Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
lỗ ngân giang
Xem chi tiết
:3
20 tháng 4 2020 lúc 22:04

Bạn ơi phải có hình chứ nếu ko thì bạn phải đưa bài mấy và trang nào chứ ?

??

:)

Khách vãng lai đã xóa
•  Zero  ✰  •
20 tháng 4 2020 lúc 22:12

Khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hóa rất đa dạng.

Thứ nhất là sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam

Đi từ Bắc xuống Nam, Bắc Mĩ có các vành đai khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới. Trong đó, kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.

Nguyên nhân: Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc – nam

Thứ hai là sự phân hóa khí hậu theo chiều Tây – Đông

Lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

Nguyên nhân: Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông – tây.

Ngoài ra, Bắc Mĩ còn có sự phân hóa khí hậu theo độ cao. Điều này được thể hiện rõ ở miền núi trẻ Cooc – đi- e.

Hok Tốt !

# mui #

Khách vãng lai đã xóa
cảnh phúc nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hoan
Xem chi tiết
thien pham
20 tháng 2 2022 lúc 8:52

Ở miền Bắc và ở phía tây Bắc Mĩ dân cư quá thưa thớt chủ yếu là do miền Bắc giá lạnh, phía tây là núi non hiểm trở (dải núi Coóc-đi-e)., khí hậu khô hạn

Tham khảo:

Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố không đồng đều. Nếu như ở miền Nam  và phía Đông dân cư đông đúc thì ở miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt.

Sở dĩ dân cư lại thưa thớt ở hai khu vực đó là do yếu tố điều kiện tự nhiên và thời tiết không thuận lợi.

Ở miền Bắc thì có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng.Ở phía Tây thì có núi non rất hiểm trở của hệ thống núi Cooc –di – e. Do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn.

=>Ở hai khu vực này dân cư thưa thớt.

☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
20 tháng 2 2022 lúc 8:52

Tham khảo

Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố không đồng đều. Nếu như ở miền Nam và phía Đông dân cư đông đúc thì ở miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt.

Sở dĩ dân cư lại thưa thớt ở hai khu vực đó là do yếu tố điều kiện tự nhiên và thời tiết không thuận lợi.

Ở miền Bắc thì có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng.Ở phía Tây thì có núi non rất hiểm trở của hệ thống núi Cooc –di – e. Do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn.

=>Ở hai khu vực này dân cư thưa thớt.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Các sông và hồ chính ở Bắc Mỹ.

+ Sông lớn: Xanh Lô-răng, Mi-xi-xi-pi, Ri-ô Gran-đê,...

+ Hồ: vùng Hồ Lớn gồm 5 hồ (hồ Thượng, Hu-rôn, Mi-si-gân, Ê-ri và Ôn-ta-ri-ô).

- Đặc điểm phân bố mạng lưới sông ngòi của Bắc Mỹ:

+ Mạng lưới sông khá dày đặc và phân bố khắp lãnh thổ.

+ Chế độ nước sông khá đa dạng do được cung cấp nước từ nhiều nguồn: mưa, tuyết và băng tan.

Phùng Thùy Trang
Xem chi tiết
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 20:20

2.

Nhận xét: 

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm đều có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.

 + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C).

 + Nhiệt độ trung bình tháng I: cũng tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 13,30C, Huế: 19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C)

 + Nhiệt độ trung bình tháng VII: cao nhất ở khu vực miền Trung (Huế: 29,4; Quy Nhơn: 29,70C), khu vực miền Nam và Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao trên 270C (Lạng Sơn: 270C, Hà Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C).

- Giải thích:

 + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.

 + Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm.

 + Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt.

Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,90C).

Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 20:21

3.

Nguyên nhân miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước là do:

- Thứ nhất miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là một vùng núi thấp, hướng vòng cung, mở rộng về phía bắc và đông bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng.

- Thứ hai miền nằm ở vị phía Bắc - là nơi đầu tiên và trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng) với một mùa đông kéo dài nhất cả nước (đến sớm và kết thúc muộn).

- Thứ ba là do vị trí tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến nên ít nhận được bức xạ Mặt Trời nhất so với hai miền còn lại.

 
Anh Quân Dương
Xem chi tiết
Trần Phương Hạnh
Xem chi tiết
nguyễn thuỳ trang
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 22:15

1. Tỉ lệ dân thành thị của Bắc Mỹ năm 2020:

   Tỉ lệ dân thành thị của Bắc Mỹ vào năm 2020 dao động tùy theo quốc gia cụ thể trong khu vực. Tuy nhiên, tổng quan, nhiều quốc gia ở Bắc Mỹ có tỷ lệ dân thành thị cao. Một số ví dụ điển hình bao gồm:

   - Hoa Kỳ: Tỉ lệ dân thành thị của Hoa Kỳ vào năm 2020 là khoảng 82%. Đây là một tỷ lệ rất cao, cho thấy sự tăng trưởng đáng kể của các đô thị và khu vực thành thị trong nước này.

   - Canada: Canada cũng có tỷ lệ dân thành thị cao, ở mức khoảng 81% vào năm 2020. Dân số tập trung chủ yếu trong các thành phố lớn như Toronto, Vancouver và Montreal.

   - Mexico: Tỉ lệ dân thành thị của Mexico vào năm 2020 là khoảng 84%. Đây là một con số ấn tượng cho thấy quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Mexico.

2. Nguyên nhân của thực trạng đó:

   Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ dân thành thị cao ở Bắc Mỹ:

   - Tăng trưởng kinh tế: Bắc Mỹ là một trong những khu vực giàu có trên thế giới, với nền kinh tế phát triển. Sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào các khu vực thành thị và thu hút người dân từ các vùng nông thôn đến sống và làm việc ở các đô thị.

   - Cơ hội việc làm: Các đô thị ở Bắc Mỹ thường có nhiều cơ hội việc làm hơn so với các vùng nông thôn. Điều này tạo sự hấp dẫn đối với người dân muốn cải thiện chất lượng cuộc sống và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp.

   - Hạ tầng và dịch vụ công: Các thành phố và đô thị ở Bắc Mỹ thường có hạ tầng và dịch vụ công phát triển tốt, bao gồm giáo dục, y tế và giao thông. Điều này làm cho cuộc sống ở đô thị thuận lợi hơn và hấp dẫn đối với người dân.

   - Thay đổi xã hội và văn hóa: Các yếu tố xã hội và văn hóa như sự tiến bộ, sự thay đổi trong lối sống và giá trị cá nhân cũng có thể đóng vai trò trong việc người dân chọn sống ở thành thị.

   - Nhu cầu công việc đặc biệt: Một số công việc đặc biệt, như công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tài chính và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thường tập trung ở các đô thị, dẫn đến sự tập trung của người lao động vào các thành phố lớn.

22 - Văn phong - 9A
Xem chi tiết