Khải Nguyên Thiên
C1. Trình bày cơ chế sinh con trai , con gái ở người ? - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính ? - Ý nghĩa ?C2. So sánh sự phát sinh giao tử đực , cái ở động vậtC3. Đặc điểm cấu tạo hóa học , cấu trúc không gian , chức năng của ADN , ARN , Protein ? Mối quan hệ giữa 3 cấu trúc di truyền gen và tính trạng ?C4. Kể tên các loại biến dị đã học ?Loại biến dị nào xuất hiện ở cặp NST 21 ở người ? Hậu quả của nó ?C5 . Khái niệm , các dạng , nguyên nhân phát sinh , cơ chế , hậu quả của đột biến...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Phạm Hồng Phong
Xem chi tiết
Kamado Tanjirou ๖ۣۜ( ๖ۣۜ...
Xem chi tiết
Tường Vy
1 tháng 11 2021 lúc 22:10

- Cơ chế sinh con trai, con gái ở người được giải thích dựa trên cơ chế xác định giới tính. Đó là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

Giải bài 2 trang 41 sgk Sinh 9 | Để học tốt Sinh 9

    (A là cặp NST thường, XX là cặp NST giới tính nữ, XY là cặp NST giới tính nam).

- Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ là không đúng vì qua giảm phân người mẹ chỉ sinh ra một loại trứng (mang NST X), còn người bố cho ra hai loại tinh trùng (một mang NST X và một mang NST Y). Sự thụ tinh giữa trứng với tinh trùng mang NST X sinh ra con gái, còn sự thụ tinh giữa trứng với tinh trùng mang NST Y sẽ sinh ra con trai. Như vậy chỉ có con trai có NST Y quyết định giới tính nam, ở nữ không có NST Y quyết định giới tính nam nên quan niệm trên là sai.

- Nam giới khó kết hôn, kết hôn muộn, thậm chí là không thể kết hôn do không tìm được bạn đời dẫn đến phải tìm cô dâu là người nước ngoài. Trong khi việc kết hôn với người nước ngoài cũng có nhiều vấn đề nảy sinh như: khác biệt lớn về văn hóa, ngôn ngữ… sẽ dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đối với gia đình, phân biệt đối xử và mất bình đẳng giới. Ngoài ra, mặc dù đã đến tuổi kết hôn nhưng họ không lấy được vợ vì thiếu phụ nữ, dễ dẫn đến gia tăng tội phạm về tình dục, lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ; tăng tệ nạn mại dâm, hiếp dâm phụ nữ… tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh xã hội, gây bất ổn về chính trị, kinh tế và xã hội.

Bình luận (0)
Milly BLINK ARMY 97
1 tháng 11 2021 lúc 22:12

*Cơ chế sinh con trai, con gái ở người:

- Bố cho 1 NST X, mẹ cho 1 NST X → con trai

- Bố cho 1 NST Y, mẹ cho 1 NST X → con gái

- Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai vì người mẹ có cặp nhiễm sắc thể XX chỉ có thể cho ra giao tử X.

- Nam giới đến tuổi kết hôn nhưng không lấy được vợ vì thiếu phụ nữ, dễ dẫn đến gia tăng tội phạm về tình dục, lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ; tăng tệ nạn mại dâm, hiếp dâm phụ nữ… tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh xã hội, gây bất ổn về chính trị, kinh tế và xã hội. (Câu này có tham khảo)

Bình luận (0)
Trương Quang Minh
2 tháng 11 2021 lúc 13:36

- Cơ chế sinh con trai, con gái ở người được giải thích dựa trên cơ chế xác định giới tính. Đó là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Sự biến đổi của giao tử đực tạo thành 4 tinh trùng để tham gia vào thụ tinh, bằng với số lượng sản phẩm của giảm phân. Sự biến đổi của giao tử cái tạo thành 1 trứng tham gia vào thụ tinh và 3 thể cực không tham gia vào thụ tinh, bằng ¼ so với sản phẩm của giảm phân.

- Đối với các tế bào ở cơ quan sinh sản, nguyên phân giúp tạo ra số lượng lớn giao tử để tăng hiệu suất thụ tinh, còn giảm phân giúp tăng số lượng biến dị tổ hợp và đảm bảo sự ổn định bộ NST qua các thế hệ.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Diệp Thy
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Long Vũ
29 tháng 10 2021 lúc 15:06

dd

Bình luận (0)
Phạm Nguyễn Thúy Vy
Xem chi tiết
Tâm Như
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Nhật Long
24 tháng 4 2021 lúc 23:49

Câu 2:

* Đa dạng sinh học là sự đa dạng của thế giới sinh vật. Sự đa dạng này thể hiện ở mọi cấp độ tổ chức, phân loại: 
- Theo đơn vị phân loại có sự đa dạng từ tế bào, mô, cơ quan, quần thể, loài, qxã, hệ sinh thái... 
- Về tổ chức có sự đa dạng về cấu tạo, hoạt động, tập tính,... kết quả chung là đạt đến sự thích nghi đa dạng, giúp SV tồn tại, phát triển và ngày càng ...đa dạng!

 

 

- Các nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam

+ Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các nông sản khác, du canh, di dân khai hoang, xây dựng, giao thông… làm mất môi trường sống tự nhiên của động vật.

+ Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, thải các chất thải công nghiệp, sinh hoạt…

- Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

+ Nghiêm cấm khai thác rừng, săn bắn bừa bãi.

+ Chống ô nhiễm môi trường.

+ Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và tăng độ đa dạng về loài.

+ Tuyên truyền giáo dục trong nhân dân về bảo vệ đa dạng sinh học

Bình luận (0)
Nguyễn Đình Nhật Long
24 tháng 4 2021 lúc 23:50

Câu 3:

Khái niệm động vật quý hiếm:

- Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về : thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học. xuất khẩu... và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trờ lại đây đang có số lượng giảm sút.
- Động vật nào có số lượng cá thể giảm 80% đuợc xếp vào cấp độ rất nguy cấp (CR); giảm 50% thì được xếp vào cấp độ nguy cấp (EN) ; giảm sút 20% thì được xếp ờ cấp độ sẽ nguy cấp (VU). Bất ki một loài động vật quý hiếm nào được nuôi hoặc bảo tồn thì được xếp vào cấp độ ít nguy cấp (LR).

Để góp phần bảo vệ động vật quý hiếm ở Việt Nam, là học sinh em phải:

- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương. 
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương. 
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Bình luận (0)
Nguyễn Đình Nhật Long
24 tháng 4 2021 lúc 23:53

Câu 4:

a) Chuột thuộc bộ gặm nhấm và lớp thú trong nghành động vật có xương sống

b) Chuột có tập tính gặm nhấm mọi thứ cây trồng, đồ dùng trong nhà ở bất cứ nơi nào ngay cả khi không đói. Đó là vì răng cửa của chuột không ngừng mọc dài ra chúng gặm nhấm để giúp răng mòn đi

c) Một số biện pháp sinh học để tiêu diệt chuột: nuôi mèo, bảo vệ các sinh vật tự nhiên là kẻ thù của chuột như chim cú mèo, đại bàng, rắn.

Bình luận (0)
nguyễn phương ngọc
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
24 tháng 10 2021 lúc 20:19

Câu 6: 

- Giảm phân tạo ra giao tử chứa bộ NST đơn bội

- Thụ tinh đã khôi phục bộ NST lưỡng bội

- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể

- Tạo nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hóa

Bình luận (0)
Phía sau một cô gái
24 tháng 10 2021 lúc 20:23

Câu 4:  Điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường:

              NST thường                           NST giới tính
Tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau ở cả hai giớiCó 1 cặp NST tương đồng: XX và 1 cặp NST không tương đồng: XY khác nhau ở hai giới
Tồn tại với số lượng cặp nhiều trong tế bàoThường tồn tại 1 cặp trong tế bào
Quy định tính trạng thường của tế bào và cơ thể.Quy định tính trạng liên quan tới giới tính.

 

Bình luận (0)
Phía sau một cô gái
24 tháng 10 2021 lúc 20:26

Câu 5:

- Quá trình phát sinh giao tử đực:

        + Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên bào (2n NST).

        + Các tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc I (2n NST).

        + Sự tạo tinh bắt đầu từ tinh bào bậc 1 giảm phân tạo ra 2 tinh bào bậc 2 (n NST) ở lần phân bào I và 4 tế bào con ở lần phân bào II, từ đó phát triển thành 4 tinh trùng (n NST).

        + Kết quả là từ 1 tinh nguyên bào (2n NST) qua quá trình phát sinh giao tử cho 4 tinh trùng (n NST).

   - Quá trình phát sinh giao tử cái:

        + Các tế bào mầm cũng nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra nhiều noãn nguyên bào (2n NST).

        + Các noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc I (2n NST).

        + Các noãn bào bậc I tiến hành quá trình giảm phân.

        + Ở lần phân bào I, tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất (n NST) và 1 tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2 (n NST).

        + Ở lần phân bào II, thể cực thứ nhất phân chia tạo ra 2 thể cực thứ 2 (n NST) và noãn bào bậc II tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ 2 (n NST) và 1 tế bào khá lớn gọi là trứng (n NST).

        + Kết quả: từ 1 noãn nguyên bào (2n NST) cho ra 3 thể cực (n NST) và 1 trứng (n NST).

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Giống nhau:

- Đều phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục.

- Đều lần lượt trải qua 2 quá trình: phát triển của các tế bào mầm và giảm phân tạo ra giao tử.

- Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục.

* Khác nhau:

Giai đoạn

Sự phát sinh giao tử đực

Sự phát sinh giao tử cái

Phát triển

- Tế bào mầm sinh tinh phát triển thành tinh bào bậc 1.

- Tế bào mầm sinh trứng phát triển thành noãn bào bậc 1.

Giảm phân I

- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2 có kích thước bằng nhau.

- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho 1 noãn bào bậc 2 có kích thước lớn và 1 thể cực có kích thước nhỏ.

Giảm phân II

- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử có kích thước bằng nhau.

- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 tế bào trứng có kích thước lớn và 1 thể cực có kích thước nhỏ.

Kết quả

- Từ một tế bào sinh tinh qua giảm phân cho 4 tinh trùng.

- Từ một tế bào sinh trứng qua giảm phân cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng.

Bình luận (0)
Lucy heartfilia
Xem chi tiết
Phương Thảo
6 tháng 12 2016 lúc 21:02

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật là :

* Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
* Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

 

* Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
* Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.


 

Bình luận (0)