Em thích nhất hình ảnh bà mắng cháu khi xem gà đẻ trứng vì sao
a) Em thích hình ảnh thơ / câu thơ / khổ thơ nào nhất trong bài thơ Tiếng gà trưa ? Vì sao ?
b) Viết đoạn văn cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa
a) Em thích khổ thơ cuối của bài nhất vì:
Từ tình yêu quê hương yêu bà đã biến thành lòng yêu tổ quốc. Đó là động lực thôi thúc cháu đứng lên gia nhập quân đội chiến đấu và bảo vệ tổ quốc.Trong một phần máu thịt tổ quốc có bà có đàn gà tuổi thơ là một miền kí ức êm dịu nhất của cuộc đời chiến sĩ. Với giọng thơ nhẹ nhàng dạt dào cảm xúc của một nữ thi sĩ, hình ảnh tiếng gà trở đi trở lại ở mỗi khổ thơ tác giả đã vẽ lên một bức tranh làng quê thật thanh bình thật đẹp.
Tiếng gà trưa, sự tần tảo của bà là những dư vị ngọt ngào nhất còn đọng lại trong tâm hồn mỗi độc giả mỗi khi nhớ về bài thơ này.
b) Bao trùm bài thơ là nỗi cồn cào da diết. Nhớ nhà, nhớ người bà của mình, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây bút ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở dây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến lòng người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương, tiếng bà an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. bà chỉ mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới : Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của cháu có được cái quần chéo go, cái áo... Hạnh phúc gia đình giản dị, tình bà cháu đầm ấm mà rất đỗi thiên liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như nói gọn cả trong tiếng gà trưa.
a) Trong cả bài thơ Tiếng gà trưa, có lẽ hình ảnh mà tôi thích nhất đó chính là nằm trong đoạn cuối của bài Tiếng gà trưa:
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ"
Đó chính là hình ảnh người chiến sĩ quải ba lô ra trận hùng hồn.
Có lẽ nhờ nghỉ chân bên đường, được nghe tiếng gà trưa, người chiến sĩ như cảm thấy đỡ mỏi chân hơn, cái nắng như dịu lại và vô vàn kỉ niệm lại ùa về. Nào là kỉ niệm về đàn gà, lời mắng yêu của bà lúc lén xem trộm gà **, lúc bà khum khum soi trứng dành từng quả chắt chiu cho gà mái ấp và mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà mua quần áo mới cho cháu. Những kỉ niệm đẹp đẽ ấy hòa quyện vào nhau tạo ra một mục đích sống và chiến đấu lí tưởng của người chiến sĩ. Đó là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tổ quốc mà còn thì làng quê sẽ còn và hình bóng, bóng dáng của bà sẽ vẫn ở đấy, trong cái xóm thân thuộc kia. Đó chính là động lực thúc đẩy người chiến sĩ hùng hồn ra trận, quải ba lô tiến đến chiến trường.
b) Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đà gợi dậy những kĩ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kĩ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tôt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.
TIẾNG GÀ TRƯA
TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1.
-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.
-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.
Câu 2.
a.Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :
-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.
b.Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.
Câu 3.
-Hình ảnh người bà :
+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.
+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ
+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.
=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.
Câu 4.
-Mỗi khổ trong bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu, trong bài này chỉ có khổ 3,5,6 là 4 câu, còn các khổ khác thường nhiều câu hơn ( 5 -6 câu, khổ 1 tới 7 câu).
-Cách gieo vần : phần lớn là vần cách, không nhất thiết gieo đúng vần mà chỉ cần đúng âm điệu. Câu cuối khổ trước cũng không vần với câu đầu khổ sau.
-Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần, dùng để mở đầu khổ thơ thứ 2,3,4,7. =>Tác dụng :
+việc bắt đầu khổ thơ bằng câu thơ 3 tiếng góp phần tạo nên điểm nhấn cảm xúc.
+Sau tiếng gà trưa là kỉ niệm => câu thơ khiến cho mạch cảm xúc trong bài được liên mạch, kết nối các khổ thơ với nhau, mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ => Tình cảm chân thật, da diết, nồng nàn.
Ôi Trần Nguyễn Bảo Quyên !! bạn đúng là thần bảo hộ của mik mà thank bạn nhiều nhoa <3
Họ và tên:
Lớp :
Trường :
PHIẾU HỌC TẬP
Bây giờ em sẽ nêu một vài nét vè tác giả tác phẩm để khi chũng ta trả lời câu hỏi sẽ đễ dàng hơn:
Xuân Quỳnh (1942 - 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về những chuyện đời thường giản dị trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con,… Thơ bà biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, thiết tha và đằm thắm.
Tiếng gà trưa là một bài thơ ngũ ngôn, được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ . Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Từ đó, nó khắc sâu hơn tình yêu đối với đất nước, quê hương.
1.Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào ?Theo âm thanh của ‘Tiếng gà trưa’,hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.
Trả lời:
-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.
-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.
2.Từ ‘tiếng gà trưa’,những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ ? Điều đó giúp em cảm nhận ra những tình cảm nào của người viết ?
Trả lời:
-Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :
-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.
-Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.
3.Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ ?
Trả lời:
-Hình ảnh người bà :
+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.
+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ
+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.
=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.
4.Về ý nghĩa của bài thơ,có ý kiến cho rằng: Bài thơ là tình cảm bà cháu đằm thắm,sâu lặng.Những cũng có ý kiến nhấn mạnh: Bài thơ là sự hòa diệu giữa tình cảm gia đình,tình cảm bà cháu và tình quê hương.Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ?
Trả lời :
-Em tán thành với cả hai ý kiến.Vì những tình cảm lớn lao được viết một cách dung dị và tự nhiên: yêu tổ quốc ,yêu quê hương,từ tình cảm yêu bà,yêu ‘Tổ trứng tuổi thơ ‘; chiến đấu vì quê hương,xóm làng,vì bà và cả ‘Ổ trứng tuổi thơ ‘.Những hình ảnh đó đã khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ thật là trân thành, mãnh liệt.
5.Theo em, bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ, ngôn từ thơ, cách gieo vần, hình ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật ? Những đặc điểm ấy đã góp phần thể hiện thành công tình cảm , cảm xúc của nhà thơ như thế
Trả lời:
-Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:
- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.
- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.
- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
Đề bài: Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” nhà thơ Xuân Quỳnh viết: “ Tiếng gà trưa Có tiếng bà vẫn mắng Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt” Lời mắng của người bà trong khổ thơ trên thể hiện tình cảm gì dành cho cháu ? Èm có từng bị ông bà,cha mẹ hay thầy cô mắng không? Em cảm nhận được điều gì từ những lời mắng ấy?
Tình cảm thương cháu của người bà chỉ mong cháu mình sau này sẽ xinh đẹp
- em đã từng bị ông bà mắng
-lời mắng của ông,bà là lời mắng yêu chỉ muốn cháu mình sau này lớn lên sẽ đẹp,cháu mình ngoan hơn và muốn cháu nên người....
Viết đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp"
tham khảo
Người chiến sĩ trên chặng đường hành quân xa khi dừng chân bên thôn xóm. Bỗng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc và nhớ về kí ức và tuổi thơ đẹp đẽ bên người bà thân yêu. Đó là tiếng bà mắng khi cháu xem trộm gà đẻ, hình ảnh bà lo lắng khi trời rét lo cho đàn gà. Những hình ảnh trên đã sống lại trong người chiến sĩ về hình ảnh người bà thân yêu và hết mực yêu thương người cháu của mình. Người bà luôn chăm lo đàn gà, vất vả tần tảo sớm hôm để nuôi cháu trưởng thành như ngày hôm nay. Trong lòng người cháu bỗng tuôn trào cảm xúc và sự biết ơn những hy sinh cao cả từ người bà thân yêu.Tiếng gà gáy và hình ảnh người bà đã thôi thúc và trở thành động lực để người cháu chiến đấu vì lòng yêu đất nước, vì xóm làng thân thuộc, vì người bà và vì những kỉ niệm tuổi thơ đã từng gắn bó. Tiếng gà trưa lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, kể lại những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng, xúc động trong tâm hồn người đọc. Bài thơ cũng chính là tình yêu của người cháu đối với người bà, đồng thời là tình yêu làng xóm yêu quê hương đất nước của người cháu.
Tham khảo:
Có lẽ đi cùng với tuổi thơ của nhiều người. Từ trước đến nay, tiếng “bà” vẫn luôn là một tiếng nói hết sức bình dị và thân thương. Nó chan chứa nhiều loại cảm xúc, trìu mến, dịu dàng mà thấm đẫm trong tim của mỗi người đọc, mỗi người nghe. Bà vốn dĩ là một người rất đặc biệt - người mang những giấc mơ của cháu qua tiếng quạt gió mát. Bà mang theo ước mơ, theo hi vọng cho cháu qua từng câu chuyện cổ tích đầy mơ mộng nhưng cũng chất chứa bao nhiêu điều nhân văn. Bằng thể thơ tự do năm chữ, tác giả cho em đi qua từng kỉ niệm đẹp về tình bà cháu của anh chiến sĩ và người bà của mình. Cho em thấy được lòng yêu nước nồng nàn của anh chiến sĩ. Dòng cảm xúc trong em lại càng ùa về khi từng câu chữ của bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc
thời thơ ấu sống trong tình yêu thương tuy giản dị nhưng lại vô cùng to lớn của bà của người bà. Những lần bị bà la mắng “yêu” một cách chân thật, tuy mắng nhưng có thể thấy được rõ ràng hơn tình yêu của bà dành cho người cháu của mình. Qua từng nét miêu tả của Xuân Quỳnh, em lại càng thêm khâm phục những người chiến sĩ đã chiến đầu vì cách mạng và hơn nữa là những thanh âm kỉ niệm gợi lên trong em hình ảnh về tình bà cháu đẹp đẽ đến nao lòng.quả thật là một bài thơ giàu cảm xúc và dạt dào những tình cảm đáng quý.
Giải thích vì sao đẻ con lại được xem là hình thức sinh sản hoàn chỉnh so với đẻ trứng?
Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
“Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng”
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Trong khổ thơ đầu tiên có mấy đại từ?
2
3
4
5
Cho đoạn thơ:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.
(Trích "Tiếng gà trưa"- Xuân Quỳnh)
Anh chiến sĩ đã kể lại kỉ niệm nào trong đoạn thơ này? Tại sao anh chiến sĩ lại nhớ nhất kỉ niệm này?
Help me với, mình đang cần gấp.
Kỉ niệm về việc nhìn gà đẻ và bị bà mắng; bà chắt chiu, dành dụm từng quả trứng để bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu.
Vì anh xúc động và thương nhớ bà của mình nên đây là kỉ niệm anh nhớ nhất.
Cho đoạn thơ:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.
(Trích "Tiếng gà trưa"- Xuân Quỳnh)
Câu 3: Em hiểu từ "chắt chiu" ở đây như thế nào? Qua đó em hiểu được điều gì về người bà?
nhanh giúp mình nhé! Mình đang cần gấp
chắt chiu có nghĩa là chịu khó,tiết kiệm
Chắt chiu nghĩa lành dành dụm từng chút một . Qua đó ta thấy người bà là một người thương cháu dành dụm để mua cho cháu bộ áo mới