: Gọi tên các oxit và viết công thức các bazơ tương ứng với các oxit sau
1. Na2O
|
2. Cu2O
|
3. BaO
|
4. CrO
|
5. K2O
|
6. Li2O
|
7. MgO
|
8. Cr2O3
|
9. MnO
|
10. Al2O3
|
11. CuO
|
12. FeO
|
13. Fe2O3
|
14. CaO
|
15. BeO
|
16. ZnO
|
17. PbO
|
18. SnO2
|
Bài tập 2: Gọi tên các oxit (2 cách có thể) và viết công thức các axit tương ứng với các oxit sau
1. N2O5
|
2. SO2
|
3. P2O5
|
4. SO3
|
5. CO2
|
6. SiO2
|
Bài tập 3: Viết công thức hóa học các oxit tương ứng với tên gọi
1. Chì (IV) oxit
|
2. Thiếc (II) oxit
|
3. Crom (VI) oxit
|
4. Săt từ oxit
|
5. Điphotpho trioxi
|
6. Đi nitơ trioxit
|
7. cacbon oxit
|
8. Managan (VII) oxit
|
9. Crom (V) oxit
|
Viết phương trình phản ứng xảy ra khi
a. Dẫn từ từ khí SO2 vào dung dịch KOH cho đến dư
b. Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 cho đến dư
c. Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 cho đến dư
d. Dẫn từ từ khí SO2 vào dung dịch Ca(OH)2 cho đến dư
e. Dẫn từ từ khí N2O5 vào dung dịch Ca(OH)2 cho đến dư
f. Dẫn từ từ P2O5 vào dung dịch Ca(OH)2 cho đến dư
g. Dẫn từ từ P2O5 vào dung dịch NaOH cho đến dư
h. Dẫn từ từ P2O5 vào dung dịch Ba(OH)2 cho đến dư
j. Dẫn từ từ P2O5 vào nước
Bài tập 2: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi
a. Sắt (III) oxit tác dụng với dung dịch H2SO4, HCl, HNO3, H3PO4
b. Magie oxit tác dụng với dung dịch H2SO4, HCl, HNO3, H3PO4
c. Natri oxit tác dụng với dung dịch H2SO4, HCl, HNO3, H3PO4
d. Crom (II) oxit tác dụng với dung dịch H2SO4loãng, HCl, H3PO4
f. Sắt từ oxit tác dụng với dung dịch H2SO4loãng, HCl, H3PO4
g.Nhôm oxit tác dụng với dung dịch H2SO4, HCl, HNO3, H3PO4
h. Kẽm oxit tác dụng với dung dịch H2SO4, HCl, HNO3, H3PO4
j. Đồng (II) oxit tác dụng với dung dịch H2SO4, HCl, HNO3, H3PO4
Bài tập 3: Cho V lít khí SO3 sục từ từ vào nước sau phản ứng thu được dung dịch axit A. Cho m gam nhôm tác dụng vừa đủ với dung dịch axit A, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được 6,72 lít khí hidro.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra
b. Xác định khối lượng nhôm tham gia phản ứng
c. Xác định khối lượng muối nhôm sunfat thu được sau phản ứng
d. Xác định thể tích khí SO3 đã tác dụng với nước (biết các khí đo ở đktc)
Bài tập 4: Sục từ từ 8,96 lít khí SO2 vào 200 g dung dịch có chứa 36 gam NaOH.
a. Viết phương trình phản ứng
b. Xác định số gam mỗi muối tạo thành sau phản ứng (biết các khí đo ở đktc)
Bài tập 5: Dẫn từ từ 11,2 lít khí CO2 vào 300 gam dung dịch trong đó có chứa 8 gam NaOH và 22.2 gam Ca(OH)2
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b. Xác định số gam mỗi muối thu được sau khi cô cạn dung dịch sau phản ứng (biết các khí đo ở đktc)
Bài tập 6: cho 56.8 gam điphotpho pentaoxit tác dụng với 300 gam dung dịch trong đó có chứa 32 gam NaOH. Sau phản ứng muối nào được tạo thành và khối lượng bao nhiêu gam?
Bài tập 7: Hoàn tan hoàn toàn 81.2 gam hỗn hợp X gồm (K2O và Na2O) vào nước, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Y cho đến dư, thì thấy tốn hết 22,4 lít (biết các khí đo ở đktc)
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra
b. Xác định khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp đầu
c. Xác định khối lượng mỗi muối thu được sau phản ứng
Bài tập 8: Hòa tan hoàn toàn m gam sắt từ oxit bằng dung dịch H2SO4, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thấy tốn hết 58.8 gam axit sunfuric (H2SO4).
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra
b. Xác định khối lượng Oxit sắt từ đã tham gia phản ứng
c. Nếu dùng axit clohidric (HCl) để hòa tan lượng oxit sắt trên thì tốn hết bao nhiêu gam
Bài tập 9: Tính thể tích khí Clo thu được ở đktc khi cho 8,7 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl dư biết phản ứng xảy ra như sau MnO2 + HCl ---> MnCl2 + Cl2 + H2O