Những câu hỏi liên quan
Phạm Như
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
20 tháng 12 2021 lúc 13:28

tùy bút

vì tác giả cảm nhận rồi viết lên văn bản ấy

Bình luận (0)
Rosa Tang
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
15 tháng 1 2023 lúc 20:48

- Bởi trong cơ thể con người mỗi loại tế bào đều có một cấu trúc và đều thực hiện một chức năng khác nhau.

Bình luận (0)
Myn_say_hi^^
15 tháng 1 2023 lúc 19:43

Các tế bào bên trong cơ thể có cấu tạo “chuyên biệt”. Điều này có nghĩa là mỗi loại tế bào thực hiện một chức năng riêng và đặc biệt. Vì lý do này, mỗi loại trong số 200 loại tế bào khác nhau trong cơ thể có cấu trúc, kích thước, hình dạng và chức năng khác nhau và chứa các bào quan khác nhau.

Chúc đồng chí học tốt nhe UnU

Bình luận (1)
Hải Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
3 tháng 1 2018 lúc 19:40

Nhận xét của tác giả về việc dùng cốm làm đồ sêu tết, là lễ vật mà nhà trai đưa đến nhà gái trong dịp lễ tết khi chưa cưới.

Cốm là một món quà tuyệt vời từ tạo hóa, thức dâng của đất trời, thứ quà đặc biệt của đất nước, một nét ẩm thực mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê Việt Nam. Việc dùng cốm làm đồ sêu tết trở thành một biểu tượng đặc trưng của xứ sở nông nghiệp lúa nước như Việt Nam. Thứ lễ ấy lại sánh cùng với quả hồng - biểu trưng cho sự gắn bó, hài hoà trong tình duyên đôi lứa.
Bình luận (2)
Nguyễn Mai Khánh Hân
3 tháng 1 2018 lúc 19:42

Nhận xét của tác giả về việc dùng cốm làm đồ sêu tết, là lễ vật mà nhà trai đưa đến nhà gái trong dịp lễ tết khi chưa cưới.

Cốm là một món quà tuyệt vời từ tạo hóa, thức dâng của đất trời, thứ quà đặc biệt của đất nước, một nét ẩm thực mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê Việt Nam. Việc dùng cốm làm đồ sêu tết trở thành một biểu tượng đặc trưng của xứ sở nông nghiệp lúa nước như Việt Nam. Thứ lễ ấy lại sánh cùng với quả hồng - biểu trưng cho sự gắn bó, hài hoà trong tình duyên đôi lứa.
Bình luận (0)
Nguyễn Mai Khánh Hân
3 tháng 1 2018 lúc 19:51

Sự hoà hợp tương xứng ấy được tác giả phân tích trên những phương diện màu sắc và hương vị:

Về màu sắc: tác giả đã so sánh màu ngọc thạch và màu ngọc lựu già, làm cho 2 sản vật trở nên quý giá. Về hương vị: cốm là một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị giác hài hòa, nâng đỡ nhau.
Bình luận (2)
Phan Kiến Minh
Xem chi tiết
Đặng ngọc quyên
Xem chi tiết
nguyễn thị minh châu
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Nhân
28 tháng 3 2023 lúc 14:38

tam giác ABN cân tại B nên đường cao cũng chính là đường trung tuyến nên AH =HN

Ta có : hai tam giác ABH và NBH có BH là cạnh chung ,NB=BA ,AH=HN nên hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh cạnh cạnh

Bình luận (0)
chuanchuan222
Xem chi tiết
Trường Phan
17 tháng 12 2021 lúc 18:42

Bạn tham khảo nha!!

a/ Tác giả

- Thạch Lam (1910 - 1942)

- Sinh tại Hà Nội, tên thật là Nguyễn Tường Lân

- Ông có sở trường về truyện ngắn và thành công trong tùy bút

- Văn của Thạch Lam nhẹ nhàng tinh tế, giàu chất thơ, nhân ái.

b/ Tác phẩm

- Xuất xứ: "Một thứ quà của lúa non: Cốm" in trong tập tùy bút “Hà Nội Băm sáu phố phường” (1943)

- Thể loại: Tùy bút

+ Khái niệm: Là thể văn, ghi chép về những hình ảnh và sự việc có thực mà nhà văn quan sát được từ đó bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống.

- Đặc điểm

+ Tuỳ bút thường thiên về biểu cảm, nên gần với thơ.

+ Bên cạnh đó nó còn có yếu tố nghị luận, suy tư, triết lí.

+ Mặc dù tùy bút không có cốt truyện nhưng đều có cảm hứng chủ đạo.

- Phương thức biểu đạt: Kết hợp nhiều phương thức miêu tả, biểu cảm, bình luận trên nền biểu cảm.

- Bố cục: chia làm 3 phần

+ Phần 1. Từ đầu đến.... “thuyền rồng”: Nguồn gốc của cốm.

+ Phần 2. Tiếp đến.... “nhũn nhặn”: Giá trị của cốm.

+ Phần 3. Phần còn lại: Sự thưởng thức cốm.

Phân tích đoạn trích “Một thứ quà của lúa non: Cốm”

Bài viết Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam – được rút từ tập Hà Nội băm sáu phố phường (1943), tập tùy bút viết về cảnh sắc và. phong vị của Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn thường ngày bình dị nhưng lại đậm đà hương vị, thể hiện bản sắc văn hoá lâu đời của đất kinh kỳ. Trong tác phẩm này, bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, Thạch Lam đã phát hiện được nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị và đặc sắc: Cốm.

Nhắc đến mùa thu Hà Nội là người ta nhớ ngay đến những cơn gió heo may se sắt đến nao lòng, đến những chùm hoa sấu li ti rụng kín bên đường và đến một thứ quà kì diệu của lúa non – Cốm. Chính vì vậy. mà thật tự nhiên, Thạch Lam đã đã gửi gió thu mang hương vị của Cốm đến với người đọc, đó là cái mùi thơm mát của bông lúa non quyện trong hương lá sen thanh khiết. Cả đoạn văn mở đầu như những câu thơ phảng phất hương thơm và hài hoà màu sắc. Tác giả đã dành cho Cốm một loạt những tính từ rất đẹp: thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm…Nét bút của Thạch Lam đi từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, từ cánh đồng xanh ngát đến tận một hạt lúa non: Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dán dân đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. Và hạt lúa non ấy đã lột xác trở thành hình hài của hạt cốm nhờ bàn tay khéo léo của người làm Cốm. Quá trình làm nên hạt Cốm dẻo thơm không được Thạch Lam miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như Nguyễn Tuân hay Băng Sơn trong những bài viết khác về cốn. Chỉ bằng vài nét phác hoạ nhưng vô cùng tinh tế, người đọc có thể hình dung ra một quá trình làm nên thứ quà đặc biệt ấy: từ khi còn là một giọt sữa trắng thơm trong cái vỏ xanh của bông lúa non đến lúc vừa độ nhất để người gặt mang về, rồi trải qua một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khắt khe giữ gìn để có được thứ cốm dẻo thơm. Cốm gắn liền với cái tên làng Vòng bởi không đâu làm được hạt cốm dẻo, thơm và ngon được bằng ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội xưa (nay thuộc quận Cầu Giấy) ấy.

Nếu ai đã từng một lần đi qua làng Vòng vào lúc trời thu, nghe tiếng chày thậm thịch giã cốm đêm ngày, nhìn những bàn tay thoăn thoắt giần, sàng, mới thấy hết được cái thú của nghề làm cốm. Vẻ đẹp của Cốm còn được tôn lên nhờ vẻ đẹp của những cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn gẽ, với dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng. Trong cái bảng lảng của sương thu buổi sớm, mỗi người dân Hà Nội xưa lại ngóng trông những bà, những cô hàng cốm xuống tàu, theo lối quen, toả hương thu vào mọi nẻo (Băng Sơn). Sở dĩ chiếc đòn gánh của người bán cốm có hình thù đặc biệt hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng là bởi đó là cả gốc tre già được đánh lên, chẻ đôi, dùng từ đời này qua đời khác. Cái dáng cong cong mềm mại của đòn gánh ấy được Băng Sơn từng ví như cái câu liêm, câu bầu trời xuống ủ cho mềm cốm.Giá trị của Cốm có lẽ không phải ở phương diện vật chất mà ở giá trị tinh thần, giá trị văn hoá của nó. Cốm là quà tặng của đồng quê, là đặc sản của dân tộc, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Cốm dùng để làm quà biếu Tết. Cốm góp phần làm nên nhân duyên tốt đẹp của con người: màu xanh tươi của Cốm như màu ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được bền lâu… Thạch Lam tiếc nuối cho những tục lệ đẹp ấy mất dần, tiếc nuối cho những con người không đủ tinh tế để thưởng thức cái vẻ cao quý, kín đáo và nhũn nhặn của Cốm. Nhưng may thay, mùa thu vẫn xanh cùng đất nước, cốm lại được sinh thành, hồi xuân, lại tái hồi cho lòng người nguôi ngoai thương nhớ (Băng Sơn).

Cốm sang trọng là thế, tao nhã là thế. Làm ra cốm là một nghệ thuật, nhưng thưởng thức cốm cũng cần có nghệ thuật. Ăn cốm cũng không thể ăn nhiều, cô hàng cốm cũng không gánh lặc lè như cô hàng gạo, hàng rau và cốm cũng không thể sản xuất nhiều như những sản phẩm khác làm từ gạo nếp. Cốm không phải thức quà của người vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ… bởi trong cảm nhận của người nghệ sĩ, ăn cốm là ăn hương, ăn hoa, ăn để mình cùng biến hình vào trời thu, hồn mình lãng du cùng non nước, ăn cốm là ăn mùa thu vào lòng, vào tâm khảm.

Là người sành Cốm, Thạch Lam đã thưởng thức Cốm bằng ấn tượng của nhiều giác quan (bằng khứu giác: mùi thơm phức của lúa non, bằng thị giác: màu xanh của Cốm, bằng xúc giác: tươi mát của lá non, bằng vị giác: chất ngọt của Cốm và cả bằng sự suy tưởng đến cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc…). Nếu Thạch Lam dành trọn tâm hồn để thưởng Cốm thì Băng Sơn, trong khi say Cốm lại mơ về người làm cốm: Dúm một dúm, đặt vào lòng bàn tay, ngửa cổ thả nó vào đầu lưỡi, nó sẽ tan, sẽ ngấm, sẽ thì thầm thứ vị ngọt của đất trời non nước, cả đầm sen ngan ngát, cả sóng lúa rì rào, cả màu mây lãng đãng…và mơ màng nhớ đến một suối tóc dài thơm hương bồ kết của ai đó ngồi giã cốm trong đêm trăng…

Mảnh mai, dịu dàng là thế nên Cốm không thể chấp nhận bất cứ một cử chỉ sỗ sàng, thô bạo nào của người thưởng thức. Trời sinh ra lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. Thạch Lam đã dành cho Cốm một sự nâng niu, trân trọng, ưu ái đặc biệt bởi với ông, Cốm không còn là một thức quà bình thường của cuộc sống mà Cốm đã kết tinh những tinh tú của thần, của đất, của trời và của những bàn tay khéo léo. Ông khuyên các bà mua hàng đừng bất công với tạo. hoá dù vô tình hay cố ý mà thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu và vuốt ve, phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng, nhẫn nại của thần Lúa.

Một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam tựa như một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi, giàu hình ảnh, màu sắc và cảm xúc. Trong đó, tác giả đã khắc họa một cách toàn diện vẻ đẹp của một sản vật quý cần được giữ gìn của dân tộc. Bình dị mà thanh cao, Cốm là hạt lúa nếp.. nhưng đã thành tiếp khác. Nó là tinh hoa, là tài tình, cũng chẳng giống bánh chưng, bánh dây…nó là sáng tạo đa ngàn đời, từ nguyên thuỷ đến trường tồn dân tộc (Băng Sơn).

Chúc bạn học tốt!!

Bình luận (0)
Huỳnh Lê Bảo Ngân
Xem chi tiết
Khánh Quỳnh
3 tháng 12 2021 lúc 18:46

Ko cop mạng thì tự làm 

Hoặc Tham Khảo:

 

Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910 trong một gia đình công chức khá giả. Ông là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn vào những năm ba mươi của thế kỉ XX. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bị bệnh nặng và mất sớm vào năm 1942, khi mới ngoài ba mươi tuổi. Thông qua đề tài về những số phận bất hạnh trong xã hội đương thời, nhà văn bộc lộ lòng nhân ái sâu xa trước cảnh sống cơ cực của người nghèo. Truyện ngắn và tùy bút của Thạch Lam mang phong cách nhẹ nhàng, trong sáng và tinh tế. Ông đã có những đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

 

Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, trích trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, xuất bản năm 1943, viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kỳ.

Nhà văn đã đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội: “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”… Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy.

Đọc kĩ bài văn ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của nó. Bao trùm toàn bài là giọng điệu trữ tình, vốn là thế mạnh của Thạch Lam. Cảm xúc dạt dào dường như tuôn chảy trong từng chữ, từng câu, khiến cho bài tuỳ bút giống như một bài thơ lãng mạn bay bổng.

 

Mở đầu, tác giả không vội trưng ra vẻ đẹp, vẻ thanh của cốm mà từ từ dẫn dắt người đọc đến với thứ quà đặc biệt này bắt đầu từ nguồn gốc của nó:

“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của Trời”.

Ngòi bút tài hoa của Thạch Lam đã biến một câu giải thích hết sức giản đơn là cốm được dệt nên bởi những hình ảnh và từ ngữ đẹp đẽ, trau chuốt có sức hấp dẫn lạ lùng! Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí và tâm trạng của nhà văn để cùng cảm nhận tất cả những gì có liên quan đến cốm: cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ,… nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. “Lá sen được dùng để gói cốm. Hương thơm của lá quyện vào cốm, tạo cho cốm một mùi thơm đặc biệt, khó quên. Đó là mùi thơm mát của lúa non cùng hương vị ngàn hoa cỏ trên những cánh đồng xanh bát ngát”.

 

Cách mở bài như thế rất tự nhiên, sinh động và cuốn hút. Dường như tác giả đã vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết của cốm.

Thạch Lam không đi sâu giới thiệu cách thức làm ra cốm mà chỉ viết vắn tắt: “Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khắt khe giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy”…

Ở ngoại thành Hà Nội, có tới mấy làng nghề làm cốm nhưng cốm làng Vòng vẫn nổi tiếng là dẻo và thơm nhất. Thời xưa, cốm Vòng được dùng để tiến vua. Hằng năm, cứ đến độ thu sang là người Hà Nội lại nhớ đến cốm Vòng, lại ngóng trông những “cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng” và dáng đi nhịp nhàng, uyển chuyển.

Có lẽ tất cả sự trân trọng và tình cảm mến yêu của tác giả đối với món cốm được thể hiện tập trung nhất ở lời nhận xét trân trọng sau đây: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”… cốm vốn được làm từ hạt lúa non của giống nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Một ngày đầu tháng tám, đi dạo ở những vùng trồng lúa, ta sẽ thấy ngạt ngào mùi lúa chín xen lẫn mùi cỏ, mùi đất của quê hương, làm cho lòng nhẹ nhõm và phơi phới.

Cốm gắn liền với phong tục tập quán của dân tộc ta – một dân tộc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Cũng như bánh chưng, bánh giầy, cốm là sản phẩm được làm ra từ hạt lúa. Vượt lên giá trị vật chất, cốm đã trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị tinh thần của đời sống văn hóa dân tộc Việt. Ta có thể thấy rõ sự ngạc nhiên thích thú của Thạch Lam khi ông viết:

 

“Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà biếu Tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị năng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”…

Nhà văn đã nhận ra ý nghĩa sâu xa trong việc dùng hồng và cốm làm quà sêu Tết. Nhà trai đem lễ vật đến nhà gái, còn gì quý hơn là hồng với cốm?! “Cốm là thức dâng của đất trời”, có hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà, là sự kết tinh của nhiều giá trị (thiên nhiên và công sức con người). Cốm màu xanh ngọc, hồng màu đỏ thắm. Hai màu tương phản đi với nhau thật ăn ý, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, cho trai gái xứng đôi vừa lứa và cũng là hy vọng vào mối nhân duyên tốt đẹp, vững bền.

CốmSự chuyển mạch của cảm xúc trong bài văn rất tự nhiên. Tác giả luận bàn từ nguồn gốc, giá trị của cốm rồi đến cách thưởng thức cốm. Bối cốm là món quà thanh nhã nên có “không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh Lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ở trong lá sen”… Cũng bởi cốm là món quà trang nhã của Thần Nông đem đến cho ta từ những cánh đồng bát ngát nên nó không chấp nhận được những gì phàm tục. Ăn cốm ta phải ăn từng chút một, vừa nhai nhỏ nhẹ vừa ngẫm nghĩ đến vị thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa làm đòng, vị ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch. Ta sẽ thấy ăn một miếng cốm là nuốt cả hương thơm của đồng quê vào lòng.

 

Quả là không thừa khi tác giả đưa ra lời khuyên những người mua cốm: “Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu, mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm”.

Để viết được những câu văn đẹp và hay như vậy, chắc chắn Thạch Lam đã rung cảm thực sự. Bài văn chính là tiếng nói của lòng yêu mến chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm hồn quê hương, đất nước.

Bài văn trên đây xứng đáng được xem như một bài thơ trữ tình xuất sắc. Từ một món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốm với phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.

Bình luận (5)
7A11_38_ LÊ MÌNH TẤN
16 tháng 12 2021 lúc 20:39

Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910 trong một gia đình công chức khá giả. Ông là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn vào những năm ba mươi của thế kỉ XX. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bị bệnh nặng và mất sớm vào năm 1942, khi mới ngoài ba mươi tuổi. Thông qua đề tài về những số phận bất hạnh trong xã hội đương thời, nhà văn bộc lộ lòng nhân ái sâu xa trước cảnh sống cơ cực của người nghèo. Truyện ngắn và tùy bút của Thạch Lam mang phong cách nhẹ nhàng, trong sáng và tinh tế. Ông đã có những đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

 

Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, trích trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, xuất bản năm 1943, viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kỳ.

Nhà văn đã đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội: “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”… Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy.

Đọc kĩ bài văn ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của nó. Bao trùm toàn bài là giọng điệu trữ tình, vốn là thế mạnh của Thạch Lam. Cảm xúc dạt dào dường như tuôn chảy trong từng chữ, từng câu, khiến cho bài tuỳ bút giống như một bài thơ lãng mạn bay bổng.

 

Mở đầu, tác giả không vội trưng ra vẻ đẹp, vẻ thanh của cốm mà từ từ dẫn dắt người đọc đến với thứ quà đặc biệt này bắt đầu từ nguồn gốc của nó:

“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của Trời”.

Ngòi bút tài hoa của Thạch Lam đã biến một câu giải thích hết sức giản đơn là cốm được dệt nên bởi những hình ảnh và từ ngữ đẹp đẽ, trau chuốt có sức hấp dẫn lạ lùng! Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí và tâm trạng của nhà văn để cùng cảm nhận tất cả những gì có liên quan đến cốm: cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ,… nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. “Lá sen được dùng để gói cốm. Hương thơm của lá quyện vào cốm, tạo cho cốm một mùi thơm đặc biệt, khó quên. Đó là mùi thơm mát của lúa non cùng hương vị ngàn hoa cỏ trên những cánh đồng xanh bát ngát”.

 

Cách mở bài như thế rất tự nhiên, sinh động và cuốn hút. Dường như tác giả đã vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết của cốm.

Thạch Lam không đi sâu giới thiệu cách thức làm ra cốm mà chỉ viết vắn tắt: “Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khắt khe giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy”…

Ở ngoại thành Hà Nội, có tới mấy làng nghề làm cốm nhưng cốm làng Vòng vẫn nổi tiếng là dẻo và thơm nhất. Thời xưa, cốm Vòng được dùng để tiến vua. Hằng năm, cứ đến độ thu sang là người Hà Nội lại nhớ đến cốm Vòng, lại ngóng trông những “cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng” và dáng đi nhịp nhàng, uyển chuyển.

Có lẽ tất cả sự trân trọng và tình cảm mến yêu của tác giả đối với món cốm được thể hiện tập trung nhất ở lời nhận xét trân trọng sau đây: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”… cốm vốn được làm từ hạt lúa non của giống nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Một ngày đầu tháng tám, đi dạo ở những vùng trồng lúa, ta sẽ thấy ngạt ngào mùi lúa chín xen lẫn mùi cỏ, mùi đất của quê hương, làm cho lòng nhẹ nhõm và phơi phới.

Cốm gắn liền với phong tục tập quán của dân tộc ta – một dân tộc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Cũng như bánh chưng, bánh giầy, cốm là sản phẩm được làm ra từ hạt lúa. Vượt lên giá trị vật chất, cốm đã trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị tinh thần của đời sống văn hóa dân tộc Việt. Ta có thể thấy rõ sự ngạc nhiên thích thú của Thạch Lam khi ông viết:

 

“Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà biếu Tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị năng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”…

Nhà văn đã nhận ra ý nghĩa sâu xa trong việc dùng hồng và cốm làm quà sêu Tết. Nhà trai đem lễ vật đến nhà gái, còn gì quý hơn là hồng với cốm?! “Cốm là thức dâng của đất trời”, có hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà, là sự kết tinh của nhiều giá trị (thiên nhiên và công sức con người). Cốm màu xanh ngọc, hồng màu đỏ thắm. Hai màu tương phản đi với nhau thật ăn ý, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, cho trai gái xứng đôi vừa lứa và cũng là hy vọng vào mối nhân duyên tốt đẹp, vững bền.

 

CốmSự chuyển mạch của cảm xúc trong bài văn rất tự nhiên. Tác giả luận bàn từ nguồn gốc, giá trị của cốm rồi đến cách thưởng thức cốm. Bối cốm là món quà thanh nhã nên có “không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh Lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ở trong lá sen”… Cũng bởi cốm là món quà trang nhã của Thần Nông đem đến cho ta từ những cánh đồng bát ngát nên nó không chấp nhận được những gì phàm tục. Ăn cốm ta phải ăn từng chút một, vừa nhai nhỏ nhẹ vừa ngẫm nghĩ đến vị thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa làm đòng, vị ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch. Ta sẽ thấy ăn một miếng cốm là nuốt cả hương thơm của đồng quê vào lòng.

 

 

Quả là không thừa khi tác giả đưa ra lời khuyên những người mua cốm: “Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu, mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm”.

Để viết được những câu văn đẹp và hay như vậy, chắc chắn Thạch Lam đã rung cảm thực sự. Bài văn chính là tiếng nói của lòng yêu mến chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm hồn quê hương, đất nước.

Bài văn trên đây xứng đáng được xem như một bài thơ trữ tình xuất sắc. Từ một món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốm với phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.

Bình luận (0)
Thảo Lê Duy
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
19 tháng 11 2021 lúc 16:19

Mình nghĩ là bị vón cục lại chứ bạn?

Bình luận (1)
Thư Phan
19 tháng 11 2021 lúc 16:19

Tham khảo: Vì vôi sống là hỗn hợp trong đó phần lớn là CaO (canxi oxit) để lâu ngoài không khí tác dụng với hơi nước có trong không khí tạo thành Ca(OH)2 nên bị vón cục.

Bình luận (1)