Bài 13. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyen Thi Bich Phuong
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 12 2016 lúc 23:11

Khi nghiên cứu sự vi phạm về chất lượng của nền kinh tế và nền sản xuất ở các nước đang phát triển, tôi nhận ra rằng nguyên nhân chính là ở các nước này, nhân quyền chưa được tôn trọng. Có rất nhiều sự việc cho thấy điều ấy. Tại sao có hiện tượng bỏ melamine vào sữa, tại sao có hiện tượng nhiễm độc thực phẩm? Bởi vì con người không được giáo dục về nhân quyền, bởi vì con người chưa được tôn trọng. Hiện nay, chúng ta vi phạm những lợi ích của nông thôn, nông dân để đổi lấy một sự nghiệp công nghiệp hoá không có thành tựu. Về cơ bản, người tạo ra toàn bộ vinh quang cho hoạt động xuất khẩu của người Việt vẫn là người nông dân và người công nhân bán chuyên nghiệp có nguồn gốc nông dân, đó là những lực lượng cửu vạn trùng trùng điệp điệp. Và chính cuộc di dân vĩ đại đến các xí nghiệp ấy đã tạo ra các sản phẩm xuất khẩu mà chúng ta kể thành tích là xuất siêu. Bây giờ thử tìm xem liệu có người đô thị nào chấp nhận đi làm thợ may xuất khẩu đế lấy 700 – 800 nghìn/tháng không? Không có. Giai cấp công nhân quốc doanh mà chúng ta vẫn tự hào không tạo ra bất kỳ sản phẩm gì để xuất khẩu, còn giai cấp công nhân tạo ra thành tựu đổi mới, tạo ra thành tích xuất khẩu là giai cấp công nhân cửu vạn, đó là giai cấp hình thành bằng sự tàn phá cơ cấu xã hội nông thôn. Chúng ta thử nghĩ xem, trong điều kiện khủng hoảng, người nông dân không kiếm được công việc ở các đô thị công nghiệp nữa thì họ biết về đâu? Họ không thể quay trở về các sân golf được. Phải nói thật rằng đấy là một tình cảnh đáng khóc. Nhìn sang nước Nhật, chúng ta có thể thấy thái độ đối với con người của họ rất khác. Người Nhật không có những dòng di cư ngược như vậy, người Nhật chín chắn đến mức họ tạo ra giai cấp công nhân gắn bó với xí nghiệp đến mức thoái hoá. Con người lưu luyến công ty đến mức mấy thế hệ như vậy thì tức là chất lượng nhân văn trong chính sách xây dựng các công ty phải rất lớn. Tuy sự gắn bó mấy thế hệ ấy là tiền đề của sự thoái hoá năng lực sáng tạo và họ buộc phải cải cách lại một chút, nhưng về mặt công nghệ con người là họ đúng.
Khi không tôn trọng nhân quyền và không giáo dục con người về nhân quyền thì người ta không thể sản xuất ra hàng hoá có chất lượng để phục vụ con người. Đã đến lúc chúng ta phải nhận thấy sự thiếu nhân quyền ảnh hưởng đến chất lượng của nền kinh tế và nền sản xuất như thế nào. Vì thế, học người Nhật, chúng ta còn phải học thái độ tôn trọng con người, tôn trọng nhân dân của họ. Điều này thể hiện rõ trong chính sách ưu tiên chất lượng hàng nội địa của Nhật Bản. Hàng nội địa Nhật Bản bao giờ cũng tốt hơn hàng xuất khẩu. Người Nhật ở nước ngoài thường về nước để mua đồ dùng. Thái độ, chính sách tôn trọng quyền ưu tiên của người sản xuất như vậy chúng ta không có. Người làm ra sản phẩm phải được ăn cái ngon nhất, dùng cái tốt nhất. Vì con người không quen sử dụng cái tốt nhất thì không thể sản xuất ra cái tốt nhất được. Trong lúc ô tô lắp ráp trong nước không bán được, chúng ta vẫn nhập khẩu những xe tốt cùng hãng ở nước ngoài về. Bởi vì Toyota xuất Mỹ khác Toyota xuất Châu Âu, Toyota xuất Châu Âu thì khác Toyota xuất Bắc Á, cuối cùng mới là Toyota xuất khẩu khu vực Đông Nam Á.

Chỉ nguyên một chính sách sai là tạo ra một dòng nhập khẩu, tức là tạo ra lỗ hổng để nhập siêu. Cho nên khắc phục nhập siêu không phải là kìm hãm hàng nhập khẩu, mà là ưu tiên những hàng hoá chất lượng được bán với giá hợp lý trong thị trường nội địa. Chú trọng xây dựng thị trường nội địa, chú trọng xây dựng nền kinh tế bản thể để tạo ra sự ổn định của đời sống xã hội chính một trong những cách thức quan trọng nhất tạo ra tiền đề căn bản để con người được tôn trọng.

Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 12 2016 lúc 23:11

Kết luận

Giai đoạn từ năm 2009 trở đi được coi là một giai đoạn nhiều thử thách đối với Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trước những khó khăn thách thức của khủng hoảng, của hội nhập quốc tế mà chúng ta không có một bộ máy đủ chuyên nghiệp, không có một tổ hợp kiến thức đủ chuyên nghiệp, không có một sự chuyển động linh hoạt đủ chuyên nghiệp thì chúng ta không thể ứng phó được, không thể thành công được. Cần phải nhận thức được đòi hỏi ấy. Để làm được điều đó, chúng ta không có cách nào khác ngoài một sự cải cách, đổi thay quyết liệt.
Chúng ta cần học hỏi những bí quyết, những bài học mà các quốc gia phát triển đi trước đã làm. Nhật Bản là một tấm gương, chúng ta học Nhật Bản để phát triển, và hơn thế, xây dựng mối quan hệ tốt với Nhật Bản chính là một trong những yếu tố giúp chúng ta cân bằng với các quan hệ quốc tế quan trọng và khó khăn khác trong khu vực.

Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 12 2016 lúc 23:10

Người Nhật có những đặc tính, những cách thức, những ưu điểm mà một dân tộc muốn phát triển không thể không có những thứ đó. Có thể nói, lịch sử hiện đại hoá nền chính trị, nền kinh tế và nền văn hóa Nhật Bản được tiến hành gần như song song hoặc nếu có chậm thì chỉ chậm hơn một chút so với việc thống nhất nước Mỹ. Còn ở Việt Nam chúng ta, mặc dù có Tự Đức là một vị vua tương đối tích cực, ông cũng có ý thức nhất định về việc đổi mới nền chính trị của đất nước, nhưng những đổi mới của ông mới chỉ là những dấu hiệu cải tiến về hình thức chứ chưa đạt đến sự thay đổi về bản chất. Trong khi đó, vua Minh Trị của Nhật Bản đã làm những cuộc cải cách lớn và triệt để cho nền chính trị Nhật Bản. Từ những cuộc cải cách này, Nhật Bản nhanh chóng vươn lên thành một cường quốc của thế giới. Đấy là một minh chứng cho thấy, chúng ta phải mạnh dạn nói rằng Việt Nam muốn ra khỏi tình trạng lạc hậu như hiện nay thì không có cách gì ngoài cải cách chính trị. Cho nên, học người Nhật trước hết là học tính quyết liệt trong cải cách đời sống chính trị, học sự dũng cảm của người Nhật trong cải cách chính trị theo hướng thừa nhận dân chủ.

Cải cách chính trị là động lực quan trọng nhất, cơ bản nhất, nền tảng nhất và quyết định nhất đối với toàn bộ tiến trình phát triển, và phải cải cách chính trị theo hướng dân chủ hoá một cách hợp lý. Tại sao tôi lại dùng chữ "hợp lý"? Bởi vì đấy là một việc đòi hỏi đầu tư rất tốn kém. Để có được nền chính trị tiên tiến, trước hết chúng ta phải đầu tư vào giáo dục, đầu tư vào việc xây dựng các thể chế, đầu tư vào việc cải cách các cơ sở hạ tầng cơ bản. Tất cả những việc ấy đều tốn kém cho nên chúng ta không thể làm ồ ạt được. Làm cho tiên tiến một khu vực nhưng trong khi đó không đầu tư thoả đáng để làm tiên tiến các khu vực khác thì các khu vực được ưu tiên ấy trở thành miếng mồi xâu xé và không chừng nó còn gây mất đoàn kết xã hội.

Nhiều người cho rằng, trong khi cải cách chính trị là cải cách ở tầng trên và bao giờ cũng chậm hơn ở dưới thì người dân phải biết lách luật để tạo ra những điều kiện cho sự thay đổi từ dưới lên, ví dụ khoán 10 là cách lách luật của người nông dân. Nhưng tôi cho rằng, đối với thân phận của một dân tộc, giải pháp phải có chiều dài lịch sử thoả đáng và phải dựa trên những nguyên lý triết học thoả đáng. Không thể tạo ra một lộ trình phát triển ổn định của một dân tộc bằng cách nhặt những yếu tố hợp lý mà nhân dân nghĩ ra. Những sự lách luật như vậy có thể đạt được một số kết quả có tính chất thực dụng, nhưng nó tàn phá nền văn hoá tôn trọng nhà nước và pháp luật, nó tạo ra một xã hội cơ hội và vô kỷ luật. Nó biến nhà nước trở thành một kẻ chờ đợi sáng kiến xã hội và cung cấp một dịch vụ để hợp pháp hoá những cái đó, và gọi đấy là thành tựu chính trị. Làm sao gọi những thành tựu được tạo ra trong trạng thái vô chính phủ của đời sống xã hội là tiến bộ xã hội được? Nếu chúng ta tự hào vì việc ấy thì chính chúng ta tự xác nhận mình là những kẻ phản tiến bộ. Tại sao chúng ta lại có một hệ thống chính sách để chúng ta phải lách nó? Tại sao sự tiến bộ của chúng ta lại phải được tạo ra bằng cách phá vỡ kỷ luật nhà nước? Nếu xét về phương diện lý thuyết thì đấy là những giải pháp hoàn toàn không có giá trị phổ quát. Bởi đem so những lợi ích thu được từ việc lách luật với sự tàn phá hiệu lực của nhà nước, cái nào quan trọng hơn? Một dân tộc trên quy mô nhà nước cũng như trên quy mô các bộ phận nhân dân mà được đào tạo trong những tình huống vô kỷ luật như vậy thì nó phá vỡ tiêu chuẩn cao nhất của lịch sử phát triển văn minh nhân loại, đó là sự tôn trọng các trật tự công cộng. Vì thế, cải cách chính trị không phải được tiến hành bằng những sự lách luật, nó phải được hoạch định trên cơ sở những nghiên cứu khoa học và những mục tiêu cụ thể.

Nhiều người e ngại thừa nhận dân chủ thì mất dần giá trị, bản sắc của nền văn hoá của mình, mất cả quyền lãnh đạo của mình, đấy là sự suy nghĩ của những kẻ lười nhác.

Chúng ta đã thấy người Nhật không hề mất gì. Người Nhật trở thành một quốc gia phát triển nhờ sự dân chủ hoá xã hội của họ. Nếu không xác định được mục tiêu của cải cách chính trị ở Việt Nam là để dẫn tới dân chủ thì mọi cuộc cải cách, mọi sự đổi mới đều không có ý nghĩa. Dân chủ chính là xác lập những quy tắc công khai để kiểm soát quyền lực của nhà nước, bởi nếu nhà nước mà có quyền lực tuyệt đối thì mọi cố gắng đều không thể mang lại sự thay đổi nào đáng kể mà chỉ để giải quyết những vấn đề lặt vặt trước mắt mà thôi.

Tôi Là Lohal
Xem chi tiết
lê thiện thanh ngân
Xem chi tiết
Khánh Duy Hoàng
Xem chi tiết
Minh Hiếu
22 tháng 12 2016 lúc 21:11

ý nghĩa là ***** mẹ mày

Minh Hiếu
22 tháng 12 2016 lúc 21:55

mình xin lỗi

Helen Ngân
Xem chi tiết
Thư Soobin
2 tháng 12 2017 lúc 12:26

- Mối quan hệ giữa tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP với GDP/đầu người của các nước đó là: Các nước có tỉ trọng dịch vụ cao trong cơ cấu GDP thì GDP/đầu người cao. Trái lại, ở các nước có tỉ trọng giá trị dịch vụ thấp trong cơ cấu GDP thì GDP/đầu người cũng thấp.

Ngọc Hnue
10 tháng 11 2017 lúc 16:42

Em xem kĩ lại xem các câu hỏi này nằm trong bài nào, vì trong bài 13 không có bảng nào về tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước.

Satoshi
7 tháng 11 2018 lúc 8:31

- Mối quan hệ giữa tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP với GDP/đầu người của các nước đó là: Các nước có tỉ trọng dịch vụ cao trong cơ cấu GDP thì GDP/đầu người cao. Trái lại, ở các nước có tỉ trọng giá trị dịch vụ thấp trong cơ cấu GDP thì GDP/đầu người cũng thấp.

Helen Ngân
Xem chi tiết
Poon NT
Xem chi tiết
phạm nga
Xem chi tiết
Thư Soobin
2 tháng 12 2017 lúc 12:27

- Mối quan hệ giữa tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP với GDP/đầu người của các nước đó là: Các nước có tỉ trọng dịch vụ cao trong cơ cấu GDP thì GDP/đầu người cao. Trái lại, ở các nước có tỉ trọng giá trị dịch vụ thấp trong cơ cấu GDP thì GDP/đầu người cũng thấp.

Lưu Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Thanh Thúy Trần
Xem chi tiết
ân
24 tháng 11 2017 lúc 19:54

Dân cư: có dân số rất đông ,có nhiều số dân hơn dân số của các châu lục lớn khác ( Châu Phi, Châu Âu, Châu Mĩ)

Kinh tế:

-Sau chiến tranh thế giới thứ 2: nền kinh tế ở các nước Đông Á đều cạn kiệt => đời sống người dân rất cơ cực

- Ngày nay : kinh tế các nước và vùng lãnh thồ ở Đông Á có đặc điểm:

+ phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao

+ Từ quá trình sản xuất để thay thế nhập khẩu trờ thành sản xuất để xuất khẩu

Chính trị: ổn định => đời sống người dân được nâng cao và phát triển