưng bà ta cũng lấy làm hả hê, thích thú khi chị dâu mình lâm vào tình cảnh đó. Thái độ cười hỏi của bà cô thể hiện trong truyện đã cố tình khoét sâu hố ngăn cách giữa mẹ và con, làm cho cậu bé Hồng rất xót xa cho hoàn cảnh của mẹ. Mặc dù bé Hồng đã phát khóc, nước mắt ròng ròng nhưng bà cô vẫn tươi cười kể chuyện, cố ý làm cho bé đau khổ, giận dỗi mẹ. Có thể nói bà cô là người có ý đồ muốn bé Hồng xa lánh, khinh miệt mẹ mình. Bé Hồng đã nhận ra vẻ rất kịch của bà cô, đằng sau cái vẻ quan tâm là một ý đồ xấu.

Bình luận (0)
Hồ Hữu Duyy
Xem chi tiết
chuche
18 tháng 12 2021 lúc 19:31

tk:

https://olm.vn/hoi-dap/detail/109080568870.html

Bình luận (0)
Dư Đình Phúc
Xem chi tiết
Vũ Trọng Phú
10 tháng 7 2018 lúc 12:23

Cái chết của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã gắng để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc" mà không được. Bi kịch là thế đấy. Nếu không muốn sống thì lão đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi, lão vẫn cố chờ điều gì... Chờ con trai trở về. Biết đâu trong những ngày gắng sống ấy nó trở về! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà, dân gian chẳng đã từng nói "hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau" là gì! Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là lão Hạc. Cậu Vàng chết để có thêm 5 đồng vào 25 đồng thành 30 đồng lão gửi ông giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Tuấn
10 tháng 7 2018 lúc 12:17

 Bài làm:

Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện chân thực nhất về sô phận người nông dân trong xã hội cũ.- nghèo khổ, bần hàn, biến chất...Lão Hạc đại diện cho bộ phận nông dân nghèo, bị đè nén, tài sản chả có gi, luôn sống cô đơn sợ sệt. Số phận của Lão bế tắc, cay nghiệt quá đến mức lão phải tự tìm đến cái chết- một cái chết quằn quại, đau đớn chả khác nào một con chó dính bả. Nhân vật Binh Tư lại đại diện cho tầng lớp nghèo khổ quá đến mức biến chất, việc gi cũng làm, bất chấp mọi việc để có tiền. Số phận của hai người họ, chính là số phận của những người nông dân trong xã hội cũ. Những số phận khiến người xem không thể không xót xa, thương cảm. Thương thay con người dù có tốt đẹp đến đâu cũng đều phải quỵ ngã trước cái xã hội đầy bất công, oan trái này.

Bình luận (0)
_ℛℴ✘_
10 tháng 7 2018 lúc 12:59

                                        Bài làm

Cái chết của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã gắng để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc" mà không được. Bi kịch là thế đấy. Nếu không muốn sống thì lão đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi, lão vẫn cố chờ điều gì... Chờ con trai trở về. Biết đâu trong những ngày gắng sống ấy nó trở về! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà, dân gian chẳng đã từng nói "hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau" là gì! Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là lão Hạc. Cậu Vàng chết để có thêm 5 đồng vào 25 đồng thành 30 đồng lão gửi ông giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã.

                                                                                                        Hok tốt .

Bình luận (0)
Tien Ngoc
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Anh
2 tháng 1 2022 lúc 19:10

Tham khảo:
Nhà văn An- đéc – xen (1805 – 1875) Đan Mạch, nhà văn say mê văn chương và có nhiều tác phẩm nổi tiến, ông nổi tiếng tác phẩm: “Cô bé bán diêm” truyện cổ tích xuất sắc trên toàn thế giới. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần cuối câu chuyện đầy bi thương. Câu chuyện cô bé bán diêm được trích trong phần cuối, truyện đã kể về em bé mồ côi mẹ đi bán diêm theo lệnh của người bố ngay trong đêm giao thừa rét buốt. Cô không dám về nhà khi chưa bán hết diêm vì sợ bố đánh, em đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi ấm. Hết một bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau – mồng 1 Tết, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm trên. Qua cái chết của em bé trong câu truyện, nhà văn muốn gửi đến mỗi chúng ta thông điệp về giàu tính nhân đạo: Phê phán cả xã hội vô tâm, ích kỉ trước cái chết của em bé nghèo mồ côi, bên cạnh đó luôn nhắc nhở mọi người quan tâm và yêu thương trẻ em nhiều hơn, để những đứa trẻ luôn sống trong tình cảm yêu thương gia đình.

 

Bình luận (0)