Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
Thời Sênh
19 tháng 2 2019 lúc 21:51

Yếu tố biểu cảm trong đoạn trích “Thuế máu”:
- Trong đoạn trích “Thuế máu”, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng nhiều từ ngữ, nhiều hình ảnh có sức biểu cảm cao. Các từ như tên da đen bẩn thỉu, An-nam- mit bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do... đều là cách xưng gọi của bọn thực dân trước và sau chiến tranh. Trước thì miệt thị, khinh bỉ; sau thì đề cao một cách bịp bợm. Tác giả nêu ra các từ ấy nhằm mục đích vạch trần bản chất dối trá của bọn thực dân, tạo nên hiệu quả mỉa mai. Nhờ vậy văn bản đã đạt hiệu quả tốcáo và lên án của mình.
- Tác giả còn dùng nhiều hình ảnh mỉa mai giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân. Một sốcâu trong đoạn trích được tác giả sử dụng hết sức hiệu quả: đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơithây trên các chiến trường châu Âu. ...nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, - chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế... Những ngôn từ mĩ miều trên không che đậy được một bản chất tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân. Lời mỉa mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ đối với giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 1 2017 lúc 16:07

a, Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong bài văn:

   Từ ngữ: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh tới giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

   Những câu cảm thán:

    + Hỡi đồng bào toàn quốc!

    + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

    + Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ.

    - Cả Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều giống nhau ở việc đều sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn giàu tình cảm.

   b, Cả hai văn bản này đều là văn bản nghị luận vì hai văn bản này không nhằm bộc lộ cảm xúc mà hướng tới tác động tới lý trí của người đọc, buộc người đọc phải hiểu và phân tích được để bàn về lẽ phải, trái, đúng sai của một quan điểm, một ý kiến.

   c, Những câu văn ở đoạn 2 hay hơn đoạn 1 vì giàu sức biểu cảm khi kết hợp những từ ngữ bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết.

   Yếu tố biểu cảm khi đưa vào văn nghị luận sẽ có hiệu quả thuyết phục hơn, tác động mạnh mẽ tới người đọc (người nghe).

Bình luận (0)
Musion Vera
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
9 tháng 3 2019 lúc 12:47

Yếu tố biểu cảm trong đoạn trích “Thuế máu”:
- Trong đoạn trích “Thuế máu”, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng nhiều từ ngữ, nhiều hình ảnh có sức biểu cảm cao. Các từ như tên da đen bẩn thỉu, An-nam- mit bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do... đều là cách xưng gọi của bọn thực dân trước và sau chiến tranh. Trước thì miệt thị, khinh bỉ; sau thì đề cao một cách bịp bợm. Tác giả nêu ra các từ ấy nhằm mục đích vạch trần bản chất dối trá của bọn thực dân, tạo nên hiệu quả mỉa mai. Nhờ vậy văn bản đã đạt hiệu quả tốcáo và lên án của mình.
- Tác giả còn dùng nhiều hình ảnh mỉa mai giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân. Một sốcâu trong đoạn trích được tác giả sử dụng hết sức hiệu quả: đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơithây trên các chiến trường châu Âu. ...nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, - chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế... Những ngôn từ mĩ miều trên không che đậy được một bản chất tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân. Lời mỉa mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ đối với giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
23 tháng 11 2023 lúc 20:34

- Yếu tố miêu tả:

+ chúng ta là các nút trong một mạnh lưới những sự trao đổi

+ chúng ta không phải người quan sát đứng ngoài cuộc. Chúng ta nằm trong đó. Cái nhìn của chúng ta về nó là nhìn từ trong lòng nó.

=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung chính xác về vẻ đẹp kì diệu của thế giới mà ta đang sống.

- Yếu tố biểu cảm:

+ Tôi không thể, dù chỉ tưởng tượng, làm sao có thể trả lời một câu hỏi như thế trong một vài trang giấy. 

+ Ai mà biết rằng còn tồn tại bao nhiêu những điều phức tạp phi thường gì khác, dưới các dạng thức mà có lẽ chúng ta không thể hình dung nổi, trong những khoảng không vô tận của vũ trụ...Hẳn nhiều đến nỗi sẽ là ngây ngô khi cho rằng ở một góc ngoại vi của một thiên hà bình thường nào đó lại có cái gì đó là đặc biệt và duy nhất.

+ Thật là quyến rũ đến mê hồn.

=> Tác dụng: Giúp bộc lộ tình yêu, sự ngưỡng mộ của tác giả với sự kì diệu của thực tại

- Các biện pháp tu từ:

+ So sánh: “Chúng ta là các nút trong một mạng lưới những sự trao đổi. Chúng ta được làm ra từ cùng những nguyên tử, cùng những tín hiệu ánh sáng giống như nguyên tử hay ánh sáng qua lại giữa những cây thông trên núi hay những ngôi sao trong thiên hà.”

+ Điệp cấu trúc: “chúng ta từng tin rằng mình ở trên một hành tinh nằm tại trung tâm vũ trụ, rồi hóa ra không phải vậy. Chúng ta từng tin rằng mình là thứ tồn tại duy nhất, một chủng loại tách biệt hẳn với họ các động vật và thực vật, rồi phát hiện ra rằng mình là hậu duệ có cùng các tổ tiên với mọi sinh thầy quanh ta. Chúng ta có cùng tổ tiên xa xôi với con bướm và cây thông.....”

+ Liệt kê: “một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời; một tia sáng chưa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta; một cái đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày; gió mang thông tin về một trận bão đang ập đến, virus cảm lạnh có thông tin về tính dễ tổn thương của cái mũi tôi;....”

=> Tác dụng: giúp những luận cứ của tác giả trở nên sống động, cụ thể, cung cấp đầy đủ các thông tin, người đọc dễ hình dung, liên hệ, từ đó làm tăng tính thuyết phục cho văn bản. 

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
27 tháng 6 2023 lúc 10:59

- Giọng điệu:

+ Khi cần thể hiện lòng trung với chủ, với nước: giọng điệu tha thiết.

+ Khi nói lí lẽ với các tướng sĩ: phân tích rõ ràng, giọng điệu mang tính khuyên bảo và răn đe.

+ Khi kể về tội ác của kẻ thù: giọng căm phẫn, khinh bỉ, coi thường.

- Hình ảnh so sánh: So sánh việc để quân giặc ngang nhiên ở Đại Việt không khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói.

- Ẩn dụ: coi quân giặc là cú diều, dê chó nhằm thể hiện sự khinh thường.

- Tương phản:

+ Hình ảnh các trung thần xả thân vì chủ, vì nước và hình ảnh tướng sĩ Đại Việt ngang nhiên nhìn quân giặc hống hách mà vẫn lo ăn chơi hưởng lạc.

+ Tương phản giữa kết quả của việc không biết nhục mà đánh giặc và kết quả của việc biết rửa nhục cho nước, để đánh giặc. 

tham khảo!

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 2:53

Yếu tố

biểu cảm

Dẫn chứng

Giọng điệu:

- Khi cần thể hiện lòng trung với chủ, với nước: giọng điệu tha thiết.

- Khi nói lí lẽ với các tướng sĩ: phân tích rõ ràng, giọng điệu mang tính khuyên bảo và răn đe.

- Khi kể về tội ác của kẻ thù: giọng căm phẫn, khinh bỉ, coi thường

So sánh

- So sánh việc để quân giặc ngang nhiên ở Đại Việt không khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói.

Ẩn dụ

- Coi quân giặc là cú diều, dê chó nhằm thể hiện sự khinh thường.

Bình luận (0)
Đào Mai
Xem chi tiết
Trần Quang Huy
24 tháng 10 2021 lúc 9:42

sao bạn hỏi dài thế, mỗi lúc một câu thui

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 21:59

PTBĐ

Chi tiết

Tác dụng

Miêu tả

Nóc nhà, cột cổng, bình phong đều được trang trí với những sắc màu tươi tắn, nhiều khi sặc sỡ nhưng hài hoà

Thể hiện một cách cụ thể, sinh động vẻ đẹp độc đáo, tinh tế của nghệ thuật Việt

Biểu cảm

Đồ nữ trang được chế tác với một sự tinh tế và đa dạng vô song

Chứng cứ đáng tin cậy về đỉnh cao mà kĩ thuật của các nghệ sĩ Việt Nam đã đạt đến

Thể hiện thái độ tự hào, ngưỡng mộ của người viết trước vẻ đẹp và truyền thống lâu đời của văn hoá Việt

Nghị luận

Nghệ thuật đúc đồng phát triển ở một số vùng của Việt Nam ngay từ những thế kỉ đầu Công lịch. 

Môn nghệ thuật mà người Việt Nam thành công nhất là điêu khắc gỗ

Đưa ra những lập luận, chứng cứ khách quan, giàu thuyết phục về sự tồn tại lâu đời của văn hoá Việt

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
9 tháng 3 2023 lúc 9:08

- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm là:

+ Miêu tả sự trao đổi thông tin trong tự nhiên, thông tin từ giọt mưa, tia sáng, đồng hồ, gió,… và hình ảnh “nhà” trong mối quan hệ giữa tự nhiên và con người. Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung rõ hơn về các bằng chứng được nêu trong đoạn văn, đoạn văn thêm phần sinh động hơn.

+ Tác giả bày tỏ cảm xúc, quan niệm về con người và tự nhiên, đặt ra những câu hỏi mở đầu vấn đề cũng như suy nghĩ của bản thân về vấn đề này. Yếu tố biểu cảm được sử dụng khi nêu những luận điểm chính, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của tác giả góp phần làm rõ hơn luận điểm, người đọc cũng tiếp cận vấn đề dễ hơn.

- Biện pháp tu từ được sử dụng là biện pháp điệp từ “chúng ta”. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ xuyên suốt văn bản để nhấn mạnh đối tượng của vấn đề là chúng ta – con người, làm rõ hơn về các mối quan hệ giữa con người với thực tại, con người với thế giới và con người với tự nhiên.

Bình luận (0)