Dựa vào hình 12.3 trang 45, xác định 5 trung tâm công nghiệp lớn tiêu biểu nước ta. Kể tên các ngành công nghiệp của 5 trung tâm đó
Dựa vào hình 12.3 trang 45, xác định 5 trung tâm công nghiệp lớn tiêu biểu nước ta. Kể tên các ngành công nghiệp của 5 trung tâm đó
Dựa vào Atlat Địa lý Việt nam, hãy xác định các trung tâm công nghiệp lớn và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm? Kể tên các vùng công nghiệp nước ta?
a. Các trung tâm công nghiệp lớn và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm:
- Hà Nội: Luyện kim đen, cơ khí, sản xuất ô tô, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.
- Hải Phòng: Nhiệt điện, luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, điện tử, vật liệu xây dựng, dệt, may, chế biến nông sản.
- Tp Hồ Chí Minh: Nhiệt điện, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, đóng tàu, điện tử, sản xuất ô tô, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.
- Biên Hòa: Cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt, may, chế biến nông sản.
b. Các vùng công nghiệp nước ta
Theo quy định của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp:
-Vùng 1 : Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh
-Vùng 2 : Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
- Vùng 3 : Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận
- Vùng 4 : Các tỉnh Tây Nguyên trừ Lâm Đồng
- Vùng 5 : Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng
- Vùng 6 : Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long .
– Các trung tâm công nghiệp, các điểm công nghiệp theo giá trị sản xuất được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu, phương pháp này cho phép định vị chính xác vị trí địa lí của các trung tâm và điểm công nghiệp, đồng thời thể hiện được cả quy mô và cơ cấu ngành của từng trung tâm công nghiệp. Quy mô của các trung tâm công nghiệp được tính theo giá trị sản xuất thông qua 4 bậc quy ước từ dưới 9 nghìn tỉ đồng; 9-40 nghìn tỉ đồng; 40-120 nghìn tỉ đồng và trên 120 nghìn tỉ đồng. Trong các vòng tròn còn có kí hiệu các ngành công nghiệp được biểu hiện bằng các kí hiệu hình học và kí hiệu trực quan. Thông qua các bậc và kí hiệu này, người đọc có thể tìm hiểu được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp:
+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch. Đó là hướng Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than), Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất – giấy), Hòa Bình – Sơn La (thủy điện), Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, điện, xi măng).
+ Ở Nam Bộ hình thành dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh (lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp), Biên Hòa, Vũng Tàu (hai trung tâm lớn) và Thủ Dầu Một. Hướng chuyên môn hóa ở đây rất đa dạng, trong đó có một vài ngành công nghiệp tương đối non trẻ, nhưng lại phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện từ khí.
+ Dọc theo duyên hải miền Trung, ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất, còn có một vài trung tâm khác (Vinh, Quy Nhơn, Nhà Trang…).
– Ngoài ra, ở trong trang 21 còn có biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2000 – 2007 và hai biểu đồ tròn phản ánh giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế và giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp (năm 2000, 2007). Các biểu đồ làm cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về các khía cạnh của nền công nghiệp Việt Nam.
Đọc thông tin, quan sát hình 26.1 và dựa vào bảng 26.3, hãy:
- Kể tên một số trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp của mỗi trung tâm.
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp Trung Quốc.
Tham khảo:
- Các trung tâm công nghiệp
+ Trung tâm công nghiệp Bắc Kinh, có các ngành: sản xuất ô tô, cơ khí, dệt - may, hóa chất, điện tử - tin học, nhiệt điện.
+ Trung tâm công nghiệp Thượng Hải, có các ngành: hóa chất, điện tử - tin học, đóng tàu, luyện kim đen, luyện kim màu, thực phẩm, chế tạo máy bay.
+ Trung tâm công nghiệp Lan Châu, có các ngành: hóa chất, cơ khí, dệt - may, luyện kim màu, khai thác đồng, khai thác than đá.
- Tình hình phát triển chung:
+ Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, tạo nên sức mạnh nền kinh tế Trung Quốc, chiếm 37,8% GDP (2020).
+ Có tốc độ tăng trưởng cao và thu hút đầu tư nước ngoài lớn.
+ Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, phát triển các ngành ứng dụng công nghệ cao.
- Sự phát triển của một số ngành công nghiệp nổi bật:
+ Công nghiệp khai thác than:
▪ Đứng đầu thế giới về khai thác than, chiếm 50 % sản lượng than thế giới; trung bình mỗi năm khai thác khoảng trên 1 tỉ tấn than.
▪ Than được khai thác nhiều ở phía đông bắc (tỉnh Sơn Tây, tỉnh Thiên Tây) và phía tây nam (tỉnh Tứ Xuyên).
+ Công nghiệp sản xuất điện:
▪ Sản lượng điện của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới.
▪ Trung Quốc phát triển mạnh thuỷ điện; có 11 nhà máy trong số 25 nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới (năm 2020).
▪ Năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển, Trung Quốc đứng đầu châu Á về điện gió, dẫn đầu thế giới trong sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời (năm 2020).
+ Công nghiệp luyện kim:
▪ Là ngành phát triển sớm và được chú trọng đầu tư. Hiện nay, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về luyện thép, luyện nhôm.
▪ Các trung tâm công nghiệp luyện kim lớn là: Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương,...
+ Công nghiệp dệt may, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng:
▪ Được phát triển từ sớm để đáp ứng nhu cầu trong nước và tận dụng nguồn lao động. Trung Quốc tăng cường đổi mới công nghệ, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng mẫu mã nên sản phẩm của các ngành này có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
▪ Các ngành này tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp vùng duyên hải.
+ Công nghiệp chế tạo:
▪ Phát triển nhanh và ngày càng hiện đại. Trung Quốc là nước sản xuất xe ô tô đứng thứ ba trên thế giới, đứng hàng đầu thế giới về sản xuất thiết bị bay không người lái, sản xuất thiết bị viễn thông.
▪ Các trung tâm lớn là: Thiên Tân, Bắc Kinh, Trùng Khánh,...
Dựa vào hình 12.3 (SGK trang 45), hãy xác định hai khu vực tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Kể tên một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho hai khu vực trên.
- Hai khu vực tập trung công nghiệp cao nhất cả nước: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ.
- Một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu:
+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long,...
+ Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một...
dựa vào alat địa lý việt nam hoặc lược đồ sgk/t45 rồi kể tên các trung tâm công nghiệp và tên các ngành trọng điểm của trung tâm công nghiệp đó
TK :
các trung tâm công nghiệp của Đông Nam Bộ;
-Thủ Dầu 1
-TP,Hồ Chí Minh
-Biên Hòa
-Bà Rịa -Vũng Tàu
ngành công nghiêp trọng điểm;
Khai thác nhiên liệu Điện sản xuất Cơ khí – Điện tử Động cơ điện Hoá chất Sơn hoá học Vật liệu xây dựng Xi măng Dệt may Quần áo ,Chế biến lương thực thực phẩm
Dựa vào bản đồ phân bố công nghiệp (hình 31.2), hãy xác định cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi.
Tham khảo!
- Cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi:
+ Trung tâm công nghiệp Prê-tô-ri-a có các ngành: sản xuất ô tô, thực phẩm, dệt may, khai thác kim cương.
+ Trung tâm công nghiệp Giô-han-ne-xbua có các ngành: sản xuất ô tô, thực phẩm, luyện kim màu, hóa chất, khai thác vàng.
+ Trung tâm công nghiệp Đuốc-ban có các ngành: sản xuất ô tô, thực phẩm, luyện kim màu, luyện kim đen.
+ Trung tâm công nghiệp Đông Luân Đôn có các ngành: thực phẩm, dệt may, chế biến lâm sản.
+ Trung tâm công nghiệp Po Ê-li-da-bét có các ngành: sản xuất ô tô, hóa chất, luyện kim đen, dệt may.
+ Trung tâm công nghiệp Kếp-tao có các ngành: sản xuất ô tô, dệt may, chế biến lâm sản.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam em hãy: Kể tên 3 trung công nghiệp của Đồng bằng Sông Cửu Long có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng. Kể tên các ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiêp đó
Hướng dẫn trả lời:
Nêu tên 3 trong các trung tâm công nghiệp sau: Long Xuyên, Kiên Lương, Rạch Gía; Cà Mau, Sóc Trăng.
Kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm kinh tế đó dựa theo kí hiệu.
Ví dụ: Long Xuyên: Cơ khí, chế biến nông sản.
Kiên Lương: Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng
Rạch Gía: Cơ khí, chế biến nông sản
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Vũng Tàu.
Hướng dẫn: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam: 1. Xác định trung tâm công nghiệp Vũng Tàu (trang công nghiệp(21)/trang vùng Đông Nam Bộ - Đồng bằng sông Cửu Long (29).
Trả lời: Các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Bà Rịa Vũng Tàu là: Nhiệt điện, luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, hóa chất - phân bón, dệt - may, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
Tên, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Tp Hồ Chí Minh : rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện kim, dệt, may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất oto, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
- Biên Hòa ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo
- Thủ Dầu Một ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy, xenlulo
- Vũng Tàu ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng
dựa vào tập bản đồ địa lí 8 trang 11
a. tên các trung tâm công nghiệp Tây Nam Á
b. tên các ngành công nghiệp của CÔOET