Những câu hỏi liên quan
Con Bố Quân
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 12 2016 lúc 22:59

Kinh tế nhà nước dần phát huy tốt hơn vai trò chủ đạo; hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tập thể bước đầu được đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết việc làm, đóng góp ngày càng lớn vào GDP. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm và xuất khẩu.

Các tổ chức xã hội-nghề nghiệp không ngừng phát triển và ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đang tích cực được hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước đã và đang được điều chỉnh theo hướng tinh giản, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế cũng được nhận thức lại đúng đắn hơn, đổi mới cả trong nhận thức và thực hiện phù hợp hơn với cơ chế thị trường.

Qua 30 năm đổi mới, Việt Nam đã dần hình thành đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, vận hành cơ bản thông suốt, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế. Thị trường hàng hóa, dịch vụ đã có bước phát triển và hoàn thiện về quy mô, cơ cấu hàng hóa-thị trường trong và ngoài nước, kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ, cơ chế quản lý, mức độ cạnh tranh.

Thị trường tài chính, tiền tệ phát triển khá mạnh và sôi động. Bên cạnh kênh huy động vốn từ ngân hàng, thị trường chứng khoán đã bước đầu hình thành, góp phần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, hoạt động của thị trường bảo hiểm đã đóng góp tích cực vào việc ổn định sản xuất và đời sống dân cư, huy động vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thị trường bất động sản đã có bước phát triển nhanh chóng. Thị trường lao động đã được hình thành trên phạm vi cả nước. Thị trường khoa học-công nghệ đang hình thành và phát triển, số lượng và giá trị giao dịch công nghệ có bước tiến đáng kể trong những năm gần đây. Thị trường một số loại dịch vụ công cơ bản, nhất là về y tế, giáo dục có bước phát triển mới, huy động được các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước tham gia.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 12 2016 lúc 22:59

Qua 30 năm đổi mới, việc tăng trưởng kinh tế đã cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm; từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu-nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo.

An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phát triển khá đồng bộ, đặc biệt là trong vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội, chính sách bảo hiểm y tế toàn dân tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn hóa, y tế và giáo dục. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, Việt Nam đã tăng thêm ngân sách và huy động nguồn lực để thực hiện các chính sách xã hội; đồng thời hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

30 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO.

Cho đến nay đã có 59 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Việt Nam đã ký kết 10 Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương (gồm sáu FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN; bốn FTA đàm phán với tư cách là một bên độc lập); vừa hoàn tất đàm phán hai FTA (Liên minh châu Âu và TPP); đang tích cực đàm phán ba FTA khác (ASEAN-Hong Kong; EFTA; RCEP).

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 12 2016 lúc 23:00

Việc tham gia ký kết và đàm phán tham gia các FTA có tác động tích cực tới phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, nhất là đến nay Việt Nam đã tham gia vào ba chuỗi giá trị có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu đó là chuỗi giá trị lương thực và an ninh lương thực; chuỗi giá trị năng lượng và an ninh năng lượng (dầu mỏ, khí, than) và chuỗi giá trị hàng dệt may và da giầy.

Nguyên nhân của những thành tựu đạt được nêu trên là nhờ có nhận thức đúng đắn, đổi mới tư duy lý luận của Đảng về tính tất yếu của phát triển kinh tế thị trường; quyết định chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quyết sách về kinh tế, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia thực hiện.

Sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với kinh tế thị trường sát thực và hiệu quả hơn. Mở rộng, phát huy dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, thực hiện ngày càng tốt vai trò làm chủ về kinh tế của nhân dân. Vai trò lãnh đạo cũng như nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng rõ nét, theo đó đã xác định tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao năng lực lãnh đạo kinh tế của các tổ chức đảng, tăng cường lãnh đạo và kiểm tra về phát triển kinh tế.

30 năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng có ý nghĩa trọng đại trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân; là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

Bình luận (0)
Bách Bách
Xem chi tiết
Docata QA
11 tháng 1 2021 lúc 20:20

Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.

Cụ thể Ấn Độ đã gặt hái được những thành tựu:

Chữ viết: chữ Phạn có từ rất sớm, trở thành ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học, thơ ca, các bộ kinh.Tôn giáo: Đạo Hin – đu là tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ.Văn học: Nền văn học Hin – đu với những tác phẩm nổi tiếng như: Ma- ha- bha – ra- ta, Ra- ma- ya- na và Sơ – kun – tơ – la.Kiến trúc: Tháp Hin – đu có nhiều tầng và đỉnh tháp nhọn, kiến trúc phật giáo với những ngôi chùa xây dựng bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp.
Bình luận (0)
Vũ Thụy Liên Tâm
Xem chi tiết
Quỳnh Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Đoàn Trí Dũng
Xem chi tiết
Thư Phan
21 tháng 12 2021 lúc 17:36

Tham khảo

Câu 1: 

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

Câu 2: 

Nam Á có ba miền địa hình khác nhau.

– Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km, rộng trung bình từ 320-400km.

– Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến vịnh Ben – gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250 -350 km.

– Phía nam là sơn nguyên Đê – can tương đối thấp bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Câu 3: 

-  Dân số đứng thứ 1 trong các khu vực châu Á (năm 2020: 1,9 tỉ người), mật độ dân số cao nhất với khoảng 303 người/km

- Dân cư phân bố không đồng đều: 

+ Tập trung đông đúc ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển dãy Gát Tây và Gát Đông.

+ Thưa thớt ở sơn nguyên Đê-can, Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan, sườn phía bắc dãy Hi-ma-lay-a.

- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 4: 

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị, vì những nơi này có nhiều thuận lợi về diều kiện sống (địa hình, đất đai, nguồn nước, giao thông, trình độ phát triển kinh tế,...).

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, vi ở đây có nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt (địa hình dốc, giao thông khó khăn,...).

Câu 5:

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

* Trồng trọt:

-  Cây lương thực:

+ Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Ngoài ra có lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Gồm: cà phê, chè, cao su, dừa, chà là.

+ Đem lại nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho các nước.

* Chăn nuôi:

- Các vật nuôi chủ yếu là: trâu bò, lợn, gà, vịt, dê, bò, ngựa, cừu..

- Phương pháp chăn nuôi theo hình thức công nghiệp được phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả.

Câu 6: Khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á: là bộ phận nằm ở rìa phía nam của lục địa. Phía tây giáp biển A-rap. phía đông giáp vịnh Ben-gan, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.
- Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:
+ Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-Iay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km. bề rộng trung hình từ 320 - 400km.
+ Nằm giữa: đồng Hằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.
+ Phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Câu 7: 

Đặc điểm tự nhiên

a) Địa hình và sông ngòi khu vực Đông Á:

-  Địa hình đa dạng: các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía Tây Trung Quốc. 

+ Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên.

- Sông ngòi: 

+ 3 hệ thống sông lớn là: sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn. 

+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, xuân.

- Phần hải đảo: nằm trong vành đai lửa "Thái Bình Dương", là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.

b) Khí hậu và cảnh quan

+ Phần hải đảo và phần phía Đông lục địa có khí hậu gió mùa.

+ Phần phía Tây đất liền: khí hậu khô nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

 

Bình luận (1)
Minh Lý Đinh
Xem chi tiết
Lôi tú trinh
Xem chi tiết
Cù Đức Anh
1 tháng 12 2021 lúc 11:20

Đáp án D. Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng thứ 2 thế giới và là nước có kinh tế – xã hội phát triển toàn diện

  
Bình luận (0)
qlamm
1 tháng 12 2021 lúc 11:20

d

Bình luận (0)
Minh Hồng
1 tháng 12 2021 lúc 11:21

D

Bình luận (0)
Đỗ Thị Thu Mai
Xem chi tiết
Mio HiHiHiHi
20 tháng 9 2018 lúc 20:05

Ấn Độ là nước có nền văn hoá lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.

Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ-văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh "khổng lồ", đồng thời là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ân Độ.

Kinh Vê-đa được viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu - một tôn giáo phổ biến ở Ân Độ hiện nay.

Gắn liền với đạo Hin-đu, nền văn học Hin-đu với các giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ v.v... đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Ấn Độ.

Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu ; kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp. Những công trình kiến trúc độc đáo như thế đến nay vẫn còn được lưu giữ không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở nhiều nước Đông Nam Á.

Bình luận (0)
kiều thùy dương
20 tháng 9 2018 lúc 20:05

mở cốc cốc ra gõ đề bài ra nhiều câu trả lời lắm 

                     hay thì k và kết bạn nha

Bình luận (0)
Trà My Thái Thị
Xem chi tiết