Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết

Công chúa Song ngư
6 tháng 3 2019 lúc 19:06

liệu người đấy có yêu mày ko

lonely queen
7 tháng 3 2019 lúc 20:16

vậy thì cưới luôn đi sợ j

Hop Dao
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thương Hoài
13 tháng 11 2023 lúc 15:37

  Quê hương là cái nôi của mỗi con người, là hình ảnh thân thương và gắn bó trong kí ức tuổi thơ, là nỗi khát khao được trở về khi trưởng thành và hồi ức của tổi già. và là nơi hướng tới khi lúc rũ bụi trần.

      Những dòng sông lấp lánh ánh trăng vàng óng ánh mỗi đêm cùng tiếng nước vỗ bì bạch bên mạn thuyền thật thi vị biết bao nhiêu. Trên triền đê, những lũy tre xanh mướt, uốn lượn quanh co men theo con sông trà lý làm dịu mát trái tim tôi giữa những trưa hè oi ả.

      Tôi nhớ những buổi được nghỉ học hồi bé, tôi lon ton chạy theo mẹ ôm những bó lúa mới gặt lên bờ cho cha tôi bó lại thành bó to để chở về. Mùi hương lúa mới cứ thoang thoảng theo gió đọng lại tâm hồn một dư vị nồng nàn khó phai.  Gặt xong cánh đồng chỉ còn lại những gốc rạ nỏ giòn. Lúc này lũ trẻ con chúng tôi tung tăng chạy trên đó thả diều mà chả lo gì bị mắng vì giẵm lúa làm lúa nát cả. Vừa chạy vừa cười một cách khoái chí, như thể thế giới này là của riêng chúng tôi vậy.

Nghịch chán chúng tôi lại gim dây diều vào một chiếc cọc tre trên bờ ruộng cho diều khỏi bay để đi lấy cỏ để gà chơi chọi cỏ gà. Chân tay đứa nào cũng dính đất cát và quần áo thì toàn là những vạt cỏ may găm đầy. Những thứ rất đỗi dung dị ấy lại là hình ảnh đẹp đẽ của quê hương trong trái tim tôi là động lực để tôi phấn đấu và vượt qua nhiều lo toan và cám dỗ đời thường!

   

 

 

Trần Mai Phương
Xem chi tiết
Diệu Huyền
31 tháng 10 2019 lúc 12:16

Câu 1:Sự chuyển biến của nền nông nghiệp thời Lý

- Ruộng đất trong cả nước trên danh nghĩa đều thuộc quyền sở hữu của vua. Nhưng thực tế, phần lớn ruộng đất lại do nông dân canh tác. Hằng năm, dân làng chia nhau ruộng đất công để cày cấy và nộp thuế cho nhà vua.

- Vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ hoặc phong cấp cho con cháu, những người có công, làm các đền chùa.

- Nhà nước có những biện pháp khuyến khích nông nghiệp phát triển:

+ Cày tịch điền

+ Khẩn hoang, đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê phòng ngập lụt.

+ Cấm giết hại trâu, bò.

- Nhiều năm mùa màng bội thu:

+ Năm 1016 (triều Lý Thái Tổ).

+ Năm 1030, 1044 (triều Lý Thánh Tông)

+ Năm 1131 (triều Lý Nhân Tông)

+ Năm 1139, 1140 (triều Lý Anh Tông)

Câu 2: - Thủ công nghiệp rất phát triển với những nghề:

+ Uơm tơ, dệt lụa, làm gốm, đồ trang sức, làm giấy, in bản gỗ, …

+ Nhiều công trình: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định).

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
31 tháng 10 2019 lúc 12:18

Câu 3:

So với thời Đinh - Tiền Lê, sự phân biệt đẳng cấp ở thời Lý đã sâu sắc hơn, sự phân biệt giàu - nghèo cũng rõ ràng hơn.

- Giai cấp bóc lột: tăng lên về số lượng. Những hoàng tử, công chúa, quan lại hay một số ít dân thường có nhiều ruộng đất đều trở thành địa chủ.

- Giai cấp bị bóc lột: những người nông dân chiếm đa số trong xã hội nhưng lại bị địa chủ bóc lột và chèn ép. Người nông dân nghèo phải cày ruộng, nộp tô cho địa chủ, có người phải rời bỏ quê hương đi khai hoang, lập nghiệp ở nhiều nơi.

Câu 4:

* Giáo dục:

- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học, sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong cả nước, tổ chức thêm một số kì thi.

=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

* Văn hóa:

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Tư tưởng:

+ Phật giáo phát triển thịnh trị, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi, nhiều công trình Phật giáo nổi tiếng ra đời.

+ Nho giáo đã được du nhập vào từ trước, tuy nhiên chưa được phát triển rộng rãi.

+ Đạo giáo: tiếp tục duy trì và phát triển.

- Nghệ thuật: Hát chèo, múa rối nước đều phát triển. Dàn nhạc có trống, đàn, sáo, nhị.

- Đời sống tinh thần: nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa. Nhiều trò chơi dân gian như đá cầu, vật, đua thuyền rất được ham chuộng. Mùa xuân, khắp nơi đều mở hội.

- Kiến trúc, điêu khắc: rất phát triển. Các công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo.

+ Nhiều công trình nghệ thuật nổi tiếng và đặc sắc được xây dựng như: Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên (Thăng Long), tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh),…

+ Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật, các hình trang trí rồng, bệ đá hình hoa sen,… Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến ở thời Lý.

+ Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo, linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long.

Chúc bạn học tốt!
Khách vãng lai đã xóa
Phan Thị Huệ Phương
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 11 2018 lúc 13:21

Chọn đáp án: C

tieu yen tu
Xem chi tiết
luu hong diem
1 tháng 6 2019 lúc 21:57

Yêu em từ cái nhìn đầu tiên

Vi Anh
1 tháng 6 2019 lúc 21:58

tại sao boss muốn cưới tôi

Đ𝐚𝐧𝐧 𝐋ê
1 tháng 6 2019 lúc 22:00

KO ĐĂNG CÂU LINH TINH LÊN DIỄN ĐÀN

mik ko có

nhưng có truyện

mở vào mangatoon

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
14 tháng 10 2023 lúc 18:07

Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét qua màu xanh của nước, màu bạc của cá, màu trắng của cánh buồm, con thuyền như những con tuấn mã mạnh mẽ ra khơi… Đó là tất cả những gì thuộc về làng quê ven biển, những đường nét, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng. Phải là người gắn bó sâu nặng, yêu quê tha thiết thì mới có những cảm nhận chính xác đến vậy. Không chỉ có nhìn nhận bằng mắt mà chất quê hương còn được cảm nhận bằng vị giác “mùi nồng mặn”, đó là mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người, một hương vị đặc trưng của quê hương miền biển. Câu cảm thán cuối bài như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình “tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 12 2023 lúc 12:15

Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét qua màu xanh của nước, màu bạc của cá, màu trắng của cánh buồm, con thuyền như những con tuấn mã mạnh mẽ ra khơi… Đó là tất cả những gì thuộc về làng quê ven biển, những đường nét, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng. Phải là người gắn bó sâu nặng, yêu quê tha thiết thì mới có những cảm nhận chính xác đến vậy. Không chỉ có nhìn nhận bằng mắt mà chất quê hương còn được cảm nhận bằng vị giác “mùi nồng mặn”, đó là mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người, một hương vị đặc trưng của quê hương miền biển. Câu cảm thán cuối bài như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình “tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 12 2023 lúc 22:04

- Nói với con thể hiện tình cảm của người cha với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng: những người dân tộc thiểu số, những người sống trong hoàn cảnh khó khăn.