câu thơ nào thể hiện rõ nhất cách sống đẹp mà nhà thơ muốn nhắn nhủ.Câu thơ ấy khiến em nhớ tác phẩm nào trong chương trình ngữ văn 9 cũng có cùng chủ đề với bài thơ này(bài tập về mùa xuân nho nhỏ)
Mùa xuân luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Thanh Hải cũng góp vào đề tài này thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ.
1. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.
2. Trong khổ đầu, tác giả đã đón nhận mùa xuân về với “ dòng sông xanh” , “bông hoa tím biếc”, “con chim chiền chiện”, “giọt long lanh” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, đảo ngữ “mọc” giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?
3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong hai câu thơ:
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”.
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
1,
- Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" được sáng tác theo thể thơ thất ngôn
- Hai tác phẩm khác: Ánh trăng, Sang thu
2,
- Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận mùa xuân với “dòng sông xanh", “bông hoa tím", "từng giọt long lanh rơi" bằng những giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác
- đảo ngữ 'mọc' đứng đầu câu như một sự đột hiện, sự ngạc nhiên vui thú trước tín hiệu xuân về, đồng thời nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của mùa xuân.
3,
“Ơi” là từ cảm thán biểu đạt sự xúc động bồi hồi khi nghe tiếng chim chiền chiện hót. Tiếng chim hót như khúc nhạc đồng quê. Hai tiếng “hót chi” rất gợi cảm, là cách nói dịu ngọt của con người cố đô. Âm thanh rộn rã của tiếng chim gợi một nét vui. Qua tiếng chim hót, ta cảm nhận được cái không khí rộn ràng, cái mênh mông trong sáng của bầu trời xuân. Ta cảm được tấm lòng hồn hậu của người con xứ Huế.
Câu 1: Bài thơ được viết về đề tài nào?Nêu tên một bài thơ của các tác giả khác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về đề tài này, ghi rõ tên tác giả của từng bài thơ đó.
Câu 2: Tìm các câu thơ có biện pháp tu từ so sánh và phân tích tác dụng của một phép so sánh trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ "Quê hương"
Câu 3: Tìm các câu thơ có biện pháp tu từ nhân hoá trong khổ thơ thứ 3 và nêu tác dụng
Cứuuu vsss sắp hết h rrrr, plsss
1. Bài thơ được viết theo đề tài quê hương đất nước. Bài thơ đã học cũng viết về đề tài này: Lòng yêu nước, Quê hương (Đỗ Trung Quân)...
2. Hình anh so sánh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Em tham khảo tác dụng:
+ Biện pháp so sánh con thuyền ra khơi “hăng như con tuấn mã” gợi lên hình ảnh con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe ( tuấn mã) đang phi. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn, sự mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi.
+ Biện pháp so sánh ở câu“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể hữu hình, quen thuộc (cánh buồm) với một hình ảnh trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng (mảnh hồn làng). Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm không chỉ trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng cho đời sống tâm linh, đầy ý nghĩa của người dân làng chài.
3. Khổ 3 em xem lại nha, ko có BPTT nhân hóa á.
Kể tên một văn bản đã học trong chương trình THCS cũng có cùng thể thơ với bài thơ trên và cho biết tên tác giả bài Mùa xuân nho nhỏ.
Dựa vào khổ thơ đầu(6 dòng đầu) của bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch, trong đó có sử dụng phép thế với chủ đề : vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy.
Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đồ sộ trong đó không thể không nhắc đến thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm đã thể hiện xuất sắc hình ảnh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế mộng mơ. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ nhất. Ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, người đọc như say sưa, miên man trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp "Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc". Tác giả đã thật tài tình khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. Điều này vừa tạo nên một sự sáng tạo, độc đáo, vừa như cho người đọc thấy hình ảnh của những bông hoa tím biếc đang mọc giữa dòng sông. Ôi! Thật là lãng mạn! Màu tím như là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế, màu tím ấy cũng đem đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản đến nhường nào. Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục sử dụng những hình ảnh hết sức giản dị, đặc trưng của xứ Huế "con chim chiền chiện" hơn nữa lại được kết hợp với từ mang tính gọi đáp "ơi". Bên cạnh đó, câu thơ cuối cùng "Tay tôi đưa tôi hứng", đã thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Thanh Hải đón nhận lấy tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên bằng tất cả trái tim. Hẳn là phải yêu Huế lắ thì tác giả mới có thể vẽ lên một bức tranh đẹp đến thế. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc những áng thơ đẹp đến thế này!
Phần II. Tự Luận
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
a. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Của tác giả nào?
b. Trong chương trình ngữ văn 9 cũng có một bài thơ thể hiện ước muốn cống hiến của tác giả với quê hương, đất nước. Đó là bài thơ nào?
c. Cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
a. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
b. Trong chương trình ngữ văn 9 cũng có một bài thơ thể hiện ước muốn cống hiến của tác giả với quê hương, đất nước. Đó là bài thơ mùa xuân nho nhỏ.
c. Cảm nhận về đoạn thơ trên.
- Tình cảm của tác giả khi đứng giữa lăng Bác mà nghĩ đến cảnh ngày mai phải xa lìa mà bịn rịn, trào dâng niềm xúc động khôn nguôi “thương trào nước mắt”.
- Lời nói tha thiết, chân thành, nỗi đau thương không nói thành lời.
- Ước nguyện thành kính, tự nguyện của tác giả qua điệp từ “muốn làm”. Tác giả mong muốn hóa thân thành những vật xung quanh để quây quần bên Người, giữ cho Người giấc ngủ yên bình giữa dòng đời biến động: “con chim”, “đóa hoa” , “cây tre”. Hình ảnh cây tre xuất hiện cuối bài là phẩm chất bao đời của con dân nước Việt.
- Lời thơ mang cảm xúc chân thành, ước muốn giản dị.
Hãy viết một đoạn văn Khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân và cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải được thể hiện trong khổ thơ đầu của bài thơ mùa xuân nho nhỏ trong đoạn văn có sử dụng câu chứa thành phần khởi ngữ và phép nối (gạch chân,ghi chú thành phần khởi ngữ, phép nối)
Bằng đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 10 câu, em hãy phân tích khổ thơ cuối bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". Trong đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến, khởi ngữ (chỉ rõ)
- Bài thơ khép lại bằng những giai điệu dân ca xứ Huế ngọt ngào, đằm thắm và trữ tình. Những câu thơ như nhịp láy lại của khúc ca xuân nghe dịu dàng, đằm thắm.
+ Khúc nhạc "Nam ai" da diết, buồn thương quyện hòa cùng giai điệu "Nam bình" dịu ngọt, êm ái.
+ Giai điệu dịu ngọt hòa cùng "nhịp phách tiền" tươi vui, giòn giã khép lại để lại những dư âm về cuộc sống mới và sức sống mới của dân tộc.
- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ giàu sức gợi.
-Những lời kết thúc như một khúc hát ca ngợi mùa xuân.
Em có suy nghĩ về tâm nguyện của nhà thơ được thể hiện trong đoạn thơ bài Mùa xuân nho nhỏ ( trình bày khoảng 7-8 câu)
Refer:
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ hay nó chính là nỗi lòng của tác giả, nói lên ước mơ, khát khao của tác giả Thanh Hải muốn cống hiến sức lực, trí tuệ của mình để xây dựng đất nước.Ước mơ được cống hiến, mãi cống hiến, được thấy mình còn có ích, giúp ích cho cuộc đời dù chỉ là một cái gì đó “nho nhỏ”. Dù là tuổi hai mươi trẻ trung, phơi phới, tràn trề năng lượng, nhiệt huyết hay là khi tóc đã điểm hoa râm, đôi chiếc bạc, thân thể đã yếu ớt, cơ bắp và thớ thịt đã không còn cứng chắc, thì ước muốn được cống hiến vẫn còn vẹn nguyên trong tim tác giả.Tác giả mong muốn được làm bông hoa toả ngát hương ,con chim mang tiếng hót và nốt trầm xao xuyến để hiến dâng nhưng không làm mất đi nét riêng của mỗi người .Đó thực sự là lời tâm niệm chân thành, tha thiết, khiêm nhường và khát khao được cống hiến phần tinh tuý nhất của mình làm đẹp thêm mùa xuân của quê hương, xứ sở mà không bị giới hạn bởi thời gian, tuổi tác.Dường như ước nguyện nhỏ bé khiêm nhường ấy không còn là của riêng Thanh Hải mà đã trở thành tiếng lòng chung của nhiều người .Bởi vậy mà đọc xong bài thơ em muốn tự hỏi mình một điều giản dị :
“Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình !”
Câu thơ: “Sương chùng chình qua ngõ” sử dụng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó? Chép một câu thơ hoặc một khổ thơ khác trong một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng có cách sử dụng như vậy? (ghi rõ tên tác giả,, tác phẩm).
Sử dụng phép tu từ nhân hóa.
Tác dụng:
- Làm cho hành động của sự vật "sương" trong cách diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
- Thể hiện sâu sắc sự cố ý chậm lại của sương, không đi nhanh chóng vội vã mà từ từ đến với đất trời cùng mùa thua.
Một câu thơ: Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng (Trong "Viếng lăng Bác" nói về đức tính cây tre).