Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Hiện tượng lá cây trinh nữ cụp lại khi ta chạm tay vào là hiện tượng cảm ứng của cây trinh nữ trước tác nhân kích thích là sự va chạm.

- Hiện tượng cảm ứng này giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường sống, tránh được những ảnh hưởng bất lợi từ môi trường.

Bình luận (0)
Đỗ Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Mai Vũ Ngọc
1 tháng 11 2016 lúc 21:25

1, la cay trinh nu bi cup lai sau khi cham vo

2, van nhu cau 1

3 boi vi no bi kich thich boi tay cua ta

4, boi vi ta bi kich thich boi troi nong

ban phim bi hu leuleuthong cam

Bình luận (0)
Toản Naiive
22 tháng 12 2016 lúc 20:35

-Chạm vào lá cây sẽ cụp lại

-Như cũ

-Vì ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại.

-Vì toát mồ hôi vừa giúp cơ thể giải khí nóng ra ngoài, điều hoà nhiệt độ ổn định cho cơ thể vừa tải các chất bẩn trong cơ thể ra ngoài. Vì thế cho nên hôm nào mà cơ thể ra nhiều mồ hôi thì hôm đấy đất, ghét trên cơ thể càng nhiều.

  
Bình luận (0)
Thanh Trịnh
1 tháng 11 2017 lúc 17:24

Chạm vào thì cây trinh nữ sẽ cụp lá lại, sau 5 phút chúng lại mở ra .

Dùng đầu bút, thước kẻ chạm vào thì chúng cũng cụp lá lại nhưng kko nhiều và nhanh như dùng tay chạm vào .

Lá cây trinh nữ cụp lại vì :

Cảm ứng của cây trinh nữ, lá cây tiếp nhận kích thích từ vật chạm vào rồi truyền đến hệ thần kinh của cây, hệ thần kinh tiếp nhận và tả lại bằng cách cụp lá lại .

Bình luận (0)
nguyen tra my
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
24 tháng 10 2016 lúc 21:02

1.

-Khi chạm vào lá cây trinh nữ thì lá sẽ bị cụp xuống .

Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu kích thích lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại.

-Sau 5 phút ,dùng đầu bút hoặc thước kẻ chạm vào lá cây trinh nữ thì lá cây lại xảy ra hiện tượng như lần đầu tiên .Vì sau 5 phút kia ,bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ.

2.

a.Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại.

b.

Vì khi con người nóng thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên .Con người phải toát mồ hôi để thân nhiệt giảm xuống .Mỗi khi nhiệt độ cơ thể có dấu hiệu tăng lên, não phát tín hiệu cho các tuyến mồ hôi hoạt động, tiết ra mồ hôi, là hỗn hợp của nước và muối. Đồng thời các mạch máu dưới da giãn ra. Chính sự bốc hơi của mồ hôi sẽ mang đi nhiệt lượng và làm mát các mạch máu dưới da. Sau đó, hệ tuần hoàn sẽ mang dòng máu mát đi khắp cơ thể. Thân nhiệt sẽ dần dần giảm xuống.

 

Bình luận (18)
Phạm Thị Trâm Anh
25 tháng 10 2016 lúc 17:13

1) - Lá trinh nữ sẽ bị cụp lại( xếp lại)

 

Bình luận (0)
VinZoi Couple
24 tháng 11 2016 lúc 19:11

2.b) Toát mồ hôi vừa giúp cơ thể giải khí nóng ra ngoài, điều hoà nhiệt độ ổn định cho cơ thể vừa tải các chất bẩn trong cơ thể ra ngoài. Vì thế cho nên hôm nào mà cơ thể ra nhiều mồ hôi thì hôm đấy đất, ghét trên cơ thể càng nhiều đấy

Bình luận (0)
Bảo Hân
Xem chi tiết
Mai Hiền
20 tháng 12 2020 lúc 16:51

Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ không được coi là phản xạ vì:

- Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi ta động vào được coi là hiện tượng cảm ứng ở thực vật, không phải là phản xạ bởi vì phản xạ có sự tham gia của tổ chức thần kinh hay được thực hiện nhờ cung phản xạ,...

Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ giống và khác gì với hiện tượng "chạm tay vào vật nóng rụt tay lại', 'đèn chiếu vào mắt đồng tử co lại'

* Sự giống nhau 

- Đều là hiện tượng phản ứng, nhằm trả lời kích thích môi trường

* Sự khác nhau 

- Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ:

+ Là hiện tượng cảm ứng ở thực vật

+ Không có sự tham gia của tổ chức thần kinh

- Hiện tượng rụt tay lại khi tay chạm vào vật nóng:

+ Là một phản xạ

+ Có sự tham gia của tổ chức thần kinh

Bình luận (0)
Lục Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
20 tháng 8 2016 lúc 15:11

Cây xấu hổ còn được gọi là cây trinh nữ, cây mắc cỡ.  Cây thuộc họ Đậu có tên khoa học là Mimosa Pudica L.

Cây có thân nhỏ, phân thành nhiều nhánh, có gai hình móc. Lá kép lông chim, cuống phụ xếp như hình chân vịt,. Hoa màu tím đỏ, nhỏ.

Khi bị chạm nhẹ, cây lập tức thể hiện ngay sự "e lệ" của mình bằng cách khép cánh lá lại. Khi bạn mạnh tay, phản ứng này càng thêm nhanh chóng, chỉ chừng 10 giây, tất cả các lá đều cụp xuống.

Hiện tượng này được giải thích là do ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại.

Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu kích thích lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra, trở về nguyên dạng như cũ.

Đặc tính này rất lợi cho sự sinh trưởng của cây, giúp cây thích nghi với điều kiện tự nhiên. Khi gặp những trận mưa bão lớn, cây xấu hổ thu lá lại sẽ giúp nó tránh cho các lá non không bị dập nát.

Bình luận (0)
Ngô Châu Bảo Oanh
20 tháng 8 2016 lúc 15:14

 Cây xấu hổ còn được gọi là cây trinh nữ, cây mắc cỡ.  Cây thuộc họ Đậu có tên khoa học là Mimosa Pudica L.

Cây có thân nhỏ, phân thành nhiều nhánh, có gai hình móc. Lá kép lông chim, cuống phụ xếp như hình chân vịt,. Hoa màu tím đỏ, nhỏ.

Khi bị chạm nhẹ, cây lập tức thể hiện ngay sự "e lệ" của mình bằng cách khép cánh lá lại. Khi bạn mạnh tay, phản ứng này càng thêm nhanh chóng, chỉ chừng 10 giây, tất cả các lá đều cụp xuống.

Cây xấu hổ mọc khá phổ biến ở các vùng quê.

Hiện tượng này được giải thích là do ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại.

Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu kích thích lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra, trở về nguyên dạng như cũ.

Đặc tính này rất lợi cho sự sinh trưởng của cây, giúp cây thích nghi với điều kiện tự nhiên. Khi gặp những trận mưa bão lớn, cây xấu hổ thu lá lại sẽ giúp nó tránh cho các lá non không bị dập nát.

Bình luận (2)
Nguyễn Hoàng Duy Hùng
20 tháng 8 2016 lúc 21:24

Cây xấu hổ còn được gọi là cây trinh nữ. Khi bị đụng nhẹ, nó lập tức thể hiện ngay sự "e lệ" của mình bằng cách khép những cánh lá lại. Nếu bạn nặng tay, nó sẽ phản ứng cực kỳ mau lẹ. Chừng 10 giây, tất cả các lá đều cụp xuống.
Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại. Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu kích thích lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ. Đặc tính này rất lợi cho sự sinh trưởng của cây, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Ở phương nam thường gặp những trận mưa bão lớn, cây xấu hổ thu lá lại khi gặp mưa gió sẽ giúp nó cứu được các lá non. 
 

Bình luận (2)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (trinh nữ) và cây me đều là hiện tượng cảm ứng của thực vật.

- Tuy nhiên:

+ Cây xấu hổ (trinh nữ) là phản ứng lại với yếu tố chuyển động, tác động của môi trường.

+ Cây me khép lá do cảm ứng với ánh sáng và nhiệt độ của môi trường.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
29 tháng 12 2019 lúc 17:34

Đáp án A

Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

III. Cây hoa trinh nữ cúp lá lại khi va chạm là do sức trương của nửa dưới của các chỗ phình nước bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân cận. Thuộc ứng động dưới tác dụng của nước (ứng động không sinh trưởng).

V. Hiện tượng nở hoa của cây bồ công anh: Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu. Thuộc ứng động dưới tác động của ánh sáng ( ứng động sinh trưởng).

I, II, IV thuộc vận động định hướng (hướng động).

I. Hướng sáng.

II. Hướng trọng lực, hướng hóa và hướng nước

IV. Hướng hóa.

Bình luận (0)
Hoà Trần Bình
Xem chi tiết
VinZoi Couple
24 tháng 11 2016 lúc 19:07

a) Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại.
 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
4 tháng 11 2016 lúc 19:28

b) Khi trời nóng .mồ hôi sẽ được tiết ra ,điều này làm cho cơ thể mát mẻ ,điều này làm cho nhiệt độ cơ thể của bạn ở mức cân bằng

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
8 tháng 6 2018 lúc 16:37

Đáp án A

Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

III. Cây hoa trinh nữ cúp lá lại khi va chạm là do sức trương của nửa dưới của các chỗ phình nước bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân cận. Thuộc ứng động dưới tác dụng của nước (ứng động không sinh trưởng).

V. Hiện tượng nở hoa của cây bồ công anh: Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu. Thuộc ứng động dưới tác động của ánh sáng (ứng động sinh trưởng).

I, II, IV thuộc vận động định hướng (hướng động).

I. Hướng sáng.

II. Hướng trọng lực, hướng hóa và hướng nước

IV. Hướng hóa.

Bình luận (0)