đặc điểm của máu qua hai vòng tuần hoàn?
a) Vai trò của hệ tuần hoàn máu
- Vòng tuần hoàn nhỏ : vận chuyển máu qua..., giúp máu trao đổi O2 và CO2
- Vòng tuần hoàn lớn : vận chuyển máu qua tất cả các... của cơ thể thực hiện sự.....
b) Vai trò của hệ bạch huyết
- Hệ bạch huyết cùng với hệ...thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia....cơ thể
Điền vào chỗ ba chấm
tham khảo
Hệ tuần hoàn chứa các thành phần quan trọng của cơ thể, có các chức năng chính bao gồm: Vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy cho tế bào. Vận chuyển các chất là sản phẩm bài tiết ra khỏi tế bào. Vai trò trong hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các bệnh lý nhiễm khuẩn.
Tham khảo
Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch của động vật có xương sống chống lại mầm bệnh, các dị vật và các tế bào biến dạng (ung thư). Ngoài nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nó cũng là một phần của hệ tuần hoàn có nhiệm vụ cân bằng thể dịch, hấp thu chất béo.
- Vòng tuần hoàn nhỏ : vận chuyển máu qua MAO MẠCH giúp máu trao đổi O2 và CO2
- Vòng tuần hoàn lớn : vận chuyển máu qua tất cả các TẾ BÀO của cơ thể thực hiện sự TRAO ĐỔI CHẤT
Quan sát hình 30.8:
a) Nêu tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn.
b) Mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi) và vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể).
Tham khảo!
a) Tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn:
b) Đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn:
- Vòng tuần hoàn tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi): Máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi, diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang thông qua các mao mạch phổi, máu đỏ thẫm trở thành máu đỏ tươi (giàu oxygen). Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch đồ về tim, đổ vào tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể): Máu giàu oxygen và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua hệ thống mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các tế bào, mô, cơ quan; đồng thời, máu nhận lại các chất thải, carbon dioxide và trở thành máu đỏ thẫm. Các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.
1.Nêu đặc điểm hệ tuàn hoàn của cá , Lưỡng cư, bò sát , chim
- Tim mấy ngăn
- mấy vòng tuần hoàn
-máu đi nuôi cơ thể là máu j ?
+ Lưỡng cư:
Tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ;1 tâm thất.
Có 2 vòng tuần hoàn.
Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
+ Bò sát:
Tim 3 ngăn: 2 tâm thất, 1 tâm nhĩ và có vách hụt.
Có 2 vòng tuần hoàn.
Máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha.
+ Chim:
Tim 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất.
Có 2 vòng tuần hoàn.
Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
+ Lưỡng cư:
Tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ;1 tâm thất.
Có 2 vòng tuần hoàn.
Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
+ Bò sát:
Tim 3 ngăn: 2 tâm thất, 1 tâm nhĩ và có vách hụt.
Có 2 vòng tuần hoàn.
Máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha.
+ Chim:
Tim 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất.
Có 2 vòng tuần hoàn.
Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
Hồi sáng mình mới kiểm tra 1 tiết nè!
+lop ca :
tim 2ngan ,co 1 vong tuan hoan kin ,mau di nuoi co the la mau do tuoi.
+lop luong cu;
tim 3 ngan ,co 2 vong tuan hoan, mau di mnuoi co the la mau fa
+lop bo sat;
tim 3ngan co vach hut o tam that, co 2 vong tuan hoan , mau di nuoi co the it bi fa
+lop chim;
tim 4 ngan co 2 vong tuan hoan mau di nuoi co the la mau do tuoi
Hệ tuần hoàn máu gồm mấy vòng tuần hoàn ? Đó là những vòng tuần hoàn nào ? Mô tả đường đi của máu trong từng vòng tuần hoàn.
THAM KHẢO Ạ :
Tuần hoàn bên trong cơ thể con người gồm hai vòng tuần hoàn, là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn qua phổi).
- Dựa vào hình:
+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).
+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).
Gồm 2 vòng tuần hoàn. Đó lak vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn
Mô tả : (tham khảo)
- Sơ đồ cấu tạo vòng tuần hoàn nhỏ:
Tâm thất phải → động mạch phổi → mao mạch phổi → tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái.
- Sơ đồ cấu tạo vòng tuần hoàn lớn:
Tâm thất trái →động mạch chủ →mao mạch → tế bào và mô → tĩnh mạch chủ trên và dưới→tâm nhĩ phải.
- Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn
- Phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu.
- Nhận xét về vai trò của hệ tuần hoàn máu.
- Dựa vào hình:
+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua dộng mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).
+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).
- Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch. Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẩn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).
- Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyển máu trong toàn cơ thể.
Khi nói về quá trình tuần hoàn máu có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hệ tuần hoàn howr có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn với dịch mô, máu chảy dưới áp lực thấp và chảy chậm
II. Hệ tuần hoàn kín có máu lưu thông trong mạch kín dưới áp lực cao hoặc trung bình, máu chảy ngang
III. Hệ tuần hoàn đơn có một vòng tuần hoàn, máu chạy dưới áp lực trung bình
IV. Hệ tuần hoàn kép có hai vòng tuần hoàn, máu chảy dưới áp lực cao và chạy nhanh
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Đáp án C
- I, II, III, IV đều là những phát biểu đúng
Ý nghĩa của vòng tuần hoàn máu,vòng tuần hoàn cơ thể
vòng tuần hoàn nhỏ: cung cấp khí O2 cho tế bào và mang khí CO2 khỏi tế bào
vòng tuần hoàn lớn: mang CO2 từ máu đến phế nang để đào thải và nhận O2 cho máu
=> ý nghĩa của vòng tuần hoàn máu: cung cấp O2 và các chất dinh dưỡng đến các tế bào để nuôi cơ thể
hệ tuần hoàn thực hiện chu kì luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể cùng với hệ bạch huyết
Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn máu, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Ở những loài có hệ tuần hoàn hở, máu được bơm vào xoang cơ thể với một áp lực thấp.
2. Ở châu chấu, hệ tuần hoàn không có chức năng vận chuyển khí.
3. Ở những loài có hệ tuần hoàn kín, máu không tiếp xúc trực tiếp với các tế bào mà thông qua dịch mô.
4. Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín có áp lực máu cao và di chuyển theo một chiều nhất định.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Chọn đáp án D
Cả 4 phát biểu đều đúng.
- I đúng: Ở những loài có hệ tuần hoàn hở, máu được bơm vào xoang cơ thể với một áp lực thấp. Những loài động vật này thường có kích thước cơ thể nhỏ và cấu tạo tim đơn giản. Khi tim co, máu được đẩy vào xoang cơ thể với áp lực thấp và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để tiến hành quá trình trao đổi chất.
- II đúng: Ở châu chấu, hệ tuần hoàn không có chức năng vận chuyển khí. Châu chấu có hệ tuần hoàn hở.
STUDY TIP
Đa số động vật thì hệ tuần hoàn có chức năng trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí cũng như các sản phẩm trao đổi chất. Nhưng ở lớp sâu bọ, trong đó có châu chấu thì hệ tuần hoàn chỉ có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết mà không thực hiện chức năng vận chuyển khí. Các tế bào trao đổi khí trực tiếp với bên ngoài thông qua hệ thống ống khí.
- III đúng: Ở những loài có hệ tuần hoàn kín, máu không tiếp xúc trực tiếp với các tế bào mà thông qua dịch mô. Dịch mô được hình thành từ máu do sự thấm lọc qua thành mao mạch.
- IV đúng: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín có áp lực máu cao và di chuyển theo một chiều nhất định. Ở những loài này có cấu tạo tim phức tạp và hệ mạch đầy đủ. Khi tim co bóp sẽ đẩy máu vào các động mạch với một áp lực lớn
Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn máu, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Ở những loài có hệ tuần hoàn hở, máu được bơm vào xoang cơ thể với một áp lực thấp.
2. Ở châu chấu, hệ tuần hoàn không có chức năng vận chuyển khí.
3. Ở những loài có hệ tuần hoàn kín, máu không tiếp xúc trực tiếp với các tế bào mà thông qua dịch mô.
4. Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín có áp lực máu cao và di chuyển theo một chiều nhất định.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án D
Cả 4 phát biểu đều đúng.
-I đúng: Ở những loài có hệ tuần hoàn hở, máu được bơm vào xoang cơ thể với một áp lực thấp. Những loài động vật này thường có kích thước cơ thể nhỏ và cấu tạo tim đơn giản. Khi tim co, máu được đẩy vào xoang cơ thể với áp lực thấp và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để tiến hành quá trình trao đổi chất.
-II đúng: Ở châu chấu, hệ tuần hoàn không có chức năng vận chuyển khí. Châu chấu có hệ tuần hoàn hở.
-III đúng: Ở những loài có hệ tuần hoàn kín, máu không tiếp xúc trực tiếp với các tế bào mà thông qua dịch mô. Dịch mô được hình thành từ máu do sự thấm lọc qua thành mao mạch.
-IV đúng: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín có áp lực máu cao và di chuyển theo một chiều nhất định. Ở những loài này có cấu tạo tim phức tạp và hệ mạch đầy đủ. Khi tim co bóp sẽ đẩy máu vào các động mạch với một áp lực lớn.
STUDY TIP
Đa số động vật thì hệ tuần hoàn có chức năng trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí cũng như các sản phẩm trao đổi chất. Nhưng ở lớp sâu bọ, trong đó có châu chấu thì hệ tuần hoàn chỉ có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết mà không thực hiện chức năng vận chuyển khí. Các tế bào trao đổi khí trực tiếp với bên ngoài thông qua hệ thống ống khí