Những câu hỏi liên quan
Khánh Ngọc Trần Thị
Xem chi tiết
Thư Phan
30 tháng 11 2021 lúc 22:20

Kiểm tra giữa kì thì bạn phải tự làm

Bình luận (1)
minh nguyet
30 tháng 11 2021 lúc 22:20

Bài giữa kì thì em tự làm đi, không tự làm thì làm sao viết Văn hay lên được

Bình luận (1)
Kudo Shinichi AKIRA^_^
30 tháng 11 2021 lúc 22:22

WAO WAO Ko đọc nội quy à

Bình luận (2)
C-Chi Nợn
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
26 tháng 10 2021 lúc 21:50

Tham Khảo:

https://download.vn/dong-vai-gion-xi-ke-lai-truyen-chiec-la-cuoi-cung-46849

Bình luận (2)
Nguyễn
26 tháng 10 2021 lúc 21:51

Tham khảo 

Tôi sắp chết rồi!

 

Sinh mạng tôi bây giờ gắn liền với chiếc lá thường xuân nhỏ bé ngoài kia. Than ôi, căn bệnh viêm phổi nan y cùng tình cảnh túng quẫn của tôi hiện giờ có khác gì những chiếc lá thường xuân yếu đuối, bám vào bờ tường với cái cuống mỏng manh trước cơn gió táp? Tự tôi cũng biết mình chẳng còn chút hi vọng nào.

 

Xiu đến rồi, lại có cả cụ Bơ-men. Ôi hai con người mà tôi hằng yêu quý! Tôi nào muốn phải rời xa họ, nhưng mệnh tôi đã tận. Tôi ngồi lắng nghe lời khuyên của hai người họ một cách vô hồn, vì dù ngôn ngữ có thuyết phục đến đâu, thì vẻ lo lắng đan xen chút tuyệt vọng nơi đáy mắt họ đã nói lên tất cả.

 

Tôi yêu cầu chị Xiu mở cửa sổ ra. Đúng như dự đoán, những dây thường xuân mơn mởn ngày nào giờ đây chỉ còn lại vài chiếc lá trơ trụi, tưởng như chỉ một cơn gió nữa thôi, tất cả đều sẽ rơi xuống. Trong ánh mắt ngán ngẩm đầy chua xót của hai con người đáng mến, tôi lạnh lùng tuyên bố: “Chỉ đêm nay nữa thôi. Sáng mai chắc hẳn chiếc lá cuối cùng đã lìa cành và cùng lúc đó, em cũng sẽ nhắm mắt buông xuôi lìa đời."

 

Chị Xiu và cụ Bơ-men dắt nhau sang bên phòng khách để tôi nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và ngừng nghĩ quẩn. Tôi không biết hai người họ đang làm gì. Có thể là tự an ủi nhau, có thể là nghĩ cách giúp tôi khỏi bệnh, cũng có thể làm mẫu, vẽ tranh như lúc bình thường, nhưng dù làm gì cũng vô ích, sẽ không bao giờ có chuyện chiếc lá cuối cùng còn đủ khả năng bám trụ qua đêm mưa bão như thế này. Ngủ đi Giôn-xi, hãy ngủ yên giấc vì ngày mai mày sẽ lìa đời.

 

Ấy thế mà chuyện không tưởng đã thực sự xảy ra! Sáng hôm nay, tôi yêu cầu Xiu mở cửa sổ. Vẻ mặt chị ấy từ đau buồn bỗng chuyển sang ngạc nhiên tột độ, khiến tôi tò mò nhìn ra cửa sổ. Cuối cùng tôi cũng thấy được điều gì khiến chi Xiu và giờ là cả tôi ngạc nhiên đến thế. Chiếc lá thường xuân vẫn ở nguyên trên cành!

 

Thật bất ngờ! Thật kì diệu! Tại sao chuyện như vậy lại có thể xảy ra? Suốt buổi chiều hôm đó, tôi ngồi ngắm chiếc lá cuối cùng. Nó đã ngã vàng và trông rất tàn tạ. Ấy thế nhưng dù bao nhiêu cơn gió thổi qua, chiếc lá mỏng manh và xơ xác ấy vẫn kiên cường chống chọi, không hề lung lay suy chuyển. Tôi bỗng nghe thấy trong tâm trí mình một giọng nói mơ hồ. Này Giôn-xi, hỡi Giôn-xi! Sao mày lại có thể ngu ngốc đến thế? Nhìn xem, nhìn chiếc lá cuối cùng kia xem! Một chiếc lá thường xuân nhỏ nhoi tàn tạ lại có thể chống chọi lại với mưa giông gió táp. Vậy mà mày-một cô gái trẻ- lại đầu hàng trước một cơn bão nhỏ của cuộc đời? Chỉ cần tĩnh dưỡng là mày sẽ khỏe lại và có thể hoàn thành giấc mơ của mày mà! Thức tỉnh đi! Bao nhiêu người yêu thương mày!

 

Vào giây phút đó, tôi nhận ra bản thân yếu đuối đến đáng trách như thế nào. Phải rồi, tội gì lại nằm chờ chết trong khi người thân của tôi và thậm chí cả bác sĩ đều nói tôi còn hi vọng? Tôi ngồi dậy và thổ lộ những ước muốn với Xiu, bảo mình đã vui vẻ trở lại. Chị ấy vui mừng đến bật khóc.

 

Ngày hôm sau, Xiu kể cho tôi nghe sự thật đằng sau chiếc lá cuối cùng. Cụ Bơ-men đã hi sinh cả tính mạng của mình để vẽ chiếc lá đó vào đêm giông bão! Tôi cảm động đến mức không thể nói nên lời, lòng thầm coi cụ Bơ-men là người cha thứ hai của mình. Tôi sẽ dùng cả cuộc đời rộng mở này để nối tiếp giấc mơ của cụ- Vẽ một kiệt tác.

 

Tôi sống lại rồi.

 

 

Bình luận (0)
minh nguyet
26 tháng 10 2021 lúc 21:54

Em tham khảo nhé:

Mùa đông! Gã viêm phổi lang thang thọc bàn tay lạnh buốt vào các khu nhà tồi tàn và tôi - Giôn-xi, một họa sĩ nghèo đã trở thành một trong số nạn nhân đầu tiên của gã. Nghèo túng, bệnh nạn khiến tôi tuyệt vọng tâm thế dành hết cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.

Tôi xùng Xiu - một đồng nghiệp, thuê trọ trên một căn gác gần công viên Oa-sinh-tơn, tầng dưới cụ Bơ-men đã già 60 tuổi hay ngồi làm mẫu cho chúng tôi vẽ tranh ở tầng dưới. Giờ đây thời tiết mùa đông rất khắc nghiệt. Mưa phũ phàng và gió vùi dập kéo dài triền miên không dứt. Gió bấc ào ào động vào cửa sổ mưa bồm bộp quất nước. Cây thường xuân bám trên bức tường gạch nhà bên đối diện với cửa sổ căn phòng của tôi đang trút lá. Tôi đợi khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì tôi cũng hà đời.

Chị Xiu thường xuyên động viên an ủi chăm sóc tôi. Nhưng tôi chẳng để ý. Lúc này tôi thấy tâm hồn mình thật cô đơn, mọi sợi dây giàng buộc với bạn bè với cuộc sống cứ lới rộng dần từng sợi một. Trời vừa hửng sáng tôi đã thều thào nhờ chị Xiu kéo tấm mành mảnh lên. Ôi kìa! Vẫn còn một chiếc lá duy nhất đơn độc dũng cảm treo bám vào tường cuống lá xanh sẫm nhưng hình như rìa răng cưa đã úa vàng trắc chắn nó sẽ rụng nhanh. Vậy mà cả ngày hôm ấy tôi vẫn nhìn thấy nó. Cả đêm mưa gió vẫn tiếp tục ào ào. Trời vừa sáng tôi lại yêu cầu Xiu kéo tấm mành mảnh lên. Lạ chưa, chiếc lá vẫn còn ở đó. Tại sao nó không rụng nhỉ? Sức mạnh nào đã giúp nó vượt lên trên sự khắc nghiệt của thời tiết, phải chăng đó là sự gan góc dũng cảm bền bỉ? Còn tôi thì sao? Tôi đã buông xuôi chán nản tuyệt vọng đầu hàng số phận. Tại sao chiếc lá có thể còn tôi không thể tồn tại? Tôi thấy mình thật yếu đuối vô dụng, phải lấy lại niềm tin nghị lực sống! Nhất định phải thế! Tôi bèn nhờ chị Xiu lấy cho chút rượu chút sữa kê lại chiếc gối để ngồi lên lấp gương coi gương mặt của mình. Tôi tâm sự với chị: "Muốn chết là một tội! Một ngày nào đó em sẽ về vịnh Na-Plơ". Sự sống dần hồi sinh trong tôi. Nhờ thuốc men của bác sĩ, sự tận tình chăm sóc của Xiu và nghị lực lòng ham sống của tôi, cuộc sống lại mỉm cười với tôi.

 

Buổi chiều chị Xiu ôm lấy tôi và cả chiếc gối kể cho tôi nghe "Cụ Bơ-men đã chết rồi em ạ, em có thấy chiếc lá chẳng bao giờ rung rinh bởi đó là kiệt tác của cụ bơ-men cụ đã vẽ nó vào các đêm chiếc lá cuối cùng rụng xuống". Trời ơi! Cụ Bơ-men đã chết rồi sao. Chết vì sự ngốc nghếch ý nghĩa kì quặc của tôi ư. Tôi choáng váng ân hận day dứt. Một người sống cô độc như cụ Bơ men khao khát vẽ kiệt tác mà chưa bao giờ thực hiện được. Giờ đây chỉ vì muốn cứu tôi mà cụ đã hi sinh tính mạng của mình phải rồi đó chính là kiệt tác của cụ bởi nó được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt đêm tối mưa phũ phàng gió vùi dập nó giống thật đến mức tôi và chị Xiu không nhận ra đó là một bức vẽ. Nó cứu sống tính mạng của tôi nhưng lại cướp đi tính mạng người tạo ra nó. Nó là sản phẩm kết tinh của tài năng trái tim yêu thương vô hạn đức hi sinh và lòng vị tha. Nó còn khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính hướng tới phục vụ cuộc sống của con người.

Cảm ơn cụ! Giờ đây tôi phải làm gì để xứng đáng với sự ra đi của cụ? Tôi phải sống tốt hơn khỏe mạnh vẽ kiệt tác Vịnh Na-Plơ, đi khắp trái đất đem nghệ thuật chân chính phục vụ cuộc sống con người. Ca ngợi những tấm lòng cao cả biết hi sinh vì người khác.

Bình luận (0)
Nam per
Xem chi tiết
ʍ๏ɲ ȼhąɲ
Xem chi tiết
Nguyễn
21 tháng 11 2021 lúc 10:07

tham khảo:

https://www.google.com/url?sa=t&source=web&rct=j&url=https://download.vn/dong-vai-gion-xi-ke-lai-truyen-chiec-la-cuoi-cung-46849%3Fmode%3Damp&ved=2ahUKEwiOobqpvKj0AhXRr1YBHYnjDgMQFnoECAQQAQ&usg=AOvVaw2vxWj8CNOpQ3lrKOwLsmJA&ampcf=1

Bình luận (0)
Bá Long
Xem chi tiết
Hoàng Đức
11 tháng 3 2021 lúc 20:24

Văn học Việt Nam là kho tàng của những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ tích đã nhẹ nhàng đi vào lời ru của bà, của mẹ. “Cây khế” là một trong những truyện cổ tích gần gũi, thân quen với tuổi thơ các bạn nhỏ. Tôi chính là nhân vật Chim Thần trong truyện cổ tích đó. Hôm nay, tôi xin được kể lại câu chuyện để chúng ta cùng suy nghĩ ý nghĩa của nó.

Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều mất sớm. Người anh tham lam lười biếng. Người em lại hiền lành, chăm chỉ. Khi hai anh em lấy vợ chưa được bao lâu thì người anh chia gia tài. Vốn bản tính tham lam sẵn có lại cậy thế mình là anh cả hắn chiếm hết tài sản cha mẹ để lại chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ngọt. Vợ chồng người anh sống sung sướng, an nhàn trên gia tài có sẵn còn người em thì phải đi cày thuê cuốc mướn sống qua ngày. Tuy cuộc sống vất vả nhưng ngày nào người em cũng không quên tưới nước, chăm sóc cho cây khế.

Mùa khế năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra hoa kết trái, cành nào cành ấy đều sai trĩu quả. Vợ chồng người em thầm nghĩ bán quả lấy tiền mua thóc gạo. Tôi vốn rất thích ăn trái cây. Một hôm, tình cờ lại bay ngang qua khu vườn của người em, thấy những quả khế chín mọng hấp dẫn, tôi vội sà xuống ăn hết trái này đến trái khác. Thấy tôi ăn khế, người em ở đâu đi đến đứng ngước mắt nhìn tôi, anh ta không đuổi tôi đi mà chỉ buồn rầu than thở với tôi:

- Chim ơi! Gia tài nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này thôi. Chim ăn hết rồi, tôi biết lấy gì để sống?

Tôi vốn là loài chim biết trả ơn bèn đáp:

- Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Vợ chồng người em có vẻ bất ngờ vì tôi biết nói tiếng người. Nhưng cũng theo lời đi may một cái túi ba gang. Mấy hôm sau, theo như lời hẹn, tôi bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Người em thấy vàng chất đầy đảo nhưng không hề tỏ vẻ tham lam, chỉ lấy đủ một túi ba gang rồi nhờ tôi chở về nhà. Từ đó, cuộc sống người em trở nên sung túc, giàu có. Vợ chồng người em còn đem tiền và gạo giúp đỡ mọi người trong vùng.

Chuyện đến tai người anh. Người em không giấu diếm kể hết sự việc. Lòng tham nổi lên, người anh bèn gạ đổi gia tài của mình để lấy cây khế. Vợ chồng người em đồng ý, thế là anh ta chuyển về chỗ người em ở. Mùa khế ra hoa kết trái năm sau tôi lại đến ăn như lần trước.

Người anh cũng than thở với tôi y như người em. Tôi vẫn đáp:

- Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng.

Anh ta vui mừng khôn xiết, nhưng hai vợ chồng người anh lại may một cái túi to đến mười hai gang. Tôi đưa anh ta đến đảo lấy vàng. Đến nơi, anh ta hoa cả mắt, hì hục nhét vàng bạc châu báu chật cứng cả cái túi mười hai gang và cố gắng nhét đầy mọi chỗ trên người mình. Lúc trở về, ì à ì ạch leo lên lại tụt xuống mãi hắn mới bò lên được lưng tôi. Nhưng vì nặng quá, tôi phải vỗ cánh đến mấy lần mới nhấc mình lên khỏi mặt đất được. Đường về nhà hắn phải bay qua biển rộng, phần vì chở quá nặng, phần vì có một luồng gió bất chợt thổi đến, tôi không giữ được thăng bằng, bèn nghiêng cánh hất hắn và cả túi vàng xuống biển sâu.

Câu chuyện qua đã lâu nhưng vẫn nhắc nhở mỗi người không nên tham lam. Tham lam sẽ nhận lại hậu quả thích đáng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đức Minh Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo	Ngọc
19 tháng 3 2023 lúc 18:43

đóng vai nv người anh trong câu chuyện cây khế

Cha mẹ mất sớm, tôi sống cùng với em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn. Rồi tôi và em trai cũng đến tuổi lấy vợ. Từ đó, tình cảm giữa hai chúng tôi không còn mặn mà như xưa nữa.

Hai vợ chồng tôi tính đến chuyện ở riêng cho hai vợ chồng người em. Tôi bàn với vợ, lấy tài sản và chia cho em trai căn nhà tranh lụp xụp trước nhà có một cây khế. Tuy vậy, hai vợ chồng cậu em không phàn nàn một lời, vẫn chịu khó làm ăn. Cho đến một hôm nghe người ta nói chuyện hiện nay vợ chồng người em đã rất giàu có thì tôi lấy làm tò mò liền sang gặp gỡ hỏi thăm. Em trai tôi thật thà nên đã kể lại mọi chuyện cho tôi nghe.

Hằng ngày, vợ chồng nó vẫn chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Bỗng một hôm, có con chim lạ bay đến ăn khế của em. Nó ăn rất nhiều khế trên cây, ăn những quả thơm ngon nhất, cứ như thế suốt gần tháng trời.

Em tôi liền nói với chim, thì nó trả lời thế này:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng nó làm theo lời chim. Sáng hôm sau, như đã hẹn chim bay đến đưa em tôi đi lấy vàng. Đặt chân lên đảo, có biết bao thứ đá quý, bạc vàng. Nhưng đứa em dại dột của tôi chỉ lấy một ít vàng và kim cương rồi ra về. Từ đấy, cuộc sống của nó trở nên khá giả.

Biết rõ câu chuyện, tôi bàn mưu cùng vợ, gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Thế là từ đó, tôi chỉ có một việc là trông mong chim lạ bay đến ăn khế. Lâu dần, con chim cũng xuất hiện. Không thể kiên nhẫn ợi lâu hơn nữa, khi chim thần vừa ăn được vài quả tôi đã chạy ra hỏi như những gì em tôi đã nói. Và tôi cũng được chim lạ trả lời y hệt. Chỉ chờ có thế, vợ chồng tôi hí hửng, vội vàng may túi. Nhưng không phải túi ba gang như cậu em ngốc nghếch, tôi may hẳn một túi sáu gang.

Sáng hôm sau, chim thần cũng bay đến đưa tôi đến đảo vàng. Vừa đặt chân lên đảo tôi đã hoa mắt trước bao nhiêu vàng và đá quý. Càng vào sâu bên trong, tôi càng choáng ngợp. Quên hết mọi mệt nhọc, tôi ra sức nhét thật nhiều vàng vào cái túi sáu gang đã chuẩn bị. Dường như thấy vẫn chưa đủ, tôi còn cố nhét thêm vào ông tay áo và ống quần, rồi buộc chặt lại. Chim thần đợi tôi lâu quá nên thúc giục ra về. Nằm trên lưng chim, tôi vui mừng, tưởng tượng về cuộc sống giàu sang sắp tới của mình. Đang mơ màng sung sướng, bỗng một cơn gió thổi mạnh. Thì ra chim thần đã bay tới biển. Rồi bỗng nhiên, chim thần đâm bổ xuống biển. Sóng cuốn hết tất cả vàng bạc tôi vừa lấy được. Tôi kêu cứu, nhưng chim thần đã bay lên trời. Tôi vùng vẫy giữa nước biển mênh mông, hối hận vì lòng tham của mình.

Bình luận (0)
Đặng Nguyễn Bảo Uyên
19 tháng 3 2023 lúc 20:04
Đóng vai nhân vật - Lí Thông

Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Cậu ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về ở cùng với mình và mẹ già.

Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.

Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh. Mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật nhà vua nuôi, không giết được và bảo Thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi. Thạch Sạch tin lời ngay. Sau khi lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.

Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa. Tình cờ, tôi gặp được Thạch Sanh. Tôi kể cho cậu ta nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Cậu ta dẫn tôi cùng quân lính đến hang của đại bàng. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lấy dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi Thạch Sanh cứu được công chúa, tôi sai người lấp cửa hang lại.

   
Bình luận (0)
Phạm Lê Thúy Anh
Xem chi tiết
MinMin
29 tháng 10 2021 lúc 21:36

Em tham khảo phần này nhé!

Khi đó, tôi chợt thấy hai thằng lính nhà ông trưởng làng nấp dưới khóm lau trước sân, tay chúng còn cầm cả dây thừng và một cái bao. Vì chúng chẳng phải hạng người tốt lành gì nên tôi cũng tránh đi luôn.

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi thì mới biết rằng, lão bán Cậu Vàng đi thật, não nói:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

Đến bấy giờ tôi mới biết hai thằng lính hôm qua đứng đấy làm gì.

- Cụ bán rồi? - Chồng tôi hỏi lão.

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lúc này tôi chỉ tập trung vào lão Hạc, lão còn cố làm ra vẻ vui vẻ nữa chứ. Chắc cũng đoán ra sự tình, chồng tôi mới hỏi thêm:

- Thế nó cho bắt à?

Trong đầu tôi cũng thắc mắc, cậu Vàng là chú chó thông minh mà lại để chúng lôi đi dễ dàng như vậy sao. Lão Hạc co rúm lại chống tay lên trán, dường như không chịu nổi sức nặng của chính mình, lão đổ phịch xuống sân, lão hu hu khóc, vừa khóc lão vừa nói:

- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng:"A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Mọi chuyện thì ra là như vậy, tôi cảm thấy lão thật khổ, khuôn mặt già nua với đầy nếp nhăn như xô ép khiến nước mắt lão chạy ra vậy. Chồng tôi lúc này cũng xúc động ngồi xuống an ủi lão. Thấy vậy tôi cũng ra ngoài làm việc tiếp. Tính ra tôi cũng chẳng thương tiếc gì cho con chó của lão, tôi chỉ tủi cho lão đã già mà khổ, vậy thôi

Bình luận (1)
Miamoto Shizuka
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
30 tháng 10 2016 lúc 10:00

2.tôi là 1 thầy giáo nghèo sống an phận trong làng. Mọi người gọi tôi bằng cái tên thân mật "ông giáo". Là 1 người trí thức, ko sung sướng hơn những người khác nhưng sống giữa những người nông dân đói kém, mất mùa những năm 1943 như thế này tôi ko khỏi đâu lòng, xót xa. Người khiến tôi phải suy nghĩ hìu nhất là lão Hạc-1 ông lão cô độc sống gần nhà tôi. Tôi ko thể nào quên đc hình ảnh của lão khi chìu qua lão đến nhà tôi báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đâu khổ tột độ.
chiều qua tôi đang chuẩn bị xếp lại mấy quyển sách thì lão sang chơi, vừa nhìn thấy tôi lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !
tôi hơi giật mình hỏi lại:
- Cụ bán rồi?
lão gật gật:
- Bán rồi hoc vừa bắt xong
lão cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt của lão ầng ậc nước, tôi quặn lại trong lòng chỉ muốn ôm choàng lấy lão. Trong lòng tôi lúc này ko còn hình bóng của 5 quyển sách mà tôi yêu quí hơn những ngón tay của mình nữa tôi chỉ thấy ái ngại cho lão hạc. lão đã đau đớn lắm khi bán ***** ấy, ko đành lòng để lão khổ thế kia tôi hỏi:
-thế cho nó bắt à?
tôi hỏi cho có chuyện vậy thôi nhung ko ngờ mặt lão đột nhiên co rúm lại.nhũng vết nhăn xô lại ép nước mắt chảy ra, cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mếm của lão mếu như con nít. lão hu hu khóc...giọng lão mếu mó trông thật là tội nghiệp:
- ông giáo ơi ..nó có biết gì đâu.. nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng rỡ..nó ko ngờ tôi nhân tâm lừa nó..
lão nức nở, thều thào 1 hơi dài như muốn chia sẻ nỗi đau, tôi cũng có phần luống cuống: nhìn người khác khóc lóc, đau đớn mà mình ko giúp đc gì tôi thấy mình mang tội. Tôi lắp bắp mấy lời an ủi :
- cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ai nuôi chó mà chẳng bán hay giết thịt. ta giết nó chính là ta hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp đẻ nó làm kiếp khác
nhưng lại như lần trước lời an ủi của tôi chỉ làm cho lão nghĩ ngợi hơn, lão chua chát bảo:
ông giáo nói phải. kiếp ***** là kieps khổ thì ta hóa kiếp để nó thành kiếp người , may ra có sung sướng hơn 1 chút ... kiếp người như tôi chẳng hạn
nghe lão nói tôi cũng rùng mình chua chát cho chính thân phận của mình nữa. tôi bùi ngùi nhín lão bảo:
kiếp ai cũng thế cụ ạ. cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng

gương mặt lão tê dại đi, đôi mắt lão đã đục màu như nhìn đăm đăm vào 1 chốn nào đó
thế thì kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật xứng?
câu hỏi của lão còn ám ảnh tôi cho đến bây giờ. lúc đó tôi lảng đi = 1 câu đùa để mời lão ăn khoai uống nước . nhưng giờ đâ, ngồi lại 1 mình, tôi lại đem câu hỏi ấy ra để tự vấn lòng mình. chao ôi! đồng bào tôi trong cái tối đất, tối trời của xã hội còn bao người đau khổ , lầm than như thế? mà đời tôi cũng khác gì đâu? nhưng tôi lại thấy lóe lên trong lòng 1 tia sáng của niềm tự hào, niềm tin: đồng bào tôi tuy đó khổ, nghèo nàn nhưng vẫn giữ trọng vẹn nhân cách . Nỗi đau của lão hạc là nỗi đau của lòng tự trọng, nỗi đau của 1 tâm hồn cao đẹp

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
30 tháng 10 2016 lúc 10:01

3.Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.


Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia! Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Bình luận (1)
Nguyễn Mai Anhh
Xem chi tiết
vanhaks
4 tháng 2 2018 lúc 18:47

I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ

- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

- Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó

2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó liên quan đến ai

- Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuyện

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

Bình luận (0)
vanhaks
4 tháng 2 2018 lúc 18:48

a. Mở bài

Giới thiệu bạn mình là ai?

Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?

b. Thân bài

Kể về kỉ niệm đó:

Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?

Sự việc chính và các chi tiết.

Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

c. Kết bài

Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?

Suy nghĩ của em về người bạn đó.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Ngân
4 tháng 2 2018 lúc 19:00

Mình tìm được 2 dàn ý chi tiết, K mình nha 

Dàn ý kể về một kỷ niệm khó quên về tình bạn số 1

I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ

- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

- Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó

2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó liên quan đến ai

- Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuyện

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

III. Kết bài

Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. Nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.

Dàn ý kể về một kỷ niệm khó quên về tình bạn số 2

1. Mở bài:

- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).

2. Thân bài:

- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.

- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).

- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).

- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).

3. Kết bài:

Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.

Dàn ý kể về một kỷ niệm khó quên về tình bạn số 3

a. Mở bài

Giới thiệu bạn mình là ai?

Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?

b. Thân bài

Kể về kỉ niệm đó:

Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?

Sự việc chính và các chi tiết.

Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

c. Kết bài

Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?

Suy nghĩ của em về người bạn đó.

Bình luận (0)