Nêu tình hình kinh tế xã hội chính trị ơ đông nam á?
Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Á
Tại sao khu vực tây nam á luôn trong tình trạng bất ổn về kinh tế và chính trị
Tình hình chính trị ở Tây Nam Á không ổn định vì rất nhiều nguyên nhân, có thể dẫn ra một số nguyên nhân chính như sau:- Vị trí địa lý của Tây Nam Á : Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế ( ngã ba của 3 châu lục Á - Âu - Phi ) và giáp các biển: Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, Biển Ca-xpi, vịnh Pec-xich. --> Vị trí chiến lược quan trọng.- Giàu khoáng sản, nhất là dầu mỏ, tài nguyên thiên nhiên giàu có- Lịch sử Tây Nam Á phức tạp: từng bị Thực dân Anh đô họ hơn 200 năm.- Tình hình kinh tế - xã hội bị chi phối nhiều bởi các tôn giáo của các dân tộc khác nhau cùng sống trên lãnh thổ Tây Nam Á --> mất ổn định, thường xuyên diễn ra mâu thuẫn nặng nề.
1 like nha
# Về chính trị: có nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do:
- Vị trí địa lý của Tây Nam Á: Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế (ngã ba của 3 châu lục Á - Âu - Phi) và giáp các biển như Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, Biển Caspi, vịnh Ba Tư,... Cho nên có thể nói là khu vực này có vị trí chiến lược quan trọng(*) - Có trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm hơn 50% so với thế giới (1)
=> Khu vực Tây Nam Á là nguồn cung cấp dầu mỏ chính cho toàn thế giới (2)Từ (1) và (2) => Tây Nam Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc. - Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố, nguyên nhân là: + Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên. + Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan. => Tình trạng đói nghèo ngày càng tăng.
# Về kinh tế: những lí do tiêu cực trên đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của các nước Tây Nam Á
Chú thích: (*) Phần in đậm là trả lời chính, còn phần chữ thường trong câu là giải thích thêm
P/S: Mình không chắc câu trả lời của mình đúng hết 100%, nhưng bạn có thể lấy tham khảo.
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia...
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.
Câu 1: Xã hội phong kiến ở Châu Âu đã được hình thành như thế nào ?
Câu 2: Thế nào là lãnh địa phong kiến ? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa.
Câu 3: Vì sao xuất hiện thành thị trung đại ? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa ?
Câu 4. So sánh giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại.( so sánh về kinh tế, hình thức sản xuất và xã hội )
Kinh tế | Lãnh địa phong kiến | Thành thị trung đại. |
Hình thức sản xuất | ||
Xã hội |
Câu 1: Xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành như sau:
- Người Giéc-man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất châu Âu
- Sau khi chiếm được, họ lập nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô-ma cũ rồi chia phần nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự
- Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc
Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất, vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô
XHPK ở Châu Âu hình thành
Câu 2: Lãnh địa phong kiến là vùng đất riêng của mỗi lãnh chúa phong kiến. Đây cũng là đơn vị chính trị kinh tế cơ bản thời XHPK
Câu 3: XHPK khác thành thị trung đại ở phương diện kinh tế, giai cấp ở các điểm sau:
a. Kinh tế
+ Kinh tế ở XHPK là nền kinh tế tự cấp, nông nô tự làm và tự sử dụng những gì mình làm ra
+ Thành thị trung đại là nền kinh tế có sự trao đổi, mua bán ở nơi đông người
b. Giai cấp
+ Ở XHPK chỉ có 2 giai cấp là lãnh chúa phong kiến và nông nô
+ Ở Thành thị trung đại có thêm thợ thủ công và thương nhân
dựa vào sự hiểu biết của mình em hãy cho biết tại sao một số quốc gia tây nam á lại trở nên giàu có tuy nhiên tình hình chính trị của tây nam á lại không ổn định
ở một số quốc gia tây nam á lại trở nên giàu là vì ở đó có nguồn khoáng sản phong phú như: sắt , đồng , vàng, kim cương,....
tình hình chính trị mình ko bt=))
PHẦN II TỰ LUẬN:
Câu 1. Nêu những đặc điểm chung nổi bật của địa hình Việt Nam. Địa hình đồi núi có lợi thế và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
- Lợi thế và khó khăn của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta cần tư duy thực tế xem có thể phát triển được những ngành gì?
Câu 2. Trình bày đặc điểm lãnh thổ nước ta. Hình dạnh lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải nước ta?
Tham khảo
1]Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Thuận lợi: . • Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa.
• Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
• Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi.
• Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...)
. • Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...
Khó khăn: . • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.
• Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất. • Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. • Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô. • Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.
2]Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta:
(Hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km). - Đối với các điều kiện tự nhiên: + Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây.Cho biết tầm quan trọng của các quốc gia Tây Nam Á đối với nền kinh tế thế giới là gì?
Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Vị trí địa lí, chính trị quan trọng.
Nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Nền kinh tế phát triển nhanh.
Em có nx j về tình hình chính trị,xã hội nước ta TK XVI—XVII
- Tình hình chính trị, xã hội mất ổn định, rối ren, chính quyền phong kiến trung ương suy yếu, mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc => Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra.
- Chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các phe phái, các tập đoàn phong kiến (chiến tranh Nam - Bắc, chiến tranh Trịnh - Nguyễn).
- Các cuộc chiến tranh để lại những hậu quả nghiêm trọng: Nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt, kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và sự tổn hại cho sự phát triển của đất nước.
Trình bày những thuận lợi, khó khăn của địa hình đồi núi, đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Đối với phát triển kinh tế – xã hội:
*Thuận lợi:
-Đối với công nghiệp: Là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp.
+Dự trữ thuỷ năng để phát triển thuỷ điện.
+Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
-Đối với nông, lâm nghiệp:
+Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện để phát triển lâm nghiệp.
+Các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.
-Đối với du lịch: Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi để hình thành các điểm du lịch nổi tiếng.
*Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xẩy ra nhiều thiên tai gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế – xã hội (giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng…)