chi ra net dac trung cua bai cay dua nha van Tran Dang Khoa
Nhung net dac trung cua cac mua noi que huong mik dang song
Soan bai on tap trang 138 van 7
*lưu ý:quê em miền Bắc
có 4 mùa :xuân ,hạ ,thu ,đông
+muà xuân: khí hậu ấm áp, muôn hoa đua nở,cây cối đâm chồi nảy lộc, chim thú kéo nhau về
+mùa hè :oi nồng,nóng nực, là mùa cây trái sai trĩu,mùa hoa phượng nở
+mùa thu :thời tiết se se lạnh, lá rụng nhiều
+mùa đông: lạnh buốt,nhiệt độ xuống thấp,cây cối trụi trơ,chim thú ngủ đông
Cac ban oi giup minh voi minh can gap nhe:
De bai: Dua vao bai tho " Mua" cua nha tho Tran Dang Khoa em hay ta lai tran mua rao o que huong em
Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.
Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây. Mối già bay thấp, có con bay là là mặt đất. Mối bay ra rất nhiều tưởng như vơ tay lên là bắt được đến vài con mối. Ngoài vườn, mẹ gà cục cục dẫn đàn con tìm nơi ẩn nấp, những chú gà con như những nắm bông vàng chạy lon ton, thỉnh thoảng lại kêu "chiếp chiếp". Gió ngày càng thổi mạnh, bãi mía trước nhà được cơn gió thổi làm lá mía xào xạc như muôn ngàn thiếu nữ đang múa gươm. Bụi cuốn mù trời, lá khô cuốn theo chiều gió chạm xuống đất nghe xào xạc dồn vào một góc sân như một bàn tay vô hình đã quét lại. Ngoài đầu ngõ, những chú kiến hối hả hành quân về tổ mang theo bao nhiêu là thức ăn dự trữ báo hiệu trước một trận mưa rất to sắp đến. Gió thổi mát ơi là mát. Những cọng cỏ gà rung rinh tai nghe ngóng. Đến cả bụi tre đầu ngõ cũng kẽo kẹt đưa võng, lá tre choẽ xuống như những cô thiếu nữ đang ngổi tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi ven bờ ao đu đưa bế những đứa con đầu tròn trọc lốc.
Bỗng chớp loé sáng rực, cả bầu trời như có một chiếc bút kỳ lạ đã vẽ lên bầu trời một nét vẽ thật rõ sáng rồi vụt tắt, ông sấm được thể ra oai ghé xuống sân cười khanh khách, có lúc phát ra những tiếng đùng đoàng như mìn phá đá. Cây dừa vốn thường ngày đứng im lặng ở góc vườn nay thả sức sải tay bơi như những vận động viên đang bơi lội. Những chị mùng tơi ở hàng rào cạnh tường lâu nay uốn éo giờ được nhảy múa hả hê.
Lộp bộp, lộp bộp, trời đã mưa. Trẻ em trong xóm reo lên. Mưa ù ù như xay lúa, mưa sầm sập giọt ngã giọt bay. Nước sùi bọt trắng xoá cả sân. Đất trời mù trắng nước, mưa chéo mặt sân, mùi nước mưa ngai ngái, ngòn ngọt. Mưa rào rào trên mái tôn. mưa bùng nhùng trên các tàu lá chuối, lá khoai. Nước chảy ồ ồ, xối xả. Nước ngập cả sân. Mấy ông cóc cụ nhảy chồm chồm bì bõm trong nước mưa. Nước chảy đục ngầu ngầu, cuồn cuộn dồn về ao, nước mấp mé vườn nhà. Bỗng lóe lên một ánh chớp, sấm kêu "đùng" một cái làm trẻ con trong xóm hét lên một tiếng rõ to. Cây lá trong vườn hả hê run rẩy.
Mưa ngớt dần rồi lạnh hẳn, mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran như đón ông Mặt Trời lại mỉm cười, những tia nắng vàng óng ánh sau những vòm lá bưởi. Bầu trời lại trong xanh và cao như một bàn tay vô hình đã gột rửa sạch những đám mây đen. Tiếng bàn chân chạy lép nhép ngoài đường. Trẻ em trong xóm rủ nhau đi bắt cá rô ngược dòng nước.
Trận mưa rào thật là thích đã đem đến cái không khí trong lành, khoan khoái dễ chịu. Cây cối như vụt lớn hẳn lên, sum suê hơn mọi ngày, cái bể nhà em lại đầy ắp nước mưa.
Mình cho bạn dàn bài , tham khảo nha !
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa:
- Nắng nóng kéo dài, không khí oi bức, ngột ngạt.
( Suốt mấy tháng nay không có lấy một trận mưa. Tiết trời ngột ngạt, oi bức, thật là khó chịu! )
- Cây cối héo úa, mặt đất khô cằn.
( Nước trong ao, trong đầm cạn cả. Mặt ruộng nứt nẻ, lúa ngô héo úa. )
- Mọi người sốt ruột mong mưa.
( Mọi người trong làng ai cũng ao ước được vài cơn mưa rào cho mặt đất tươi nhuần trở lại. )
2. Thân bài:
* Tả cơn mưa:
- Lúc sắp mưa: Trời tối sầm, mây đen kéo tới. Gió thổi mạnh, sấm chớp nổi lên. Cây cối ngả nghiêng, các con vật cuống quýt chạy mưa.
- Lúc mưa: Mưa từ nhỏ đến lớn. Màn mưa trắng xoá. Trời đất mù mịt trong mưa. Conngười, cảnh vật đều hả hê, vui sướng.
- Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, mọi sinh hoạt trở lại bình thường.
( Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, không khí mát rượi, dễ chịu vô cùng! ; Đồng ruộng, ao đầm , ... )
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Cơn mưa đến đúng lúc rất có ích đối với nhà nông.
Trời đang yên ả, bỗng dưng chuyển sang nóng bức đến khó chịu, cây cối đứng im phăng phắc, không một ngọn gió, đó là dấu hiệu của một cơn dông sắp xảy ra.
Một lát sau, mây ở đâu ùn ùn kéo đến, bầu trời đen kịt như một đoàn quân mặc áo giáp đen cưỡi ngựa ô đang rầm rập xông trận. Gió nổi lên dữ dội cuốn tung lá khô bay vèo vèo trên đường, bụi tung mù mịt như những vòi rồng. Cây cối nghiêng mình rạp theo chiều gió gần như sát tận mặt đất. Bãi mía bên bờ sông như một rừng gươm giữa chiến trường trong trận đánh giáp lá cà. Những bụi tre vặn mình kêu cót két.
Trên đường những người bộ hành vội vã chạy nhanh về nhà. Gió như đẩy lùi họ lại cột chặt quần áo dính vào người. Một số người khác gò lưng trên chiếc xe đạp cùng vật lộn với gió ngược. Những chiếc xe máy mở hết tốc độ lao vun vút. Thỉnh thoảng những cơn chớp lóe lên rạch ngang bầu trời sáng chói, rồi một tiếng sấm dữ dội ầm vang làm mọi người giật bắn.
Trời bắt đầu đổ mưa, ban đầu là một vài hạt lác đác rồi bỗng dưng ào ào đổ xuống. Mọi người chạy vội tìm nơi ẩn nấp, một sô người dừng xe lại vội vã lấy áo mưa ra mặc nhưng vẫn không kịp. Mưa trắng xoá cả bầu trời, những hạt mưa tung tóe trên mặt đường nhựa. Từ các mái nhà nước mưa chảy xuống thành từng hàng, từng hàng như tơ mành chắn cửa. Ở các chỗ trũng nước mưa chảy thành dòng như những con suối nhỏ. Nước sủi bọt đục ngầu cuồn cuộn hối hả chảy xuống các đường mương, cống, rãnh... Đường vắng ngắt thi thoảng mới có một vài bóng người chạy xe vội vã. Mấy cậu bé con cởi trần trùng trục chạy tắm dưới mưa, cười đùa vui vẻ. ơ trong nhà lớp mái tôn, tiếng mưa rơi ầm ầm, át cả tiếng người, phải hét thật to mới nghe được. Ếch nhái nhảy ra chồm chồm. Mấy mẹ con chị gà mái mơ nấp dưới mái hiên kêu chiếp chiếp.
Mưa nhỏ dần... nhỏ dần... rồi tạnh hẳn. Bầu trời trở lại trong veo. Cây cối sạch bóng như vừa được lau xong. Không khí trong lành mát mẻ, mọi người lại bắt đầu đổ ra đường. Em rất thích những cơn mùa hè, nó đến và đi thật nhanh chóng bất ngờ, chứ không dầm dề dai dẳng đến khó chịu như những cơn mưa mùa đông. Cơn mưa mùa hè vừa mang đến cho vạn vật sự tươi tốt, vừa làm cho con người dễ chịu xiết bao.
trong bai to '' me om '' nha tho '' tran dang khoa'' viet :
nang mua tu nhung ngay xua
lan trong doi me bay gio chua tan.
a : em hieu nghia cua tu nang mua trong cau tho tren nghia la gi
b viet 1 doan van 7 den 10 cau neu net dac sac nghe thuat su dung tu ''lan'' trong cau tho thu hai ( co su dung it nhat 1 cau tran thuat don co tu la )
a,
- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng thời tiết nắng mưa.
- Nghĩa chuyển: Chỉ sự gian lao, khó nhọc của người mẹ.
b,
"nắng mưa , từ những ngày mưa
lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan"
Trong câu thơ trên nhà thơ đã sử dụng từ " lặn" để nói về sự gian lao, khó nhọc sự vất vả của người mẹ trong cuộc sống cũng như trong cuộc đời này. Chỉ dùng một từ " lặn " cũng khiến người đọc , người nghe hiểu được tấm lòng, sự gian nan ấy trong cuộc đời mẹ không bao giờ thay đổi. Nếu sử dụng từ khác thay cho từ " lặn" thì chắc chắn không thể hiểu được nỗi vất ấy, tấm lòng ấy bao la như thế nào.
de 1 : Dua vao bai tho mua cua tran dang khoa em hay ta lai mot con mua
Trời đang yên ả, bỗng dưng chuyển sang nóng bức đến khó chịu, cây cối đứng im phăng phắc, không một ngọn gió, đó là dấu hiệu của một cơn dông sắp xảy ra.
Một lát sau, mây ở đâu ùn ùn kéo đến, bầu trời đen kịt như một đoàn quân mặc áo giáp đen cưỡi ngựa ô đang rầm rập xông trận. Gió nổi lên dữ dội cuốn tung lá khô bay vèo vèo trên đường, bụi tung mù mịt như những vòi rồng. Cây cối nghiêng mình rạp theo chiều gió gần như sát tận mặt đất. Bãi mía bên bờ sông như một rừng gươm giữa chiến trường trong trận đánh giáp lá cà. Những bụi tre vặn mình kêu cót két.
Trên đường những người bộ hành vội vã chạy nhanh về nhà. Gió như đẩy lùi họ lại cột chặt quần áo dính vào người. Một số người khác gò lưng trên chiếc xe đạp cùng vật lộn với gió ngược. Những chiếc xe máy mở hết tốc độ lao vun vút. Thỉnh thoảng những cơn chớp lóe lên rạch ngang bầu trời sáng chói, rồi một tiếng sấm dữ dội ầm vang làm mọi người giật bắn.
Trời bắt đầu đổ mưa, ban đầu là một vài hạt lác đác rồi bỗng dưng ào ào đổ xuống. Mọi người chạy vội tìm nơi ẩn nấp, một sô người dừng xe lại vội vã lấy áo mưa ra mặc nhưng vẫn không kịp. Mưa trắng xoá cả bầu trời, những hạt mưa tung tóe trên mặt đường nhựa. Từ các mái nhà nước mưa chảy xuống thành từng hàng, từng hàng như tơ mành chắn cửa. Ở các chỗ trũng nước mưa chảy thành dòng như những con suối nhỏ. Nước sủi bọt đục ngầu cuồn cuộn hối hả chảy xuống các đường mương, cống, rãnh... Đường vắng ngắt thi thoảng mới có một vài bóng người chạy xe vội vã. Mấy cậu bé con cởi trần trùng trục chạy tắm dưới mưa, cười đùa vui vẻ. ơ trong nhà lớp mái tôn, tiếng mưa rơi ầm ầm, át cả tiếng người, phải hét thật to mới nghe được. Ếch nhái nhảy ra chồm chồm. Mấy mẹ con chị gà mái mơ nấp dưới mái hiên kêu chiếp chiếp.
Mưa nhỏ dần... nhỏ dần... rồi tạnh hẳn. Bầu trời trở lại trong veo. Cây cối sạch bóng như vừa được lau xong. Không khí trong lành mát mẻ, mọi người lại bắt đầu đổ ra đường. Em rất thích những cơn mùa hè, nó đến và đi thật nhanh chóng bất ngờ, chứ không dầm dề dai dẳng đến khó chịu như những cơn mưa mùa đông. Cơn mưa mùa hè vừa mang đến cho vạn vật sự tươi tốt, vừa làm cho con người dễ chịu xiết bao.
1. Mở bài:
* Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa:
- Nắng nóng kéo dài, không khí oi bức, ngột ngạt.
( Suốt mấy tháng nay không có lấy một trận mưa. Tiết trời ngột ngạt, oi bức, thật là khó chịu! )
- Cây cối héo úa, mặt đất khô cằn.
( Nước trong ao, trong đầm cạn cả. Mặt ruộng nứt nẻ, lúa ngô héo úa. )
- Mọi người sốt ruột mong mưa.
( Mọi người trong làng ai cũng ao ước được vài cơn mưa rào cho mặt đất tươi nhuần trở lại. )
2. Thân bài:
* Tả cơn mưa:
- Lúc sắp mưa: Trời tối sầm, mây đen kéo tới. Gió thổi mạnh, sấm chớp nổi lên. Cây cối ngả nghiêng, các con vật cuống quýt chạy mưa.
- Lúc mưa: Mưa từ nhỏ đến lớn. Màn mưa trắng xoá. Trời đất mù mịt trong mưa. Conngười, cảnh vật đều hả hê, vui sướng.
- Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, mọi sinh hoạt trở lại bình thường.
( Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, không khí mát rượi, dễ chịu vô cùng! ; Đồng ruộng, ao đầm , ... )
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Cơn mưa đến đúng lúc rất có ích đối với nhà nông.
Mùa hè đến không chỉ với ánh nắng chói chang làm cho đường phố vàng như rót mật mà còn là những cơn mưa rào chợt đến chợt đi như những vị khách quen không báo trước. Những cơn mưa rào ấy đã góp phần làm cho mùa hè trên thành phố trở nên thoáng đãng và đem lại sự tươi mới trẻ trung cho vạn vật, làm cho cái nắng gay gắt không còn là vấn đề nữa. Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.
Ông mặt trời tỏa nắng chói chang, làm không khí thật oi ả.Bỗng nhiên mây đen kéo đến, trời nổi giông làm cho lá rụng la tả, bụi bay mù mịt.
Những đám mây lớn, nặng bao phủ cả bầu trời.Cơn gió lành lạnh thổi qua mang theo vài hạt mưa.Mưa mau dần. lẹt đẹt, xiên xẹo theo gió, hạt mưa rào rào bắn xuống lòng đường trắng xóa.Nước chảy lênh láng, chỉ ít phút đường bây giờ đã toàn là nước.Cành cây nghiêng ngả theo gió, cành to thì sà vào dây điện.Mọi người kéo nhau dạt vào hai bên đường người thì trú lại, người thì mặc áo mưa đi tiếp.Trên vỉa hè mỗi lúc một đông.Mọi người xúm xít vào với nhau để cho người khác trú.
Con đường vẫn có những chiếc xe máy đi qua chắc là họ có bận việc gì thế mới không kịp dừng xe để mặc áo mưa.Mưa mỗi lúc một to, những hạt mưa nhảy nhót trên mái nhà lộp độp, lộp độp.Tia chớp lóe sáng loằng ngoằng trên bầu trời xám xịt.Tiếng sấm rèn vang khiến cho những em bé nép mình vào người mẹ.Trong nhà bỗng tối sầm lại, một cái mùi xa lạ đến khó tả.Con mèo nằm co ro trên giường, thỉnh thoảng meo meo nhìn trời mưa như sợ hãi.Mưa đến đột ngột và tạnh cũng bất ngờ.Mưa đang ào ạt, thưa dần rồi tạnh hẳn.
Sau cơn mưa trời lại sáng.Mặt trời ló ra những tia nắng ấm áp, nhè nhẹ xiên xuống mặt đường.Cỏ cây được tắm gội sạch sẽ.Những chiếc lá sạch bóng, xanh mát như ai vừa chùi.Chim chóc từ đâu bay ra lại hót líu lo.Mọi người ồ ạt xuống lòng đường.Mưa đem lại nước và cái mát dịu cho cây cối, con vật và mọi người để xua đi cái nắng nóng oi ả .
Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!
Viet 1doan van noi ve tu lan trog bai tho me om cua tran dang khoa
Bài thơ được viết vào năm 1966, ngôn ngữ chứa đựng đầy những cảm xúc của những em bé dành cho người mẹ của mình. Bài thơ đã được tác giả khắc họa rõ tình cảm thiêng liêng ấy.
Mở đầu bài thơ là một câu kể rất ngây thơ của một em bé.
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Bên cạnh cách nghĩ của bé đó là một câu so sánh dành cho mẹ mình, câu này chỉ mang ý nghĩa là một câu nói vui đùa. Vì ở tuổi trẻ con, các bé thích khám phá những cái mới mẻ, cứ nghĩ người lớn giống mình giống suy nghĩ của em. Nhưng thật ra đó là một cái nhìn nhận về sự đau ốm của mẹ.
Ở hai câu tiếp theo, tác giả lại gởi tả những ngày mẹ không ốm mẹ sẽ tem trầu, không để trầu khô. Và mẹ còn kể chuyện Truyện Kiều cho bé nghe. Hôm nay mẹ ốm nên mẹ gấp để Truyện Kiều lại.
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Đó là những suy nghĩ của một em bé rất hồn nhiên vô tư. Trong tiềm thức của em bây giờ đó là không được nghe mẹ kể chuyện thôi. Ở khổ thơ tiếp theo đó là em bé sũy nghĩ nghĩ về những ngày tháng mẹ cực khổ. Mẹ không khoảng thời gia, dù nắng hay mua mẹ vẫn làm, mẹ không màng đến thời gian dù cho trời tối. Cậu bé đã ý thức sâu sắc đến thế về những chịu đựng, hy sinh trời bể của người mẹ thật đã khiến cho không chỉ người mẹ, mà ngay cả người đọc chúng ta cũng không giấu nổi cảm động.
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Và tiếp theo ở khổ thơ kế tiếp đó là sự quan tâm của hàng xóm khi mẹ bị ốm. Được tác giả thể hiện một cách khái quát bằng nhưng hình ảnh rất giản dị mộc mạc. Đó cũng như là một lời động viên để giúp mẹ của em mau khỏi bệnh.
Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào
Điều này chứng tỏ thường ngày mẹ sống rất tốt với hàng xóm, nên giờ mẹ ốm hàng xóm vào thăm cho quà. Hơn thế nữa, em bé lại thấu hiểu được sự vất vả của mẹ mình qua những ngày mẹ ốm.
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
Hai câu thơ trê là ẩn dụ để tác giả nói lên được sự vất vả, gian nan của mẹ để lo hi sinh vì các con. Dù trời mưa nắng mẹ vẫn phải làm việc vất vả. Qua các hình ảnh trên cho thấy tác giả là một người rất yêu thương mẹ mình. Và muốn làm những gì mẹ muốn để động viên giúp mẹ mau khỏi bệnh.
Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo
Ở các câu thơ tiếp theo đó là sự trách bản thân thân mình. Vì mình mà mẹ khổ đủ điều, Vì sự cực khổ đó mà trên mặt mẹ đã hiện bao nhiêu là né nhăng. Tất cả đều vì thương yêu con mình, muons cho con có cái ăn cái mặc, có giấc ngủ say. Đây là những lời rất cảm động của tác giả dành cho mẹ mình, đó là lời cảm ơn, đó là những tấm lòng của người con dành cho mẹ.
Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Ở câu kết tác giả đã ví mẹ mình như đất nước điều này chứng tỏ được sự biết ơn dành cho mẹ mình.
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...
Bài thơ đac được tác giả khái quát hóa một cách rất cụ thể và chân thành. Đó là tình yêu dành cho người mẹ cũng như là những vất vả cực khổ mà mẹ phải gành chịu. Không chỉ có thể vì tình yêu thương con mình, với mong muốn con có được giấc ngủ, cái ăn cái mặc mà mẹ phải hi sinh tất cả.
Qua bài thơ này, tác giả muốn nói lên tình cảm của mình dành cho người mẹ của mình thông qua đó nói lên được tình yêu dành cho quê hương đất nước.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả cảnh mẹ ốm bằng hình ảnh so sánh:
“Mọi hôm mẹ thích vui chơi.
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu”
Thường ngày mẹ hay ăn trầu, đôi má lúc nào cũng đỏ hồng lên. Thế mà hôm nay mọi cảnh vật trong nhà thật buồn bã. Lá trầu cũng như lặng đi và héo khô trong cơi trầu. Những lúc rỗi rãi mẹ thường ngâm nga Truyện Kiều, giờ mẹ bị ốm nên “Truyện Kiều gấp lại trên đầu...”.
Mẹ vốn là người lam làm tần tảo. Khi mẹ ốm thì “Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa”. Cả cuộc đời mẹ vất vả gian nan nay bị ốm, tác giả đã cảm nhận được và thể hiện qua hình ảnh:
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”.
Tác giả - một em thiếu niên 10 tuổi đã liên tưởng từ hình ảnh “nắng mưa” mà thấy được sự vất vả, những thăng trầm của cuộc sống mà người mẹ đã phải trải qua. Vì vậy mà tác giả như hiểu được người mẹ đang phải chịu sự “đau buốt, nóng ran” khi bị ốm.
Rồi tình làng nghĩa xóm, sự quan tâm của mọi người tới mẹ cũng được nhà thơ thể hiện rất mộc mạc, giản dị mà thắm đượm tình người:
“Mẹ ơi, cô bác xóm làng đến thăm.
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sĩ đã mang thuốc vào”.
Điều đó chứng tỏ rằng, hàng ngày mẹ sống tốt với mọi người nên khi mẹ ốm mọi người quý mến và thương cảm tới mẹ. Còn nhà thơ - em bé thiếu niên Trần Đăng Khoa bấy giờ đã thấu hiểu nỗi vất vả cực nhọc của mẹ trong cuộc sống lam lũ mà em đã từng chứng kiến và cảm nhận được:
“Cả đời đi gió, đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi”.
“Cả đời đi gió đi sương” là hình ảnh ẩn dụ diễn tả sự vất vả, gian khổ của người mẹ.
Trong cuộc sống lao động cực nhọc, mẹ đã từng trải qua và vượt lên tất cả để vì cuộc sống và vì tương lai tốt đẹp của các con. Khoa còn hiểu được qua thành ngữ “đi gió đi sương” là nói lên được sự vất vả gian khổ, lao động trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sớm tối lặn lội. Cảm nhận được như vậy, chứng tỏ tác giả rất yêu thương mẹ, muốn làm tất cả những gì để mẹ vui lòng mà chóng khỏi ốm:
“Mẹ vui con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca”.
Khoa còn làm được cả những việc vượt ngoài khả năng mà trước đây bản thân chưa làm được: “Một mình con sắm cả ba vai chèo” - một em thiếu niên thật là ngoan ngoãn, có thể lúc trước còn nhõng nhẽo, hay vòi vĩnh mẹ nhưng bây giờ mẹ ốm đã biết thể hiện sự hiếu thảo của mình qua sự chăm sóc mẹ. Nhìn những nếp nhăn hằn trên khuôn mặt của mẹ, Khoa rất cảm động và thấy vô cùng biết ơn mẹ:
“Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn”.
Vì vậy mà trong lòng của nhà thơ lúc nào cũng ước:
“Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng đêm nằm ngủ say”.
Thật cảm động biết bao trước tình cảm đẹp đẽ của một người con - một cậu bé chưa đầy 10 tuổi trước cảnh “Mẹ ốm”. Bài thơ còn hay ở câu kết mà tác giả đã nói hộ chúng ta về lòng biết ơn vô hạn của những đứa con với các bà mẹ:
“Mẹ là đất nước, tháng ngày của con”.
Phải chăng đó cũng là tình cảm của mỗi chúng ta khi nghĩ về mẹ: Con yêu mẹ nhất trên đời, con yêu mẹ như yêu đất nước và mẹ chính là Tổ quốc của riêng con!
Bai 1; Cho doan van sau
"Tre la thang than, bat khuat! Ta khang chien , tre lai la dong chi chien dau cua ta.
Tre von cung ta lam an, lai vi ta ma cung ta danh giac"( SACH GIAO KHOA NHU VAN 6- TAP 2 TRANG 97)
a. Doan van trich trong van ban na, do ai viet?
b. Xac dinh thanh phan CN, VN cua cac cau van trong doan va chi ra cau nao la cau tran thuat don
c, Chi ra cac bien phap tu tu dac sac trong doan trich va phan tich tac dung
XIN LOI MOI NGUOI NHA, MAY MINH KHONG AN DUOC DAU
a. Đoạn trích trong văn bản : Cây Tre Việt Nam
Tác giả : Thép Mới
b. "Tre la thang than, bat khuat! Ta khang chien , tre lai la dong chi chien dau cua ta.
Tre von cung ta lam an, lai vi ta ma cung ta danh giac
Chủ ngữ : in đậm
Vị ngữ : in nghiên + đậm
c. Biện pháp tu từ : nhân hoá
Tre - thẳn thắn, bất khuất - đồng chí chiến đấu - cùng ta làm ăn - đánh giặc
a)Được trích từ văn bản''Cây tre VN'' của thép MỚI
b)Tre là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
CN:IN ĐẬM
VN:IN NGHIÊNG
c)- Biện pháp nhân hóa “Tre”
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.
1. phan tich dien bien tam li cua chi dau va qua do giai thich nhan de
2. hay chon 1 chi tiet em thich nhat trong truyen ngan lao hac cua nam cao va phan tich
3.dua vao 2 bai tho vao nha nguc quang dong cam tac va dap da o con lon. hay viet 1 doan van ngan ca ngoi tinh than yeu nuoc va khi phach anh hung cua cac chien si dau the ky 20
4.hay phan tich nhung net dac sac cua buc tranh que huong trong bai que huong cua te hanh
5.qua bai tuc canh pac bo va ngam trang em thay hinh anh bac ho hien ra nhu the nao
6.hay neu nhung net chung va rieng cua tinh than yeu nuoc duoc the hien qua cac van ban chieu doi do, nuoc dai viet ta, hich tuong si
lam on giup minh voi thu tu tuan nay minh nop roi!!!!!!!
Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!
Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?
“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.
Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.
“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.
Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:
Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.
Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.
Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».
Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.
Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.
Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.
Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).
Em thích nhất chi tiết lão hạc chết để lại tiền cho con vì:
Cái chết của lão Hạc là một cái chết đau đớn nhưng chứa đầy ý nghĩa. Vì thương con nên lão không muốn chạm vào số tài sản mà lão để lại cho con. Lão không muốn phiền hà hàng xóm cũng như không muốn làm mất lòng tự trọng của mình. Lão nghĩ rằng cái chết của lão còn là sự trừng phạt để tạ lỗi với "cậu Vàng" nên lão đã ăn bã chó để tự kết thúc đời mình và xem đó là lối thoát tốt nhấtChung minh nhung net dac sac trong bai van nghi luan cua hoai thanh dua tren nhung goi y sau
Đặc sắc nghệ thuật
+Ly le thuyet phuc
+bo cuc mach lac ro rang
+hình ảnh gợi tả
(SGK-64)
Nét đặc sắc trong bài văn nghị luận của Hoài Thanh:
-Khơi dậy tình cảm, gơị lòng vị tha.
-Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
-Giúp ta biết được cái hay, cái đẹp của cảnh vật, thiên nhiên.
a) hay chi ra cac dac diem ve so tieng trong moi cau tho ,so cau cua bai , cach gieo van ngat nhip cua bai tho.
b) doc hai cau tho cuoi va cho biet:
-cau tho thu ba da cho biey dieu gi ve cong viec cua nhung nguoi khang chien ?
-hinh anh nao duoc goi len trong cau tho cuoi .neu nhan xet ve moi quan he giua canh va nguoi o cau tho nay?
c) bai tho cho ta hieu gi ve tinh yeu thien nhien va tinh cam cach mang cua nha tho ?
d) tinh cam ,cam xuc cua nha tho duoc the hien bang nhung net nghe thuat dac sac nao?
1. Có 4 câu. Mỗi câu có 7 chữ.
Gieo vần ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4 ( viên, thiên, thuyền )
nhịp: 4/3
2.. - Thời gian: ban đêm
không gian: không gian được miêu tả trong bài rằm tháng giêng là không gian lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thứ 2 khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao
- Sự lặp lại 3 lần của từ xuân khiến cho câu như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đọng lên cảnh vật. Làm cho không gian đêm rằm tháng giêng trở nên đậm đà mùa xuân,.
- Bài này được Bác viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. Thế nhưng trong bài thơ, ta thấy chủ thế chữ tình và rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc và chan hòa cùng ánh trăng thiên nhiên nơi núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn nhường cho thiên nhiên tình yêu thương ưu ái, không nở từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Nói lên phong thái lạc quan yêu đời của Bác.
-