Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
10 tháng 8 2023 lúc 22:23

Tham khảo

Những nội dung cần trình bày về sản phẩm:

+ Nét đặc trưng của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên

+ Ấn tượng, tình cảm của của em với danh lam đó

+ Lí do em lựa chọn hình thức thiết kế sản phẩm

+ Thông điệp

- Cách bảo tồn:

+ Thực hiện các quy định về bảo tồn

+ Tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo tồn.

Nam Nguyễn Hoàng
Xem chi tiết
Nam Nguyễn Hoàng
21 tháng 12 2020 lúc 19:16

haha

Huỳnh Đặng Bảo Ngân
21 tháng 12 2020 lúc 19:19

HẬu quả mà việc phá hoại thiên nhiên là:gây tác hại đến môi trường thiên nhiên và gây ảnh hưởng đứn lượng rừng nhiệt đới hiện nay

Lê Minh Hiếu
22 tháng 12 2020 lúc 9:58

(Gợi ý cho các bạn có thể tham khảo theo cách này nhé)

Hậu quả của việc con người phá hoại tài nguyên thiên nhiên môi trường thể hiện ở cả 3 môi trường, môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí. Cụ thể

- Môi trường Đất: con người phun thuốc trừ sâu, thẩm thấu xuống đất gây ô nhiễm tài nguyên đất/ con người phá rừng gây sạt lở, xói mòn đất đai/ Khai thác quặng trái phép gây ô nhiễm tài nguyên đất/ khai thác cát quá nhiều gây sụt lún bề mặt đất,v.v....

- Môi trường nước: Xả rác thải ra sông hồ gây ô nhiễm môi trường nước, phá hủy môi trường sống của các loài thủy sinh. Cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngọt của chính con người.

- Môi trường không khí: Khói các nhà máy, khí thải công nghiệp, xe cộ giao thông gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí, mức độ bụi mịn cao và lan rộng ở các thành phố lớn. Không khí ô nhiễm cũng làm mưa bị ô nhiễm gây ra các con mưa axit.

- Ngoài ra còn tác động đến hệ sinh thái: Nhiều loại động thực vật bị săn bắt quá mức, các loài động vật hoang dã bị săn bắt khiến nhiều loài bị tuyệt chủng.

(ở mỗi mục các bạn thêm ví dụ nhé)

Chúc các bạn học tốt ^^

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
27 tháng 8 2023 lúc 14:56

Biểu hiện của sự chủ động, tích cực thực hiện việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là:

Giữ gìn vệ sinh môi trường và cấu trúc cảnh quan thiên nhiên

Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

Đề xuất với những người có trách nhiệm các biện pháp để bảo tồn cảnh quan được tốt hơn.

Nhã Trúc
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:34

Hướng dẫn:

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945. Với những giá trị mang tính toàn cầu của mình, quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993.  

Từ năm 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Đây cũng là nơi hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị, có thể kể đến như ở phía bờ Bắc của con sông Hương là hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử Cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế như: Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên. 
Xa xa về phía Tây của Kinh thành nhưng cũng nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam,  phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ. Ngoài ra, những địa danh tô điểm thêm nét đẹp của quần thể di tích Cố đô Huế có thể kể đến là: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An... 

Năm 1993, UNESCO khi quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại, đã khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế. Theo đó, quần thể di tích Cố đô Huế tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, là những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng, có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc. Cố đô Huế cũng là một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng, có sự kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng và tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn và các danh nhân lịch sử. 

Buddy
Xem chi tiết

Gây hại:

Sử dụng nhiều phân bón hóa học, phun thuốc diệt côn trùng để nâng cao năng suất trồng trọt.

=> Khi sử dụng phân bón hóa học, phun thuốc diệt côn trùng sẽ gây ô nhiễm nguồn đất và nước xung quanh khu vực trồng trọt, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các loại động vật sống ở khu vực đó

 Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện ở thượng nguồn các con sông lớn.

=> Thủy điện đòi hỏi một lượng nước lớn từ các con sông và phá hủy hệ sinh thái sông. Việc vận hành nhà máy thủy điện và nạn phá hủy rừng đang tạo ra xung đột về sử dụng nước; hủy hoại sinh kế và là nguyên nhân gây ra sự di cư của nhiều cộng đồng, những người có cuộc sống truyền thống lâu đời cạnh các con sông. Những người dân vùng hạ lưu cũng đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến nguồn nước và tác động xuyên biên giới bao gồm lũ lụt, thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước.

Mua sừng tê giác làm thuốc; mua ngà voi để trung bày, trang trí

=> Dẫn đến việc đánh bắt thú vật hoan dã trái phép, mất cân bằng hệ sinh thái và có nguy cơ bị tuyệt chung.

 Nuôi tôm hùm lồng bè ồ ạc ở vịnh, eo biển, bãi tắm.

=> Gây ô nhiễm môi trường nước ở các khu vực nuôi, mất cân bằng sinh thái biển.

Khai thác rừng để lấy gỗ sản xuất giấy.

=> Chặt phá rừng là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, môi trường môi sinh bị ô nhiễm, lũ lut, cháy rừng…Nạn chặt phá rừng cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái, bão, lũ quét, sạt lở đất, dịch bệnh phát sinh. 

Đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa của một số người dân.

=> Gây ô nhiễm không khí và các loài động vật trong khu vực.

Bảo tồn:

Sử dụng túi giấy thay cho túi nylon ở một số cửa hàng mua bán.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Lê Linh
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết

- Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở

- Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi

- Hạn chế sử dụng túi nilon

- Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt

-  Tích cực trồng cây xanh

- Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường

Đỗ Tố Uyên
Xem chi tiết