khi ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ô tô đang phóng nhanh vận tốc của người bị thay đổi đột ngột. Do quán tính người không thể đổi hướng chuyển động ngay và tiếp tục chuyển động như cũ nên phải thắt dây để đảm bảo an toàn.
khi ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ô tô đang phóng nhanh vận tốc của người bị thay đổi đột ngột. Do quán tính người không thể đổi hướng chuyển động ngay và tiếp tục chuyển động như cũ nên phải thắt dây để đảm bảo an toàn.
Vận dụng quán tính để giải thích một số hiện tượng sau: Vì sao trong một số đồ chơi: Ô tô, xe lửa, máy bay không chạy bằng dây cót hay pin. Trong đó, chỉ có một bánh “đà” khối lượng lớn gắn với bánh xe bằng hệ thống bánh răng. Muốn xe chuyển động chỉ cần xiết mạnh bánh xe xuống mặt sàn vài lần làm bánh “đà” quay rồi buông tay. Xe chạy khá lâu và chỉ dừng lúc bánh “đà” ngừng quay.
Một máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì
A. Máy bay đang chuyển động
B. Người phi công đang chuyển động
C. Hành khách đang chuyển động.
D. Sân bay đang chuyển động
1 Vì sao khi ngồi trên xe ô tô ta phải thắt dây an toàn?
A Vì khi xe đột ngột dừng lại ta sẽ bị rơi ra khỏi xe
B Vì khi xe đột ngột tăng tốc ta sẽ bị ngả về phía sau.
C Vì khi xe đột ngột rẽ phải ta sẽ bị ngả về phía bên phải.
D Vì khi xe đột ngột rẽ trái ta sẽ bị ngả sang bên trái.
2 Qũy đạo chuyển động của vật nào sau đây có dạng đường thẳng?
A Chiếc lá đang lìa cành.
B Bánh xe chuyển động trên mặt đường
C Kim đồng hồ đang chạy.
D Viên bi được thả rơi từ tầng 2 xuống đất.
Vận dụng quán tính để giải thích một số hiện tượng sau: Vì sao các vận động viên nhảy dù, nhảy cao, nhảy xa lúc tiếp đất chân đều khuỵu xuống?
Vận dụng quán tính để giải thích một số hiện tượng sau: Vì sao khi lưỡi cuốc, xẻng, đầu búa bị lỏng cán, người ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán còn lại xuống sàn?
II. BÀI TẬP:
A. Câu hỏi định tính
Dạng 1. Giải thích các hiện tượng liên quan đến quán tính.
VD:Khi bị trượt chân, người ta ngã như thế nào? Vì sao?
Dạng 2. Các hiện tượng liên quan đến lực ma sát?
VD: Tại sao trên lốp xe ô tô, xe máy thường có rãnh.
Dạng 3 . Giải thích các hiện tượng liên quan đến áp suất chất rắn, lỏng, khí.
VD: Tại sao khi lặn xuống nước, người thợ lặn phải mặc áo lặn chịu được áp lực cao?
VD: Vì sao khi nằm trên nệm mút ta lại thấy êm hơn trên nệm gỗ?
VD: Tại sao trên nắp của ấm pha trà thường có một lỗ tròn nhỏ?
B. Bài tập định lượng
Bài 1: Một người đi xe máy từ A đến B dài 88,5km. Biết rằng trong 1 giờ 45 phút đầu xe chạy với vận tốc 30km/h. Trong quãng đường còn lại xe chạy với vận tốc 10m/s.
a. Nói xe chạy với vận tốc 30km/h , 10m/s có nghĩa là gì?
b. Tính độ dài quãng đường đầu.
c. Tính thời gian đi hết quãng đường còn lại.
d. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.
Bài 2: Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8h đến Hải Phòng lúc 11h. Cho biết đường HN–HP dài 180km. Tính vận tốc của ôtô ra km/h, m/s.
Bài 3: Một ô tô có trọng lượng 18 000N đang đứng yên trên mặt đường nằm ngang. Tổng diện tích tiếp xúc là 0,006 m2.
a.Tính áp suất do ô tô tác dụng lên mặt đường.
b.Nếu bác tài nặng 60kg ngồi trên ô tô thì áp suất lên mặt đường là bao nhiêu?
Bài 4.Một bình tiết diện đều cao 1,5m chứa đầy nước.
a.Tính áp suất của nước gây ra tại điểm A ở thành bình cách đáy 0,6m.
b.Tính áp suất do nước tác dụng lên đáy bình?
Bài 5.Thể tích một miếng sắt là 2 dm3. Tính lực đẩy Ácimet tác dụng lên miếng sắt khi
a. Nó được nhúng chìm trong nước
b. Nó được nhúng chìm trong rượu
c. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau thì lực đẩy Acsimet có thay đổi không? Tại sao?
Biết dN=10.000N/m3, drượu =7.900 N/m3
31/Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái?
A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc.
B. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc.
C. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái.
D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải.
32/Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. Đơn vị của áp suất là N/m2.
C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép.
D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực.
33/Cùng một vật nổi trong hai chất lỏng khác nhau có trọng lượng riêng d1 và d2 như hình vẽ. Sự so sánh nào sau đây là đúng?
A. d1 > d2
B. d1 < d2
C. Lực đẩy Ác – si – mét trong hai trường hợp là như nhau.
D. Trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ trong hai trường hợp là như nhau.
Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau đây:
a) Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bi nghiêng về phía trái.
b) Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại.
c) Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được.
d) Vì sao khi cán búa lỏng có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất?
e) Đặt một cốc nước lên tờ giấy mỏng. Giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẫn đứng yên. Tại sao?
Có thể em chưa biết
Máy bay thử nghiệm: trong các phòng thí nghiệm về khí động học (nghiên cứu về chuyển động và tác dụng của không khí lên vật chuyển động), để nghiên cứu các hiện tượng xảy ra khi máy bay đang bay, người ta tạo ra những mô hình máy bay có kích cỡ, chất liệu hoàn toàn như thật, rồi thổi luồng gió vào mô hình này.
Hãy giải thích vì sao cách làm trên vẫn thu được kết quả đúng như máy bay đang bay.