Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Kể tên một văn bản đã học trong chương trình THCS cũng có cùng thể thơ với bài thơ trên và cho biết tên tác giả bài Mùa xuân nho nhỏ.
Ở bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng , người cháu nhớ lại:
….” Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…
rồi trở về thực tại:
” Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”
( Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2.”Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành đói mòn đói mỏi có tác dụng gì?
3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)
4. Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.
Câu 2. (1,5 điểm)Trong các bài thơ Việt Nam hiện đại được học trong chương trình Ngữ Văn 9 tập I, những bài thơ nào có xuất hiện hình ảnh vầng trăng – người lính? Hãy chép lại những câu thơ ấy
Trong chương trình Ngữ văn 9, có bài thơ cũng có hình ảnh con chim, bông hoa. Chép nguyên văn những câu thơ mang hình ảnh đó? Cho biết đó là bài thơ nào, của ai?Theo em điểm chung về nghệ thuật của hai bài thơ đó là gì
Câu 1 (1,5 điểm)
“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam, Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015, tr.96)
1. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
2. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn: Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
Câu 2 (2,5 điểm)
Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 đến 12 câu về chủ đề: Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam.
Câu 3 (6,0 điểm)
Cùng bày tỏ về lẽ sống, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải thì ước nguyện làm “Một mùa xuân nho nhỏ / Lặng lẽ dâng cho đời”, còn trong bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương lại dặn con: “Con ơi tuy thô sơ da thịt / Lên đường / Không bao giờ nhỏ bé được / Nghe con”. Em có suy nghĩ gì về những lẽ sống được thể hiện qua những câu thơ trê
Câu 1: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác năm nào? *
A. 1975
B. 1976
C. 1980
D. 1985
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”: *
A. Là lời ca ngợi bức tranh mùa xuân tươi đẹp.
B. Là tiếng lòng tha thiết yêu mến gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được công hiến cho đất nước, gớp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
C. Là khát vọng được sống cống hiến cho đời.
D. Là lời ngợi ca mùa xuân tươi đẹp và khát vọng được bảo vệ, xây dựng đất nước.
Câu 3: Biện pháp tư từ nào được sử dụng trong 2 câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng” *
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Câu 4: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được được sáng tác theo thể thơ: *
A. Tự do 5 chữ
B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn tứ tuyêt
D. Lục bát
Câu 5: Cảm xúc nào của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ: “Đất nước bốn ngàn năm. Vất vả và gian lao. Đất nước như vì sao. Cứ đi lên phía trước” *
A. Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống
B. Lạc quan, tin tưởng, hi vọng về tương lai đất nước
C. Khao khát được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời
D. Say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
Chép lại chính xác những câu thơ trong một bài thơ thơ khác mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng có hình ảnh con thuyền ra khơi đầy hứng khởi
Chính Hữu viết bài thơ Đồng chí để “tặng người bạn nông dân” của mình. Trong chương trình Ngữ văn THCS, em còn được học một bài thơ khác cũng viết về tình bạn. Đó là bài thơ nào? Của ai?