vì sao người ta phải xây đường băng dài để cho máy bay cất cánh và hạ cánh?
Câu 32: có hai nhận định sau đây:
(1) do quán tính, máy bay không thể tức thời đạt với tốc độ đủ lớn để cất cánh. Nó phải tăng tốc dần trên đường băng mới cất cánh được. Khi hạ cánh, nó đang có tốc độ lớn nên phải hãm dần trên đường băng mới dừng lại được
(2) khi xe đang chạy nhanh mà dừng đột ngột, người ngồi trên xe sẽ bị xô về phía trước, có thể bị lao khỏi ghế hoặc bị chấn thương do va chạm vào bộ phận của xe phía trước chỗ ngồi của mình. dây an toàn có tác dụng giữ cho người khỏi lao về phía trước khi dừng đột ngột
Chọn phương án đúng
A. (1) đúng (2) sai
B. (1) đúng (2) đúng
C. (1) sai (2) sai
D. (1) sai (2) đúng
Một máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì ( máy bay, người phi công, hành khách hay sân bay đang chuyển động) Vì sao?
Một máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì sân bay đang chuyển động
Vì khi ta lấy hành khách ngồi làm vật mốc, vị trí của sân bay so với vật mốc thay đổi theo thời gian
\(\rightarrow\) Sân bay chuyển động so với hành khách
Muốn cất cánh rời khỏi mặt đất, một máy bay trọng lượng 10000 N cần phải có vận tốc 90 km/h. Cho biết trước khi cất cánh, máy bay chuyển động nhanh dần đều trên đoạn đường băng dài 100 m và có hệ số ma sát là 0,2. Lấy g ≈ 9,8 m/ s 2 . Xác định công suất tối thiểu của động cơ máy bay để đảm bảo cho máy bay có thể cất cánh rời khỏi mặt đất.
Áp dụng định luật II Niu-tơn cho chuyển động của máy bay :
F - F m s = ma ⇒ F - μ P = (P/g).( v 2 /2s)
với F là lực kéo của động cơ, F m s là lực ma sát với đường băng, a là gia tốc của máy bay khối lượng m trên đoạn đường băng dài s. Từ đó suy ra :
Như vậy, động cơ máy bay phải có công suất tối thiểu bằng:
P = Fv = 5,2. 10 3 .25. ≈ 130 kW
g. Vì sao ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ôtô đang phóng nhanh phải thắt dây an toàn
Tránh không bị tai nạn do bị chuyển động theo quán tính ngoài mong muốn
Để tránh do lực quán tính gây ra thì con người sẽ bị chúi về phía trước.
Khi ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ô tô đang phóng nhanh vận tốc của người bị thay đổi đột ngột. Do quán tính người không thể đổi hướng chuyển động ngay và tiếp tục chuyển động như cũ nên phải thắt dây để đảm bảo an toàn.
2. Một máy bay chở khách có khối lượng tổng cộng là 300 tấn. Lực đẩy tối đa của động cơ là 440 kN. Máy bay phải đạt tốc độ 285 km/h mới có thể cất cánh. Hãy tính chiều dài tối thiểu của đường băng để đảm bảo máy bay cất cánh được, bỏ qua ma sát giữa bánh xe của máy bay và mặt đường băng và lực cản không khí.
Một máy bay chở khách có khối lượng tổng cộng là 300 tấn. Lực đẩy tối đa của động cơ là 440 kN. Máy bay phải đạt tốc độ 285 km/h mới có thể cất cánh. Hãy tính chiều dài tối thiểu của đường băng để đảm bảo máy bay cất cánh được, bỏ qua ma sát giữa bánh xe của máy bay và mặt đường băng và lực cản không khí.
Ta có m = 300 tấn = 3.105 kg; F = 440 kN = 4,4.105 N; v = 285 km/h = 475/6 m/s
Gia tốc của máy bay là: \(a = \frac{F}{m} = \frac{{4,{{4.10}^5}}}{{{{3.10}^5}}} = \frac{{22}}{{15}}(m/{s^2})\)
Chiều dài tối thiểu của đường băng để đảm bảo máy bay cất cánh được là:
\(s = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2.a}} = \frac{{{{\left( {\frac{{475}}{6}} \right)}^2}}}{{2.\frac{{22}}{{15}}}} \approx 2136,6(m)\)
Vận dụng quán tính để giải thích một số hiện tượng sau: Vì sao khi ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ô tô đang phóng nhanh phải thắt dây an toàn.
khi ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ô tô đang phóng nhanh vận tốc của người bị thay đổi đột ngột. Do quán tính người không thể đổi hướng chuyển động ngay và tiếp tục chuyển động như cũ nên phải thắt dây để đảm bảo an toàn.
Để cất cánh trên đường băng dài 100m của một tàu sân bay thì máy bay phản lực phải tăng tốc từ 0km/h đến 198km/h khi ở cuối đường băng.hãy tính:
a) Gia tốc của máy bay khi đó
b) Thời gian máy bay tăng tốc
a) Đổi 198km/h = 55m/s
Gia tốc của máy bay:
Ta có: \(v^2-v^2_0=2as\Leftrightarrow a=\dfrac{v^2-v^2_0}{2s}=\dfrac{55^2-0^2}{2.100}=15,125\left(m/s^2\right)\)
b) Thời gian máy bay tăng tốc:
Ta có: \(v=v_0+at\Leftrightarrow t=\dfrac{v-v_0}{a}=\dfrac{55-0}{15,125}=\dfrac{40}{11}\left(s\right)=3,6363\left(s\right)\)
Vì sao khi máy bay cất cánh và hạ cánh, hành khách có hiện tượng ù tai, đau tai? Cần làm gì để khắc phục hiện tượng ù tai, đau tai trong lúc đó?
Là tình trạng màng nhĩ phải chịu áp lực khi áp suất ở tai giữa và ở môi trường không cân bằng nhau, hiện tượng này hay xảy ra nhất khi máy bay cất cánh hoặc khi máy bay hạ cánh.
Biện pháp:Ngáp và nuốt trong khi máy bay cất cánh và hạ cánh
Sử dụng nghiệm pháp Valsalva trong lúc máy bay cất cánh và hạ cánh: ngậm miệng, lấy tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ từ từ dồn khí ra mũi.
Tránh ngủ trong quá trình máy bay cất cánh và hạ cánh
Thử sử dụng nút tai