Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực nào của ASEAN?
A. Kinh tế, văn hóa, thể thao.
B. Trật tự - an toàn xã hội.
C. Khoa học - công nghệ.
D. Đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực.
Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực nào của ASEAN?
A. Kinh tế, văn hóa, thể thao.
B. Trật tự - an toàn xã hội.
C. Khoa học – công nghệ.
D. Đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực.
Đáp án D
Việt Nam gia nhập ASEAN và tham gia đầy đủ đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học, công nghệ, trật tự- an toàn xã hội...
Quan sát hình 20.7:
a) Cho biết người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ vi sinh vật có thể làm việc trong các cơ quan, đơn vị nào?
b) Công nghệ vi sinh vật hiện nay đang cung cấp những sản phẩm gì cho phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam?
c) Các sản phẩm của công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?
a) Người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ vi sinh vật có thể làm việc trong các cơ quan, đơn vị: Quản lý nhà nước về các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ, tài nguyên và môi trường,...; viện nghiên cứu; các nhà máy
b) Công nghệ vi sinh vật hiện nay đang cung cấp:
- Các sản phẩm chế biến thực phẩm như các sản phẩm lên men, đồ uống có cồn,....
- Nguyên liệu cho chăn nuôi: các phụ gia cho thức ăn chăn nuôi, men vi sinh và các loại thuốc trong chăn nuôi.
- Nguyên liệu cho trồng trọt: phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học.
- Các loại thuốc, vaccine, men vi sinh cho con người.
- Các chế phẩm vi sinh xử lý nước thải, khí thải, phụ phẩm nông nghiệp.
- Các loại hóa chất, chế phẩm vi sinh cho các ngành công nghiệp.
c) Các sản phẩm của công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong các lĩnh vực: chế biến thực phẩm, chăn nuôi, trồng trọt, y – dược học, môi trường, hóa chất và một số ngành công nghiệp.
mn giúp mik câu cuối
Pháp luật nước Việt Nam thể hiện quyền .................... của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục)
1 Quản lý
2 Dân Chủ
3 Tự chủ
4 Làm chủ
Ý nào là thách thức của Việt Nam khi tham gia trong ASEAN? A. Giao lưu kinh tế-xã hội với các nước. B. Chuyển giao công nghệ. C. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. D. Nguồn lao động dồi dào.
Nêu những thành tựu đáng tự hào của người Việt Nam trong các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, âm nhạc, thể thao?
Những thành tựu đáng tự hào của người Việt Nam trong các lĩnh vực:
- Khoa học: làm chủ các kỹ thuật tiên tiến trong y tế như ghép tạng, sản xuất vắc-xin cho người và động vật, nghiên cứu và sản xuất thành công bộ KIT phát hiện SARS-CoV-2,...
- Công nghệ: làm chủ công nghệ thiết kế, thi công các nhà máy thủy điện lớn, công trình ngầm, cầu dây văng, đường cao tốc đạt chuẩn quốc tế; chế tạo thành công thiết bị cơ khí thủy công và nâng hạ siêu trường, siêu trọng,...
- Âm nhạc: tổ chức thành công Festival quốc tế Âm nhạc mới Á - Âu vào các năm 2014, 2016 và 2018 với quy mô lớn (hơn 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ của hơn 40 quốc gia tham dự tại mỗi kì),...
- Thể thao: đội tuyển bóng đá quốc Việt Nam hai lần vô địch cúp AFF (2008 - 2018), Á quân King's Cup 2019, huy chương bạc Sea Games (1995 - 1999),...
Hoạt động nào không phải là hoạt động chính trị - xã hội
· A. Học tập văn hoá
· B. Tham gia sản xuất ra của cải vật chất
· C. Tham gia xây dựng các công trình
· D. Hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ
Công dân có quyền được tham gia vào hoạt động thể dục thể thao là một nội dung của dân chủ trong lĩnh vực nào?
A. Văn hóa B. Kinh tế c. Xã hội d. Chính trị
Những nội dung cơ bản của dân chủ:
- Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế:
+ Thực hiện quyền làm chủ của công dân đối với tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó làm chủ quá trình quản lí sản xuất và phân phối sản phẩm.
+ Biểu hiện của quyền làm chủ về kinh tế ở nước ta hiện nay là chính sách kinh tế nhiều thành phần. Mọi công dân cũng như các thành phần kinh tế đều bình đảng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, làm chủ trực tiếp quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm của mình và làm nghĩa vụ đối với đất nước.
+ Quyền dân chủ của công dân có nghĩa là công dân vừa được hưởng quyền và vừa phải làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, cùng với quyền tự do kinh doanh, công dân còn có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật,…
- Dân chủ trong lĩnh vực chính trị nghĩa là trong lĩnh vực chính trị, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội.
+ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương.
+ Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân
+ Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí
+ Ngoài ra dân chủ trong chính trị còn được thể hiện ở quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo,.. của công dân
- Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa là thực hiện quyền làm chủ của công dân trong lĩnh vực văn hóa.
+ Quyền được thma gia vào đời sống văn hóa
+ Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của chính mình
+ Quyền được sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật
+ Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa còn thể hiện ở việc giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu, loại bỏ mọi sự áp bức về tinh thần và đưa văn hóa đến cho mọi người.
- Dân chủ trong lĩnh vực xã hội thể hiện trước hết ở việc đảm bảo những quyền lợi sau:
+ Quyền lao động
+ Quyền bình đẳng nam nữ
+ Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội
+ Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe
+ Quyền được bảo đảm vệ mặt vật chất và tinh thần khi không có khả năng lao động
+ Quyền bình đảng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội
+ Bên cạnh đó, công dân còn có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào xã hội ở địa phương, trường học
Thời gian qua, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc - một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam ở bất kỳ giai đoạn nào, đã được phát huy ở mọi cấp, mọi ngành. Dân chủ ngày càng được mở rộng. Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Quốc hội đã có nhiều đổi mới quan trọng, tập trung vào thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và quyền giám sát tối cao. Điều này được thể hiện rất rõ ở cách thức Quốc hội lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong xây dựng và ban hành pháp luật. Thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp, nhân dân được tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Cơ cấu và hoạt động của bộ máy hành pháp, tư pháp được phân định ngày càng rõ ràng, cụ thể hơn và có nhiều chuyển biến tích cực. Với Quy chế dân chủ ở cơ sở, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng có hiệu quả thông qua các cuộc vận động xã hội đầy ý nghĩa, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được thì việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và yếu kém: "Tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân còn một số khâu chậm đổi mới. Quốc hội còn lúng túng trong việc thực hiện chức năng giám sát. Bộ máy quản lý nhà nước các cấp, nhất là ở cơ sở còn yếu kém. Tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm ở một bộ phận công chức, nhất là ở các cơ quan trực tiếp giải quyết công việc của dân và doanh nghiệp, chậm được khắc phục. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương, nhất là tổ chức hội đồng nhân dân, còn những điểm bất hợp lý. Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở nhiều nơi còn mang tính hành chính, hình thức. Dân chủ trong xã hội còn bị vi phạm. Kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi không nghiêm"1. Hơn nữa, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với nhân dân còn hạn chế.Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng các biểu hiện tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội :
a) Tích cực tham gia dọn vệ sinh nơi công cộng | |
b) Tham gia hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của trường. | |
c) Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai. | |
d) Tham gia các câu lạc bộ học tập. | |
đ) Là thành viên Hội Chữ thập đỏ. | |
e) Nhận chăm sóc cây hoa nơi công cộng. | |
g) Tự giác tham gia các hoạt động của lớp. | |
h) Trời mưa không đến sinh hoạt Đội. | |
i) Tham gia phụ trách Sao Nhi đồng. | |
k) ớ nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp. | |
l) Đi thăm thầy, cô giáo cũ với các bạn cùng lớp. |
Đánh dấu X vào ô trống tương ứng với các câu: a, b, c, d, đ, e, g, i, l
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức khu vực này có mục tiêu, cơ chế hoạt động và sự hợp tác như thế nào? Việt Nam có vai trò như thế nào trong tổ chức này?
Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:
+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.
+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.
+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...
+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.
- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...
- Hoạt động hợp tác:
+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...
+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.