Những câu hỏi liên quan
nguyên phan
Xem chi tiết
fanmu
30 tháng 12 2021 lúc 20:12

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

- Vua tôi nhà Trần đồng lòng kháng chiến

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

 

Bình luận (1)
Bạch Dương Đáng Yêu
Xem chi tiết
Minh Thư
5 tháng 12 2016 lúc 12:54

Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên: (1287 — 1288)
- Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.
- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.
-Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
-Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quản vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :
+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bô' trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.
-Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt

Bình luận (3)
Đăng chu quang
10 tháng 1 2017 lúc 22:12

Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử 1288:

-Vua TrầnvàTrần Hưng Đạo,dự đoán quân giặc sẽ rút quân quacửa sông Bạch Đằng .

-Đầu tháng 4 /1288 Ô Mã Nhi có kỵ binh rút về nước theo hướng sông Bạch Đằng.

-Khi nước triều lên ta cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến rội vờ thua chạy, dụ địch vào trận địa mai phục của ta.

-Khi nước rút, từ 2 bờ sông thuyền nhỏ của ta đổ ra đánh , bị đánh bất ngờ, giặc rút nhanh ra cửa biển, thuyền giặc đâm vào bãi cọc nhọn, bị vỡ và đắm.Hoảng sợ, địch bỏ chạy lên bờ bị quân ta tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt.

-Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi. Cùng lúc này Thoát Hoan phải liều mạng rút chạy về nước.

*Ý nghĩa: tiêu diệt ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên ,quân Nguyên từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt .

luoc_do_chien_thang_bach_dang_nam_1288_500

Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (0)
Thị Lý Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
31 tháng 12 2021 lúc 0:39

- Nhận thấy thời cơ tiêu diệt quân Nguyên đã tới, vua Trần và Trần Quốc Tuấn quyết định mở cuộc phản công và tiến hành việc bố trí mai phục ở sông Bạch Đằng.

- Đầu tháng 4-1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh hộ tống rút về theo đường thủy trên sông Bạch Đằng.

- Khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến gần đến bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo và lọt vào trận địa mai phục đúng lúc nước triều xuống nhanh.

- Từ hai bên bờ, hàng nghìn chuyến thuyền nhỏ của quân Trần đổ ra đánh.

- Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc hoảng hốt, tranh nhau tháo chạy ra biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô lên, bị ùn tắc, vỡ, đắm. Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào thuyền giặc.

- Toàn bộ cánh thủy binh bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.      

Bình luận (0)
1 Quỳnh Anh 7A
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 10 2023 lúc 1:32

Nhà Trần đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, bao gồm:
1. Sử dụng chiến thuật đặt bẫy: Trong trận Bạch Đằng, nhà Trần đã sử dụng chiến thuật đặt bẫy để đánh bại quân Nguyên. Đây là một chiến thuật độc đáo và hiệu quả, giúp quân đội nhà Trần đánh bại quân địch mạnh hơn.
2. Sử dụng địa hình: Nhà Trần đã sử dụng địa hình để tạo ra lợi thế trong cuộc chiến. Ví dụ như trong trận Chi Lăng, nhà Trần đã sử dụng địa hình đồi núi để tạo ra lợi thế trong cuộc chiến.
3. Tinh thần quyết tâm: Tinh thần quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân nhà Trần là một yếu tố quan trọng giúp họ đánh bại quân Nguyên. Nhà Trần đã khuyến khích quân dân cả nước tham gia vào cuộc kháng chiến, tạo ra một sức mạnh đồng lòng khó có thể đánh bại được. Cách đánh giặc độc đáo của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên là sử dụng chiến thuật đặt bẫy và sử dụng địa hình để tạo ra lợi thế trong cuộc chiến. Nhà Trần cũng đã khuyến khích quân dân cả nước tham gia vào cuộc kháng chiến, tạo ra một sức mạnh đồng lòng khó có thể đánh bại được. Đánh giặc của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên giống và khác so với hai lần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên. Giống nhau là nhà Trần đã sử dụng chiến thuật đặt bẫy và sử dụng địa hình để tạo ra lợi thế trong cuộc chiến. Khác biệt là trong ba lần kháng chiến, nhà Trần đã sử dụng tinh thần quyết tâm của quân dân cả nước để đánh bại quân địch, trong khi đó trong hai lần kháng chiến trước đó, nhà Trần chủ yếu dựa vào quân đội chuyên nghiệp để đánh bại quân địch.

Bình luận (0)
Hiếu Phương
Xem chi tiết
phucduc2005
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
24 tháng 12 2021 lúc 21:35

B

Bình luận (2)
phung tuan anh phung tua...
24 tháng 12 2021 lúc 21:37

B

Bình luận (0)
Hiền Thương
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
25 tháng 12 2016 lúc 19:50

2. Phương đông
- Thời gian hình thành sớm, kết thúc muộn
- Chế độ quân chủ tập quyền, vua có quyền lực tối cao
- Nền kinh tế dựa trên Nông nghiệp là chính, kết hợp TCN
- Xã hội phân chia 2 giai cấp chính: Địa chủ và nông dân
Phương tây
- RA đời muộn, kết thúc sớm
- Chế độ dân chủ, quyền lực do 1 hay nhiều nhóm quyết định
- Kinh tế dựa trên thương nghiệp, buôn bán là chính

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
25 tháng 12 2016 lúc 19:53

4. kháng chiến chống quân Nguyên mông lần thứ 3

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
25 tháng 12 2016 lúc 19:53

6. ý nghĩa :

Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực
của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

 

Bình luận (0)
Lê Yến Nhi
Xem chi tiết
✟şin❖
11 tháng 12 2021 lúc 15:02

Câu 42: Bài “Hịch tướng sĩ”của Trần Quốc Tuấn được viết vào thời điểm nào?

A. Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất.

B. Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.

C. Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba.

Bình luận (0)
Nguyễn hoàng anh
11 tháng 12 2021 lúc 15:02

B. Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh hiếu
11 tháng 12 2021 lúc 15:02

B

Bình luận (0)
Yin Ckan
Xem chi tiết
qlamm
27 tháng 12 2021 lúc 16:29

C

D

Bình luận (0)
Huỳnh Thùy Dương
27 tháng 12 2021 lúc 16:31

Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên của quân dân nhà Trần diễn ra trong những năm *

A,1285 - 1286.

B.1286 - 1287 .

C.1287 - 1288

D.1288 - 1289

Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua nhà Trần như thế nào khi quân Mông Cổ vào Thăng Long? 

A.Xây dựng phòng tuyến ngăn chặn bước tiến quân xâm lược.

B.Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.

C.Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán.

D.Thực hiện nghiêm chủ trương “Vườn không nhà trống”.

Bình luận (1)
Huỳnh Thùy Dương
27 tháng 12 2021 lúc 16:31

C

D

Bình luận (0)