Định luật I – Niuton xác nhận rằng:
A. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại
B. Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối
C. Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất kì lực nào
D. Khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không thì vật không thể chuyển động được
Định luật I - Niutơn: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
=> Định luật I – Niuton xác nhận rằng: Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất kì lực nào hoặc tổng hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.
Đáp án: C
Aristotle nhận định rằng “Lực là nguyên nhân của chuyển động”. Nhận định này đã tồn tại hàng ngàn năm trước thời đại của Newton. Hãy nêu một số ví dụ minh họa để phản bác nhận định này.
+ Một cái tủ đang đứng lên, dùng tay đẩy tủ, tủ vẫn đứng yên.
+ Một chiếc xe đang chuyển động, dùng tay hãm lại sự chuyển động đó, chiếc xe giảm tốc độ xuống nhưng một lúc sau mới dừng hẳn.
=> Lực không phải là nguyên nhân của chuyển động mà là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc chuyển động của vật.
Aristotle nhận định rằng “Lực là nguyên nhân của chuyển động”. Nhận định này đã tồn tại hàng ngàn năm trước thời đại của Newton. Hãy nêu một số ví dụ minh họa để phản bác nhận định này.
VD:
+ Một cái tủ đang đứng lên, dùng tay đẩy tủ, tủ vẫn đứng yên.
+ Một chiếc xe đang chuyển động, dùng tay hãm lại sự chuyển động đó, chiếc xe giảm tốc độ xuống nhưng một lúc sau mới dừng hẳn.
=> Lực không phải là nguyên nhân của chuyển động mà là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc chuyển động của vật.
Chuyển động bằng phản lực tuân theo định luật nào?
A. I Newton B. bảo toàn động lượng
C. Vạn vật hấp dẫn D. II Newton
3 định luật vạn vật hấp dẫn của Newton ? Nêu ra.
vận dụng định luật III NEWTON giải thích trường hợp dùng búa đống đinh vào gỗ ?
Phát biểu nào sau đây là đúng? Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Newton
A. tác dụng vào hai vật khác nhau
B. không cần phải bằng nhau về độ lớn
C. tác dụng vào cùng một vật
D. phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá
Chọn đáp án A
+ Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Newton tác dụng vào hai vật khác nhau, có cùng độ lớn, cùng giá và ngược chiều
Hãy tìm hiểu và trình bày những hiện tượng trong đời sống liên quan đến định luật III Newton.
Tham khảo:
Một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến định luật III Newton.
- Bắn súng: Khi viên đạn được bắn ra ngoài thì súng sẽ chịu phản lực giật ngược về sau. Vì thế người cầm súng cần phải cầm chắc tay và đúng kĩ thuật nếu không có thể bị chấn thương khi bắn.
- Chuyển động đi bộ trên mặt đất của người: Khi chân người tác dụng một lực lên mặt đất thì mặt đất tác dụng một phản lực lên chân giúp cho người tiến về phía trước.
- Bóng đá: Khi bóng đang bay rơi xuống đất, mặt đất tác dụng phản lực làm bóng có xu hướng bật ngược trở lại.
Hãy tìm hiểu và trình bày những hiện tượng trong đời sống liên quan đến định luật III Newton.
Những hiện tượng liên quan đến định luật III Newton: Trò chơi kéo co; hiện tượng đẩy người về phía trước...