Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nho cou...:(((
Xem chi tiết
minhpham
Xem chi tiết
Nguyễn Như Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Nhân
26 tháng 9 2023 lúc 19:46

Bước 1: Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu: Quan sát và đặt câu hỏi cho vấn đề nảy sinh.

Vấn đề: Tính tan trong nước của đường, mì chính và bột mì.

Câu hỏi: Làm thế nào để xác định tính tan của chúng trong nước?

Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề: Dựa trên các tri thức phù hợp từ việc phân tích vấn đề, đưa ra dự đoán nhằm trả lời các câu hỏi đã nêu.

Dự đoán: Đường, mì chính và bột mì có thể tan trong nước do tương tác với phân tử nước.

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán: Lựa chọn được phương pháp, kĩ thuật, kĩ năng thích hợp (thực nghiệm, điều tra, ...) để kiểm tra dự đoán.

Kế hoạch kiểm tra: Tiến hành các thí nghiệm để xem đường, mì chính và bột mì có tan trong nước hay không. Sử dụng cân bằng khối lượng trong quá trình thí nghiệm.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán: Trường hợp kết quả không phù hợp cần quay lại từ bước 2.

Thực hiện thí nghiệm: Được thực hiện bằng cách cân bằng khối lượng của đường, mì chính và bột mì trước và sau khi hòa tan trong nước. So sánh sự khác biệt trong khối lượng để xác định tính tan của chúng.

Bước 5: Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

Viết báo cáo: Tổng hợp kết quả thí nghiệm, thảo luận các kết quả và trình bày báo cáo về tính tan của đường, mì chính và bột mì trong nước dựa trên kết quả thực nghiệm.

Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
6 tháng 9 2023 lúc 9:29

+ Lựa chọn loại hoạt động phát triển kinh tế gia đình (buôn bán, kinh doanh,..)

+ Lựa chọn mặt hàng mọi người ưa chuộng, dùng nhiều (gạo, vải,...)

+ Thực hiện biện pháp tiếp thị sản phẩm (rao bán trên mạng,...)

+ Xác định hiệu quả thực hiện biện pháp phát triển kinh tế gia đình.

Nguyễn Mai An
Xem chi tiết
meme
6 tháng 9 2023 lúc 15:33

Tìm hiểu về nhiệt độ sôi: Đầu tiên, hãy tìm hiểu về nhiệt độ sôi của các chất lỏng này. Nhiệt độ sôi là nhiệt độ mà chất lỏng chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi ở áp suất không đổi. Thông thường, nhiệt độ sôi được đo ở áp suất không khí.

Tìm hiểu về yếu tố ảnh hưởng: Xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi của chất lỏng. Các yếu tố này có thể bao gồm áp suất, tình trạng tinh thể, tạp chất có mặt trong chất lỏng, và các yếu tố khác. Nghiên cứu về các yếu tố này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình nhiệt độ sôi của chất lỏng.

Thực hiện thí nghiệm: Bạn có thể thực hiện các thí nghiệm để xác định nhiệt độ sôi của chất lỏng. Để làm điều này, bạn cần một bình chứa chất lỏng và một bộ đo nhiệt độ chính xác. Đặt chất lỏng vào bình chứa và nâng nhiệt độ dần dần. Ghi lại nhiệt độ khi chất lỏng bắt đầu chuyển từ lỏng sang hơi. Quá trình này được gọi là quá trình sôi.

Phân tích kết quả: Sau khi thực hiện thí nghiệm, hãy phân tích kết quả thu được. So sánh kết quả với các giá trị nhiệt độ sôi đã tìm hiểu trước đó để kiểm tra tính chính xác. Nếu có sự khác biệt, hãy xem xét các yếu tố mà bạn đã nghiên cứu trong bước 2 để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra sự khác biệt này.

Tiếp tục nghiên cứu: Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về nhiệt độ sôi của chất lỏng, bạn có thể tiếp tục nghiên cứu và thực hiện các thí nghiệm khác. Có thể nghiên cứu về yếu tố áp suất, tác động của các chất tạo thành hỗn hợp, hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quá trình sôi.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
4 tháng 9 2023 lúc 19:59

Vấn đề

Phương pháp

nghiên cứu

Các bước thực hiện nghiên cứu

a) Xác định hàm lượng đường trong máu

Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm

- Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu vật để làm thí nghiệm

+ Chuẩn bị máy đo đường huyết, cồn sát trùng, kim chích.

- Bước 2: Tiến hành thí nghiệm theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm

+ Rửa tay bằng nước ấm, sau đó lau khô tay trước khi đo

+ Lắp kim lấy máu vào ống bút

+ Điều chỉnh độ sâu của kim phù hợp với loại da của bạn

+ Lắp que thử vào máy đo đường huyết. Code của que thử phải trùng khớp với mã code hiện trên máy. Sau khi lấy que thử nhanh chóng đóng lọ que thử để tránh độ ẩm xung quanh tác động lên các que khác.

+ Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về

+ Đặt kim chích ở mép ngoài cạnh đầu ngón tay và bấm chích máu. Ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay, kim lấy máu sẽ đâm nhẹ vào ngón tay của bạn.

+ Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên phần que thử trên máy đo.

+ Dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu.

+ Đợi máy hiện thử kết quả và vệ sinh dụng cụ theo đúng hướng dẫn

- Bước 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm

+ Báo cáo chỉ số đo đường huyết thu nhận được.

+ Tham chiếu với chỉ số đường huyết tiêu chuẩn để đưa ra đánh giá sơ bộ về tình hình sức khỏe.

- Bước 4: Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm.

b) Thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ

Phương pháp thực nghiệm khoa học

- Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm, thiết kế mô hình thực nghiệm

+ Chuẩn bị vườn cây thí nghiệm (cây trồng 18 tháng có thể xử lí ra hoa).

+ Chọn loại tác nhân tác động để thiết kế mô hình thí nghiệm: Ví dụ chọn tác nhân thời gian chiếu sáng thì chia làm các lô thí nghiệm với thời gian chiếu gian vào ban đêm khác nhau như 0 giờ, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ, 6 giờ, 7 giờ, 8 giờ,… (mỗi lô thí nghiệm cần có đủ số lượng cây nhất định khoảng 50 - 100 cây cho mỗi lô).

- Bước 2: Tiến hành thực nghiệm và thu thập các dữ liệu

+ Tiến hành tưới nước và bón phân cho các cây với chế độ như nhau.

+ Theo dõi, ghi chép tỉ lệ ra hoa, năng suất quả giữa các lô thí nghiệm.

- Bước 3: Xử lí các dữ liệu thu thập và báo cáo kết quả thực nghiệm

+ Lập bảng so sánh tỉ lệ ra hoa, năng suất quả từ đó rút ra kết luận về thời gian chiếu sáng vào ban đêm thích hợp để kích thích thanh long ra hoa trái vụ.

c) Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người

Phương pháp quan sát

- Bước 1: Xác định đối tượng quan sát và phạm vi quan sát

+ Đối tượng quan sát: Cấu tạo của cơ thể người.

+ Phạm vi quan sát: Tranh ảnh, mô hình cấu tạo của cơ thể người.

- Bước 2: Xác định công cụ quan sát

+ Quan sát trực tiếp bằng mắt thường.

- Bước 3: Thu thập, ghi chép và xử lí các dữ liệu quan sát được

+ Tiến hành ghi chép bằng sổ tay, máy ảnh,… để ghi nhận về các phần, các cơ quan cấu tạo cơ thể người.

Nguyễn Thị Ngọc Mai
Xem chi tiết
Wind
7 tháng 8 2018 lúc 19:26

Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên " 

                             Bài làm

Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo quan niệm “Quân, sư, phụ” thì người thầy luôn giữ vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó mới có câu: Không thầy đố mày làm nên. Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở cho con cháu phải biết ơn, biết trọng thầy.

Ngày nay, khoa học kĩ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng.

Câu tục ngữ giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. Làm nên ở đây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thế nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức đố mày, đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta để ta biết những điều hay điều lạ. Lúc ta còn bé thơ, khi lần đầu đến trường, thầy là người cầm tay ta nắn nót từng chữ cái, từng con số, rồi dạy ta đọc vần thơ, đọc chữ... Dần dần ta mới có được như ngày hôm nay. Như vậy, công ơn của người thầy quả là to lớn. Công ơn ấy có thế sánh với công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; bởi cha mẹ có công sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, còn người thầy có công “khai hóa” trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.

Trước kia theo lối học khoa bảng người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy. Thầy dạy gì thì trò học nấy. Người thầy là người quyết định tài năng và sự thành đạt của người học trò. Vì vậy mới có Nguyễn Dữ (học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm), Phạm Sư Mạnh (học trò của thầy Chu Văn An)... đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy không thầy đố mày làm nên là không sai.

Ngày nay, để phù hợp với thời đại của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Người học trò có nhiều môn học và có nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn hơn. Giờ đây, người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiến thức, hướng dẫn cho người học trò học tập, nghiên cứu và kiến thức ấy được tiếp thu và áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người trò. Như vậy, người trò trở thành người chủ động. Hay nói cách khác, người học trò phải tự thân vận động và đây mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. Vì lẽ đó nên người học trò phải biết chắt lọc, sáng tạo những kiến thức mà người thầy đã cung cấp và biến nó thành “vốn liếng” riêng của bản thân để thực hành áp dụng nó có kết quả. Thầy dạy tốt, trò học tốt chắc chắn sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp. Như vậy, dẫu cho ngày nay vai trò của người thầy không còn quan trọng tuyệt đối như trước kia nữa nhưng ta cũng phải nhìn nhận rằng những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dường vun đắp nên. Và những kiến thức ấy là những viên gạch tiếp nối, tiếp nối xây nên những nấc thang để ta vững bước đi lên trên đường đời. Hiểu được điều này ta càng thấm thía câu tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy) mà ông cha ta nhắc nhở bao đời nay. Vì vậy bổn phận của người học trò phải biết ơn thầy cô giáo. Đó là đạo lí làm người và hành vi của người có nhân cách. Đây cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh tốt đẹp.

Thế nhưng, hiện nay trong xã hội ta còn biết bao kẻ ăn cháo đá bát. Họ đã quên đi công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ, rèn luyện họ nên người. Những hạng người ấy đáng để cho người đời chê trách và phê phán. Thậm chí còn có những kẻ đối xử tệ bạc với thầy cô như chửi mắng, hành hung làm xúc phạm đến danh dự, đến nghề nghiệp của thầy cô giáo. Phải chăng đây là hành động “biết ơn” của những hạng người vô liêm sỉ?

Ngày nay, người thầy cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn - những người dạy nghề. Bởi lẽ đâu nhất thiết sự thành đạt làm nên của người học trò đều phải là mảnh bằng là học vị mà mỗi người học sinh phải tự hướng đời mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn định. Và nghề nghiệp đó cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ dạy mới làm nên được. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào vai trò và vị trí của người thầy vẫn còn quan trọng trong việc dìu dắt hướng dẫn người học trò đi đến kết quả tốt đẹp. Và kết quả ấy có vinh quang hay không là phải do bản thân nỗ lực của người học trò. Bên cạnh đó, gia đình, bạn bè, sách vở và xã hội cũng là những yếu tố không kém quan trọng đế góp phần vào việc làm nên ấy.

Biết ơn thầy, yêu thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là thứ tình cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. Không thầy đố mày làm nên mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.

7/7 25 Liêu Hùng Mến
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
21 tháng 12 2021 lúc 14:56

Chọn B

Thanh Phạm
21 tháng 12 2021 lúc 14:57

d

Lâm Mỹ Dung
21 tháng 12 2021 lúc 14:57

B. 3-2-1-4-5

Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
Xem chi tiết
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
15 tháng 11 2021 lúc 20:53

C